PTI - PHH: Đục nước béo cò?

08/07/2015 13:55
08-07-2015 13:55:00+07:00

PTI - PHH: Đục nước béo cò?

Đã quá thời gian gia hạn hoãn hủy niêm yết (30/06), tuy nhiên CTCP Hồng Hà Việt Nam (HNX: PHH) vẫn đang im lặng một cách kỳ lạ. BCTC kiểm toán mới mà PHH dự kiến sẽ hoàn thành trước 30/06 đến nay vẫn chưa thấy đâu.

* PHH: Lửng lơ án hủy niêm yết

* Nhà đất dầu khí: Tan tác cả 'họ' một thời đa ngành

Ngày 01/06/2015, Sở GDCK Hà Nội (HNX) đã có văn bản đề nghị PHH giải trình nguyên nhân và đưa phương án khắc phục tình trạng hủy niêm yết bắt buộc do kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến về BCTC công ty mẹ và hợp nhất năm 2014. Kiểm toán viên cho rằng không thể xác nhận được số dư công nợ phải thu và số dư khoản đầu tư của PHH đối với CTCP Kinh doanh Tổng hợp Việt Lào và Công ty ChacKKa Phanh MiNing. Đồng thời, PHH cũng không thể cung cấp được BCTC của 2 công ty nói trên tại thời điểm kết thúc năm tài chính 2014.

Sau đó một tuần (07/06), PHH đã có công văn giải trình, lý do được đưa ra là do ông Nguyễn Tất Lạc (người đại diện theo pháp luật đối với 2 công ty trên) đã không hợp tác trong việc xác nhận số dư theo yêu cầu của tổ chức kiểm toán và cung cấp BCTC.

Theo điểm h, Khoản 1, Điều 60, Nghị định 58/2012, chứng khoán bị hủy bỏ niêm yết khi xảy ra trường hợp: “Tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiểm toán hoặc có ý kiến không chấp nhận hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo năm tài chính gần nhất của tổ chức niêm yết”.

Về phương án khắc phục, PHH cho biết, ông Nguyễn Tất Lạc đã đồng ý xác nhận số dư công nợ phải thu và số dư khoản đầu tư trước ngày 20/06, đồng thời BCTC kiểm toán thay thế sẽ được hoàn thành trước ngày 30/06.Công ty cũng xin Sở GDCK xem xét gia hạn thời gian hủy niêm yết đến ngày 30/06/2015.

Tuy nhiên, đến nay đã quá thời gian xin gia hạn nhưng vẫn chưa thấy động thái giải trình nào được phía Công ty công bố, trong khi BCTC thay thế hiện vẫn “lặn mất tăm”. Nếu tình trạng này không được cải thiện, việc hủy niêm yết có lẽ sẽ là điều khó tránh khỏi đối với PHH.

Cùng với vấn đề này dấu hiệu cho thấy một bộ phần nhà đầu tư đã tháo chạy khỏi PHH. Cổ phiếu PHH đã giảm mạnh xuống dưới mức 6,000 đồng/cp cùng với khối lượng giao dịch tăng vọt. Đặc biệt trong phiên 03/06, khối lượng cổ phiếu trao tay đạt tới 1.2 triệu đơn vị, cao nhất trong 52 tuần giao dịch. Trước đó, ngày 27/05, cổ đông lớn Tổng CTCP Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam (HNX: PVX) cũng thông báo đã bán 281,900 cp PHH để giảm sở hữu xuống còn 891,200 cp, tương ứng tỷ lệ 4.46%.

Tuy nhiên, trong khi cổ đông lớn lẫn cổ đông nhỏ cùng lũ lượt “thoát hàng” thì nhân tố mới là TCT Cổ Phần Bảo Hiểm Bưu Điện (HNX: PTI) nổi lên. Đơn vị bảo hiểm này lại “một mình một lối”, liên tục gom mua cổ phiếu PHH. Ngày 08/06, khởi đầu cho chuỗi ngày “gom hàng” là việc mua vào 1 triệu cổ phiếu PHH, tương đương với tỷ lệ 5.52%. Sau gần 1 tháng, đến nay (07/07), PTI đã sở hữu 1,295,700 cp, tương ứng 7.16% vốn, trở thành cổ đông lớn nhất tại PHH.

Động thái “gom hàng” âm thầm từ PTI dường như không tác động nhiều lên cung – cầu cổ phiếu PHH khi giá cổ phiếu trong 17 phiên gần đây chỉ loanh quanh mức 6,000 đồng/cp, trước đó tin hủy niêm yết đã khiến giá cổ phiếu rơi từ mức trên 7,000 đồng/cp xuống dưới 6,000 đồng/cp. Ngoài PTI, PHH hiện còn 1 cổ đông lớn khác là Asian Small Cap Fund (nắm trên 6% vốn).

Hoạt động "gom" cổ phiếu PHH của PTI từ đầu tháng 6 đến nay
 
Diễn biến giá cp PHH 3 tháng gần đây (Nguồn: VietstockFinance)
Thông tin về nguy cơ hủy niêm yết đã khiến giá cổ phiếu rơi từ mức trên 7,000 đồng/cp xuống dưới 6,000 đồng/cp.

Quay lại với hoạt động “gom” cổ phiếu PHH, việc PTI chọn PHH – một công ty sắp hủy niêm yết để đầu tư khiến giới đầu tư đặt câu hỏi về mục đích của hành động này?!

