Doanh nghiệp Thủy sản hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại ra sao?

20/08/2015 13:00
20-08-2015 13:00:00+07:00

Doanh nghiệp Thủy sản hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại ra sao?

Triển vọng từ các Hiệp định thương mại tự do như Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU), Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại Kinh tế Việt Nam – EU… sẽ mở ra nhiều cơ hội, thúc đẩy sự phát triển cho ngành Thủy sản Việt Nam, khi đây là một trong những ngành xuất khẩu chủ đạo của nền kinh tế.

Một số Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA). Đây là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên trong số các Hiệp định FTA song phương giữa Việt Nam với các đối tác kinh tế đã cơ bản hoàn tất đàm phán năm 2014, được chính thức ký kết trong năm 2015. Theo thỏa thuận, phía Hàn Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực xây dựng, thực thi chính sách, nâng cao sức cạnh tranh của các lĩnh vực mà Hàn Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu hợp tác để cạnh tranh xuất khẩu bền vững như Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp, Công nghiệp điện tử, Công nghiệp lọc hóa dầu, Công nghiệp hỗ trợ...

Hiệp định thương mại giữa Việt Nam với Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEU). Hiệp định đã được ký kết vào cuối tháng 5 vừa qua giúp mặt hàng Thủy sản của Việt Nam có nhiều cơ hội được xuất khẩu mạnh vào 5 quốc gia thuộc Liên minh Kinh tế Á-Âu là Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan. Dự kiến Hiệp định sẽ có hiệu lực từ năm 2016 với cam kết từ phía Liên minh Kinh tế Á-Âu sẽ xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu với khoản 53% tổng số dòng thuế, tập trung vào các nhóm mặt hàng Nông-Lâm-Thủy sản.

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA). Sau 14 phiên đàm phán, chiều 04/08 vừa qua, quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) cơ bản đã kết thúc và dự kiến hai bên sẽ chính thức ký kết Hiệp định vào mùa thu năm nay. Với Hiệp định này, Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 99% số dòng thuế. Đối với rất ít số dòng thuế còn lại, hai bên sẽ dành cho nhau hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế quan một phần. Đây có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các hiệp định FTA đã được ký kết cho tới nay.

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Mặc dù tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã không thể  kết thúc vào cuối tháng 7 vừa qua như dự kiến nhưng nhiều khả năng vẫn sẽ sớm được hoàn tất khi vòng đàm phán tiếp theo có thể được nối lại vào cuối tháng 8 hoặc tháng 9 này. Đây là Hiệp định quan trọng, mang lại nhiều kỳ vọng nhất cho ngành Thủy sản khi có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường rộng lớn như Hoa Kỳ, Nhật… với dân số tổng cộng đến 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch thương mại và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới.

Thị trường xuất khẩu của các DN Thủy sản hiện đang như thế nào?

CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC). VHC nhiều khả năng sẽ là một trong những doanh nghiệp trong ngành Thủy sản được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định TPP khi Hoa Kỳ là một trong 12 nước tham gia hiệp định này, lại chiếm tới 58% cơ cấu xuất khẩu của VHC. Đây là lợi thế tất yếu sau một thời gian dài VHC không phải chịu mức thuế CBPG cá da trơn của Hoa Kỳ trong những đợt xem xét của DOC gần đây. Trong khi đó, việc Hoa Kỳ áp luật chống bán phá giá nhằm bảo hộ ngành Thủy sản trong nước khiến hàng loại các doanh nghiệp phải chuyển hướng thị trường bất chấp đây vẫn là thị trường xuất khẩu lớn của HVG, AGF, ANV, FMC, IDI.

Thị trường xuất khẩu của VHC năm 2014
(Nguồn: BCTN VHC năm 2014)

CTCP Hùng Vương (HOSE: HVG). Hùng Vương là doanh nghiệp tỏ ra sốt sắng nhất với Hiệp định thương mại giữa Việt Nam với Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU) khi thị trường Nga vốn dĩ là thị trường xuất khẩu quan trọng của HVG trong thời gian trước đây, chiếm 9% doanh thu xuất khẩu trong năm 2014, tương đương 19.7 triệu USD, chỉ sau thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các thị trường Nam Mỹ, Bắc Mỹ như Canada, Mexico hay Tâu Âu cũng được đẩy mạnh việc gia tăng thị phần nhằm đón đầu các Hiệp định TPP, FTA với EU.

Thị trường xuất khẩu của HVG năm 2014
(Nguồn: BCTN HVG năm 2014)

CTCP Thực Phẩm Sao Ta (HOSE: FMC). FMC cũng được hưởng lợi lớn từ Hiệp định TPP khi cả hai thị trường lớn nhất của FMC là Hoa Kỳ và Nhật đều chiếm hơn 76% doanh thu xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2015, với mặt hàng chủ lực là tôm. Chưa kể, việc hiệp định FTA giữa Việt Nam – Hàn Quốc được ký kết vào ngày 05/05 vừa qua cũng có thể thúc đẩy mở rộng thị trường khi đây là thị trường có giá trị xuất khẩu lớn thứ 3 của FMC.

