Đại gia điện máy cầu được ‘bán thân’ thoát chết

09/08/2015 21:56
09-08-2015 21:56:00+07:00

Đại gia điện máy cầu được ‘bán thân’ thoát chết

Mặc dù có mức tăng trưởng trên 10%/năm, nhưng các doanh nghiệp bán lẻ điện máy vẫn chưa thoát ra khỏi khủng hoảng. Nhiều doanh nghiệp có số vay nợ lớn, lợi nhuận thấp và chỉ mong "bán mình" cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Chưa thoát vòng xoáy thua lỗ, nợ nần

Báo cáo tài chính quý II/2015 của Công ty cổ phần thế giới số Trần Anh, doanh nghiệp sở hữu chuỗi siêu thị điện máy Trần Anh, cho thấy, doanh thu thuần của công ty đạt 811 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ 2014; lợi nhuận gộp trong kỳ đạt 87 tỷ đồng, tăng 46%. Tuy nhiên, sau khi trừ hết chi phí phát sinh, Trần Anh chỉ còn lãi 6,72 tỷ đồng, dù tăng 5,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái nhưng cũng quá nhỏ bé so với quy mô hoạt động và doanh thu.

Năm 2015, Trần Anh đặt kế hoạch doanh thu 3.323 tỷ đồng, song lợi nhuận sau thuế chỉ bèo bọt ở mức 7,8 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp này đã hoàn thành 50% doanh thu và 136% kế hoạch lợi nhuận năm.

Song, mức lợi nhuận trên, được cho là quá thấp đối với lĩnh vực kinh doanh bán lẻ điện máy, trong bối cảnh hiện nay. Với Trần Anh, doanh nghiệp đang huy động vốn trên thị trường chứng khoán và có nhà đầu tư Nhật Bản tham gia mua 30% cổ phần, sử dụng vốn vay từ ngân hàng rất ít mà còn như vậy, thì các DN khác chỉ biết vay vốn từ ngân hàng sẽ ra sao?

Nhiều nguồn tin cho hay, các doanh nghiệp điện máy khác đang trong tình trạng vô cùng thê thảm. Hiện có ít nhất 3 đại gia bán lẻ điện máy đang có số nợ ngân hàng "khủng". Đại gia thấp, nợ cũng cỡ 350 tỷ đồng. Đại gia trung bình nợ khoảng 650 tỷ đồng và đại gia có số nợ cao nhất lên tới 1.000 tỷ đồng. Với lãi suất vay ngắn hạn hiện ở mức 7-8%/năm, được cho là khó bù đắp nổi, nhiều doanh nghiệp rất khốn khó về dòng tiền.

Vì vậy, đến nay, tất cả những doanh nghiệp điện máy nói trên đều đang sôi sục tìm kiếm nhà đầu tư để bán lại cổ phần. Tuy nhiên, không phải muốn là bán được. Số lượng các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang tìm kiếm mua lại các doanh nghiệp điện máy, không phải là ít. Nhưng, muốn mua hời nên họ ra sức ép giá. Vì vậy, các đàm phán rất khó thành công. Việc “bán mình” không dễ và nguy cơ thời gian tới, một số doanh nghiệp bán lẻ điện máy đi theo vết xe đổ của Top Care, Việt Long,... là khó tránh.

Loay hoay tìm lối thoát

Không chỉ khó khăn về tài chính, các doanh nghiệp điện máy đến nay vẫn loay hoay tìm mô hình, hướng đi nào cho phù hợp để có thể tồn tại và phát triển.

Một vài doanh nghiệp đã đi theo mô hình siêu thị điện máy nằm trong trung tâm thương mại. Tức là, tại trung tâm thương mại lớn, siêu thị điện máy hiện diện cùng nhiều siêu thị hàng tiêu dùng và dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí khác,... Khách hàng vào đây là có đủ mọi thứ và được chăm sóc, ưu đãi toàn diện.

Nhưng các nghiên cứu cho biết, phải ít nhất 10 năm nữa, Việt Nam mới có thói quen mua sắm này. Hiện, người tiêu dùng vẫn có thói quen gạt chân chống (xe máy) để mua hàng. Việc vào trung tâm thương mại rộng lớn, nhiều tầng, nhiều dịch vụ, phải gửi xe sâu trong hầm,... được cho là khá phiền phức, nhất là với khách chỉ mua một món đồ rồi ra ngay.

Do đó, thời gian qua, doanh số bán của các siêu thị điện máy tại trung tâm thương mại luôn thấp, không biết có "trường vốn" chấp nhận thua lỗ liên tiếp nhiều năm để đợi thời?

