Nới room ngoại 100%: Không dễ thâu tóm thù địch

08/08/2015 20:00
08-08-2015 20:00:00+07:00

Nới room ngoại 100%: Không dễ thâu tóm thù địch

“Trước hết phải hiểu đầy đủ hơn, Nghị định 60 có những điều kiện mà không phải chỉ nới room 100% là nhà đầu tư nước ngoài có thể thâu tóm hoàn toàn doanh nghiệp, vẫn còn những “van” nhất định để doanh nghiệp lựa chọn”.

* Nghị định 60: Room ngoại sẽ được “cởi trói” từ tháng 9/2015

* Toàn văn Nghị định số 60/2015/NĐ-CP về chứng khoán

Nghị định 60 sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/09 tới đây, cùng với đó là nội dung cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua tối đa 100% cổ phần tại các công ty đại chúng trong ngành nghề, lĩnh vực cho phép. Điều này có thể khiến việc thâu tóm các doanh nghiệp trong nước trở nên dễ dàng hơn với các nhà đầu tư nước ngoài, nảy sinh một số ý kiến trái chiều về khả năng chống đỡ nguy cơ thâu tóm và ứng phó với hậu M&A.

Trong khuôn khổ buổi tọa đàm trực tuyến với nội dung “Nới room: Đón nhận cơ hội và thách thức từ dòng vốn nước ngoài” được tổ chức bởi Công Thông tin điện tử Chính Phủ chiều ngày 07/08, ba diễn giả của buổi tọa đàm là TS Nguyễn Thành Long - Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, TS Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương và ông Lê Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Đầu tư Quỹ DragonCapital đã có những chia sẻ đa chiều về vấn đề này.

“Chỉ có thâu tóm thù địch mới là tiêu cực”

Về nguy cơ doanh nghiệp nội bị thâu tóm, TS Nguyễn Thành Long chia sẻ: “Không phải hình thức thâu tóm nào cũng được hiểu theo nghĩa tiêu cực. Thâu tóm bình thường chỉ là hoạt động tập trung kinh tế và tạo sức cạnh tranh cho doanh nghiệp hậu thâu tóm. Trong khi đó, thâu tóm theo nghĩa tiêu cực là thâu tóm thù nghịch, đó là việc bán cổ phần, tài sản lớn của doanh nghiệp mà ĐHĐCĐ không biết”.

Cùng quan điểm này, Tiến sĩ Võ Trí Thành nhìn nhận, trong kinh tế thị trường, mua bán – sáp  nhập (M&A) là điều bình thường, đó chỉ là sự chuyển dịch sở hữu và vai trò của người sở hữu đối với doanh nghiệp. Thời gian qua, với tiềm lực của mình, doanh nghiệp nước ngoài chiếm ưu thế hơn khi mua doanh nghiệp nội, nhưng cũng không thiếu trường hợp doanh nghiệp trong nước là người đứng ra tạo lập thương vụ thâu tóm.

Việc thâu tóm phụ thuộc vào chiến lược thâu tóm của từng nhà đầu tư, có thể bây giờ chúng ta phải chấp nhận M&A để học hỏi, sau đó có thể tiếp tục con đường đó hoặc con đường khác. Tóm lại, cạnh tranh bao giờ cũng có, đây là điều mà chúng ta phải chấp nhận khi hội nhập kinh tế. Tôi sợ nhất trên đời là ko có cạnh tranh” – ông Thành nhấn mạnh.

Dưới góc nhìn của một quỹ đầu tư – cầu nối dẫn vốn tham gia trong các thương vụ M&A, ông Lê Anh Tuấn chia sẻ, hiện tại, việc nhà đầu tư nước ngoài tham gia trên thị trường đang bị đánh đồng về cả chiến lược đầu tư và quan điểm đầu tư.

Nhà đầu tư nước ngoài không phải là một tổ chức, một cá nhân. Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia trên thị trường có thể cạnh tranh lẫn nhau, quan điểm đầu tư, mục đích, chiến lược đầu tư là khác nhau giữa các tổ chức khác nhau. Việc nhà đầu tư nước ngoài mua gom một lượng lớn cp không có nghĩa là M&A hay thâu tóm” - Phó Tổng Giám đốc DragonCapital cho biết thêm.