Hiện vẫn chưa có gì rõ ràng về động thái rất bất ngờ từ PTI, khi trước nay chưa nắm bất kỳ cổ phiếu nào của PHH. Tuy nhiên, có thể thấy, mặc dù kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm nhưng bất động sản (BĐS) không phải lĩnh vực xa lạ với PTI. Trong danh mục các công ty liên doanh, liên kết của PTI, chiếm tỷ trọng lớn nhất là CTCP BĐS Bưu Điện với tỷ lệ nắm giữ 49%, tương đương 88.2 tỷ đồng. Công ty này được thành lập vào năm 2008 bởi các cổ đông chính là Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện và Công ty Tài chính Bưu Điện là các đơn vị thuộc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam với vốn điều lệ 180 tỷ đồng. Không dừng ở đó, PTI còn ưu ái đầu tư hơn 61 tỷ đồng vào các dự án kinh doanh BĐS qua BĐS Bưu Điện (Theo BCTC kiểm toán quý 1/2015 của Công ty mẹ PTI).

Danh mục đầu tư vào cổ phiếu của PTI khá khiêm tốn chỉ với gần 60.7 tỷ đồng, chiếm khoảng gần 4% tính trên tổng tài sản ngắn hạn 1,593.2 tỷ đồng tính đến ngày 31/03/2015 (theo BCTC quý 1 Công ty mẹ PTI). Nếu tính theo giá thị trường của PHH tại thời điểm PTI mua vào trên dưới 6,000 đồng/cp thì khoản đầu tư này có giá trị khoảng hơn 6 tỷ đồng, xếp thứ 4 tính theo giá trị các khoản đầu tư của PTI.

PHH đang thực hiện 3 dự án bất động sản. Dự án Khu đô thị mới Tứ Hiệp tại Tứ Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội đã hoàn thành hệ thống hạ tầng cho toàn khu với tổng diện tích 167,414 m2. Trong đó, khởi công 2 tòa nhà cho cán bộ, công chức của Bộ Tài chính; 3 tòa nhà ở xã hội để bán và cho thuê trong năm 2014. PHH đang xin chuyển đổi từ nhà tái định cư sang nhà ở xã hội đối với 3 tòa nhà khác trong khu đô thị.

Dự án Tòa nhà văn phòng 407 Nguyễn An Ninh (diện tích đất 647m2) tại Vũng Tàu đã được cấp phép xây dựng. Còn dự án xây dựng khu nhà ở cho CBCS Cục Công tác chính trị Bộ Công An tại Tây Mỗ đang trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết.

 Đăng Tùng







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán BIS đặt mục tiêu lãi đi lùi gần 90%, chuyển nhượng các khoản phải thu gần 40 tỷ đồng cho cổ đông cũ

CTCP Chứng khoán BIS (tên cũ là CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam - KVS) đặt mục tiêu lãi trước thuế 500 triệu đồng và doanh thu gần 28 tỷ đồng năm 2024, theo tài...

Tham vọng "Công ty tỷ đô" liệu có khả thi với DGW?

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa công bố, DGW đặt kế hoạch doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt tăng 22% và 38%, tiếp nối hành trình trở thành “Công ty tỷ...

Vicostone đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn ngàn tỷ trong 2024

Nhận định ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng như sản xuất đá nhân tạo còn đối mặt nhiều khó khăn, CTCP Vicostone (HNX: VCS) vẫn đặt kế hoạch lãi trước thuế...

LPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng 35%, tăng vốn lên gần 33,600 tỷ 

Kế hoạch tăng trưởng tài sản, tín dụng, lợi nhuận, vốn điều lệ và đổi tên mới là những nội dung quan trọng được Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE:...

Công ty chứng khoán của chủ sở hữu MoMo đặt kế hoạch tăng lỗ năm 2024

Sau khi về tay chủ sở hữu ví điện tử MoMo, CTCP Chứng khoán CV (CVS) có nhiều bước tái cơ cấu nhằm quay lại thị trường.

Giá cổ phiếu ở mức thấp trong các doanh nghiệp BĐS KCN, Chủ tịch KBC nói gì?

“KBC hoạt động nhờ vào niềm tin từ cổ đông và chứng khoán cũng sống nhờ niềm tin, khi niềm tin càng lớn thì giá cổ phiếu lên theo cách ổn định, bền vững sẽ tốt hơn...

Sợi Thế Kỷ ưu tiên giảm giá để lấy đơn hàng, ngôi sao hy vọng đặt vào nhà máy Unitex

"Chúng ta có những chính sách, chiến lược bán hàng để nhượng bộ khách hàng nhằm lấy được nhiều đơn hàng hơn. Thay vì chờ đạt được giá như mong muốn mới bán thì dùng...

Techcombank dự kiến tăng vốn điều lệ gấp đôi trong năm 2024, trả cổ tức tiền mặt 15% 

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức tiền mặt và tăng vốn điều lệ.

Lo ngành thép tiếp tục gặp khó, một công ty thép đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 24%

Trong báo cáo thường niên vừa công bố, CTCP Kim khí TPHCM (HOSE: HMC) đưa ra cái nhìn thận trọng về năm 2024, dự báo nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa hồi phục, nhất là...

ĐHĐCĐ GELEX 2024 thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1,921 tỷ đồng

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98