Thị trường xuất khẩu của FMC 6 tháng đầu năm 2015
(Nguồn: BCTC FMC 6 tháng năm 2015)

CTCP Nam Việt (HOSE: ANV). Cũng chịu ảnh hưởng từ việc bị đánh thuế CBPG của Hoa Kỳ nên ANV đang có xu hưởng giảm bớt tỷ trọng ở khu vực Châu Mỹ (48% năm 2013 còn 37% trong năm 2014) sang khu vực Châu Âu (16% trong 2013 lên 31% trong năm 2014). Chiến lược này đang giúp cho ANV lấy lại mức doanh thu và lợi nhuận như giai đoạn hoàng kim năm 2007-2008. Ngoài Hiệp định TPP, EVFTA thì Hiệp định EEU chắc chắn cũng mang lại tác động tích cực khi thị trường Nga cũng là một trong những thị trường chủ lực của ANV trong giai đoạn trước.

Thị trường xuất khẩu của ANV năm 2014
(Nguồn: BCTN ANV năm 2014)

CTCP XNK Thủy Sản An Giang (HOSE: AGF). AGF cũng được hưởng lợi lớn từ Hiệp định TPP khi Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của AGF trong thời gian qua. Dẫu vậy, việc chịu ảnh hưởng lớn từ thuế CBPG khiến thị phần tại thị trường này giảm sút mạnh từ 65.23% trong năm 2013 xuống còn 32.68% trong năm 2014. Các thị trường Châu Á, Châu Âu hay Úc là những thị trường đang có xu hướng tăng nhằm thay thế cho thị trường Hoa Kỳ bị giảm sút.

Thị trường xuất khẩu của AGF năm 2014
(Nguồn: BCTN AGF năm 2014)

CTCP Đầu Tư & Phát Triển Đa Quốc Gia - IDI (HOSE: IDI). Mặc dù thị trường Châu Mỹ vẫn giữ vị thế là thị trường xuất khẩu lớn nhất của IDI nhưng đã có sự chuyển dịch mạnh từ Hoa Kỳ sang các thị trường khác trong cùng lục địa như Mexico, Colombia do chịu ảnh hưởng từ thuế CBPG lên mặt hàng cá da trơn khiến doanh thu xuất khẩu tại thị trường Hoa Kỳ từ mức 39.92% năm 2013 xuống chỉ còn chiếm 8% trong năm 2014. Thị trường Châu Á với Trung Quốc là một điểm đến khác thay thế cho thị trường Hoa Kỳ.

Thị trường xuất khẩu của IDI năm 2014
(Nguồn: BCTN IDI năm 2014)

Tựu chung lại, các Hiệp định thương mại đã, đang và sẽ được ký kết trong thời gian tới chắc chắn sẽ mang lại tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển cho ngành Thủy sản của Việt Nam. Tuy vậy, mức độ hưởng lợi đến từng doanh nghiệp sẽ là khác nhau do sự khác nhau về thị trường xuất khẩu chủ lực, hàng rào thuế quan, thị trường quen thuộc cũng như năng lực cốt lõi của mỗi doanh nghiệp. Bản thân các doanh nghiệp cũng cần phải có những sự nỗ lực trong việc nắm bắt các cơ hội này vì không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu về quy trình sản xuất hay vượt qua được các rào cản kỹ thuật, nguồn nguyên liệu, vốn…

Hải Dương







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (7)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Pomina xin gia hạn báo cáo kiểm toán năm 2023, có nguy cơ bị hủy niêm yết?

CTCP Thép Pomina (HOSE: POM) một lần nữa chậm nộp báo cáo kiểm toán năm 2023, từ đó có thể dẫn tới nguy cơ hủy niêm yết với POM, vì cổ phiếu này đã nằm trong diện...

Theo dấu dòng tiền cá mập 29/03: Tự doanh và khối ngoại tiếp tục hành động trái chiều

Tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại có phiên thứ 2 liên tiếp hành động trái ngược nhau. Trong phiên 29/03, tự doanh mua ròng gần 75 tỷ đồng trong khi khối...

Doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị phạt gần 100 triệu đồng

Ngày 27 và 28/03, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với...

Vietstock LIVE: Chứng khoán đang đối mặt rủi ro nào lớn nhất?

Chiều 29/03, tại chương trình Vietstock LIVE  với chủ đề “Các rủi ro của thị trường”, các chuyên gia sẽ giúp nhà đầu tư nhận biết các rủi ro có thể tác động đến xu...

Quý 1/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 12%

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường. Quý 1/2024, vốn hóa thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98