Số còn lại cũng chỉ biết đẩy mạnh mở rộng hệ thống siêu thị về các địa phương để nâng tầm bao phủ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đồng loạt mở siêu thị về các tỉnh, cạnh tranh mạnh, doanh số bán thấp, chi phí cao, càng tăng thêm khó khăn.

Lối thoát mờ mịt, các doanh nghiệp điện máy tiết lộ đang cố gắng tạo ra các dịch vụ mới để hút khách. Có đơn vị hướng tới việc mở các siêu thị với khu vực sân thật rộng rãi, để khách dễ dàng đỗ xe, để thuận tiện khi mở thêm các dịch vụ khác như rửa xe, cafe, trà đá, vui chơi giải trí miễn phí cho khách hàng vào mua sắm.

Một vài đơn vị khác lại hướng tới các dịch vụ mới như bảo hành sản phẩm suốt đời. Khách hàng mua sản phẩm điện máy ở bất cứ đâu (tất nhiên là hàng chính hãng) nếu tham gia dịch vụ này, sẽ đóng phí theo năm. Khi sản phẩm hỏng, sẽ có thợ đến nhà sửa chữa. Với những sản phẩm sử dụng hàng ngày, không thể thiếu như ti vi, tủ lạnh,... nếu hỏng nặng, phải sửa chữa mất nhiều thời gian, sẽ được siêu thị cho mượn ti vi, tủ lạnh khác để dùng trong lúc chờ đợi.

Tuy nhiên, dù xoay sở thế nào, thì nhiều doanh nghiệp điện máy vẫn đang “ôm” giấc mơ bán cổ phần cho các nhà đầu tư - giải pháp tốt nhất trong bối cảnh hiện nay.

Trần Thủy

vietnamnet



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phát Đạt lãi quý 1/2024 gấp đôi cùng kỳ nhờ đâu?

Nhờ giảm giá vốn hàng bán, chi phí tài chính bên cạnh lợi nhuận khác đột biến mà CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) đạt lợi nhuận ròng hợp nhất quý...

RTB có quý 1 lãi ròng cao nhất từ khi lên sàn

CTCP Cao su Tân Biên (Tabiruco, UPCoM: RTB) khép lại quý 1/2024 với các chỉ tiêu doanh thu thuần và lãi ròng đều cao nhất so với những quý cùng kỳ kể từ thời điểm...

Chủ tịch TTC Hospitality: Nâng cấp khách sạn từ 4 lên 5 sao để tập trung vào phân khúc cao cấp

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Du lịch Thành Thành Công (TTC Hospitality, HOSE: VNG) tổ chức chiều 24/04, lãnh đạo Công ty chia sẻ về chiến lược phát triển các...

Cổ đông đề xuất chia cổ tức tiền mặt, "zero fee", lãnh đạo Chứng khoán BSC trải lòng ưu tư

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Chứng khoán BIDV (BSC, HOSE: BSI) tổ chức ngày 23/04, cổ đông BSC dành nhiều sự quan tâm đến xu thế "zero fee" (miễn phí giao...

Công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn báo lãi tăng 26% trong quý 1, biên lãi gộp hơn 50%

CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO, UPCoM: SAS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, với lãi ròng tăng 26% so với cùng kỳ.

Quý 1 bứt tốc, KTC sáng cửa về đích lợi nhuận năm

CTCP Thương mại Kiên Giang (UPCoM: KTC) lãi ròng hơn 14 tỷ đồng trong quý 1/2024, hơn gấp đôi cùng kỳ. Đồng nghĩa, việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 16 tỷ đồng năm...

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong: Kế hoạch lãi tăng 26%, muốn tăng vốn gần gấp đôi

Tại ĐHĐCĐ thường niên CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS, HOSE: ORS) sáng ngày 24/04, cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024, phương án phát hành thêm cổ...

Ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa, OCB ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 1,214 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng cùng kỳ năm trước...

Trả thù lao cho cộng tác viên giới thiệu khách vay, PGBank giảm 24% lãi trước thuế quý 1

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, UPCoM: PGB) báo lãi trước thuế hơn 116 tỷ đồng trong quý 1/2024, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước, dù đã giảm...

ĐHĐCĐ Intresco: "Nóng" dự án 6A

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, lãnh đạo Intresco khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư vào mảng khách sạn sau khi ghi nhận kết quả tốt trong thời gian gần đây. Đại hội lần...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98