Bảo hộ trật địa chỉ

17/08/2015 09:55
17-08-2015 09:55:47+07:00

Bảo hộ trật địa chỉ

Ngay từ những ngày đầu thương thảo các hiệp định mang tính hội nhập khu vực và quốc tế, mỗi khi nói đến bảo hộ nền kinh tế trong nước dường như chúng ta chỉ nghe nhiều đến lộ trình bảo hộ cho các ngành như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất ô tô, phân phối, bán lẻ... Hầu như chúng ta ít nghe đến các biện pháp bảo vệ cho nông dân trước cơn bão toàn cầu hóa.

Trong khi đó, lấy ví dụ với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cuộc đàm phán gần đây nhất đi vào bế tắc vì các nước như Canada hay Nhật khăng khăng bảo lưu các biện pháp nhằm hỗ trợ nông dân mặc dù các biện pháp này gây tốn kém cho nền kinh tế nước họ. Trước mắt không thể nói quan điểm của Canada trong vấn đề này là đúng hay sai, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa hay bảo thủ vì đằng sau nó còn là những yếu tố chính trị, nhất là trong mùa tranh cử đang diễn ra. Nhưng ít nhất Canada và Nhật đã đưa tiếng nói của người nông dân nước họ vào bàn đàm phán.

Với nước ta, các ngành tưởng đâu được bảo hộ chặt chẽ với những lộ trình dài ngày lại không tận dụng được sự ưu đãi này để vươn lên; ngược lại ngành nào càng được bảo hộ càng tỏ ra đuối sức so với khu vực đầu tư nước ngoài chịu nhiều ràng buộc. Điều mỉa mai là cuối cùng, như ngành ngân hàng, lại đang tìm cách nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài như một trong những phương cách vực dậy các đơn vị yếu kém.

Đáng buồn là dường như bóng dáng người nông dân không hiện diện trên các điều kiện đàm phán và thực tế, sự mở cửa nhanh chóng trong khu vực nông nghiệp đang gây ra những khó khăn ngày càng gay gắt cho nông dân. Với những hiệp định đã ký kết, ví dụ cam kết khi gia nhập WTO, chúng ta cũng không tận dụng được những nhượng bộ mà các nước dành cho nông nghiệp, nông dân như các loại trợ cấp được phép (trợ cấp cho đào tạo; khuyến nông, tư vấn; kiểm tra sản phẩm vì mục đích sức khỏe con người; tiếp thị, thông tin thị trường; kết cấu hạ tầng nông nghiệp...).

Ngược lại, các cam kết giảm thuế cho nhập khẩu nông sản lại nhanh chóng được các đối tác nước ngoài tận dụng: kết quả là thị trường nước ta tràn ngập thịt bò, thịt gà và đủ loại nông sản giá cả rẻ hơn trước làm người chăn nuôi trong nước không thể nào cạnh tranh nổi. Tỷ giá được bảo hộ gián tiếp làm hàng nhập khẩu ngày càng rẻ hơn so với hàng trong nước vì giá cả trong nước chịu thêm gánh nặng lạm phát của những năm trước.

Vì thế cuộc sống của người nông dân ngày càng khó khăn; khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Chính sự bần cùng hóa của nông thôn là tác nhân gây ra làn sóng nhập cư vào các thành phố lớn và cũng là tác nhân cho làn sóng tội phạm ngày càng hung dữ, xem thường mạng người...

Tương tự như vậy, các cam kết về sở hữu trí tuệ, nghe xa vời chứ thật ra đang tác động trực tiếp đến nông dân mà dường như chúng ta chưa có sự chuẩn bị nào cho họ. Vì những cam kết như thế mà nông dân sẽ phụ thuộc ngày càng nhiều vào giống ngoại, chi phí cho vật tư nông nghiệp ngày càng tăng.

Dĩ nhiên các cam kết đã ký thì không thể thay đổi. Điều cần làm bây giờ không phải là tìm cách bảo hộ nông nghiệp, cụ thể như ngành chăn nuôi. Điều cần làm là một chiến lược hỗ trợ nông nghiệp phát triển, không vi phạm cam kết, nhưng mang tính thực chất đối với nông dân, ít nhất là cũng tạo ra môi trường sản xuất quy mô lớn và hệ thống phân phối nông sản hữu hiệu để nông dân không bị ép giá.

tbktsg





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98