Với kinh nghiệm đầu tư hơn 15 năm trên thị trường, ông Tuấn cho biết, ngay cả ở thị trường Thái Lan và một số nước khác thì chưa có trường hợp nào nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp trong nước mà tạo ra ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh tế, xã hội của đất nước đó.

Đối phó với thâu tóm, không thiếu “van”

Trước hết phải hiểu đầy đủ hơn, Nghị định 60 có những điều kiện mà không phải chỉ nới room 100% là nhà đầu tư nước ngoài có thể thâu tóm hoàn toàn doanh nghiệp, vẫn còn những “van” nhất định để doanh nghiệp lựa chọn. Khi soạn thảo Nghị định 60, chúng tôi đã lường trước việc này để có những giải pháp ngăn chặn” - Phó Chủ tịch UBCK Nhà nước cho biết.

Lấy dẫn chứng về vấn đề này, ông Long cho biết, Nghị định 60 cho phép nới room sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng phải theo quy định của điều lệ công ty, tức sự tham gia của nhà đầu tư mới sẽ được quyết định bởi các cổ đông, muốn bán một phần hay tất cả. Cũng trong Nghị định này, UBCK đã quy định nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn sở hữu trên 25% vốn thì phải thực hiện chào mua với việc công khai về giá và thời gian thực hiện. Như vậy, ý định nắm giữ cổ phần chi phối đối với các doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài sẽ sáng tỏ.

Cùng quan điểm, TS Võ Trí Thành nhận định, không phải cứ nới room 100% là tất cả các doanh nghiệp, ngành nghề đều có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Vấn đề sở hữu còn phụ thuộc vào cam kết mở cửa của Việt Nam gắn với việc sở hữu nước ngoài đối với từng lĩnh vực cụ thể, đơn cử như ngân hàng. Đồng thời, điều này còn phải phù hợp với điều lệ công ty, vấn đề phải được thông qua với sự nhất trí của ĐHĐCĐ.

Với các doanh nghiệp, Nghị định 60 vẫn còn “van” để giữ anh vẫn là anh. Điều này phù hợp với tiến trình cải cách cởi mở thông thoáng và theo tinh thần thị trường” – ông Thành chia sẻ thêm.

  Minh Tuấn





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

HOSE đưa ra kế hoạch chuyển đổi hệ thống giao dịch mới KRX

Ngày 21/04, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) thông báo đến các công ty chứng khoán (CTCK) kế hoạch chuyển đổi hệ thống giao dịch mới (KRX)...

Chứng khoán Việt Nam - “cá lớn trong ao nhỏ” ở thị trường cận biên

Theo các chuyên gia từ PHS, thị trường chứng khoán Việt Nam được ví như “cá lớn nằm trong ao nhỏ” khi quy mô vốn hóa và thanh khoản đều vượt trội hoàn toàn so với...

FTSE Russell và Morgan Stanley làm việc với UBCKNN về việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Chiều 11/04/2024, tại trụ sở Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương đã chủ trì buổi tiếp, làm việc và trao đổi thông tin với đoàn...

Vụ VNDIRECT bị tấn công: Phải rà soát hệ thống giao dịch chứng khoán trước 15/4

Ngày 15/4 là thời hạn các công ty chứng khoán phải xong việc rà soát, đánh giá an toàn thông tin và triển khai biện pháp khắc phục điểm yếu của các hệ thống phục vụ...

Công ty đại chúng sẽ phải công bố thông tin bằng tiếng Anh từ năm 2028

Bộ Tài chính vừa chính thức lấy ý kiến về việc sửa đổi nhiều quy định pháp lý có liên quan nhằm tháo gỡ một số nút thắt quan trọng, đáp ứng các tiêu chí nâng hạng...

Giải pháp gỡ nút thắt pre-funding được FTSE Russell đánh giá khả thi

Bộ Tài chính vừa chính thức lấy ý kiến về việc sửa đổi nhiều quy định pháp lý có liên quan nhằm tháo gỡ một số nút thắt quan trọng, đáp ứng các tiêu chí nâng hạng...

TTCK Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản chào đón và xem xét mở rộng hoạt động

Ông Takafumi Oue, trưởng văn phòng đại diện công ty chứng khoán Daiwa tại Việt Nam đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản chào đón và...

Khơi thông lại đường để doanh nghiệp FDI lên sàn

Sau khi Nghị định 38/2003 hết hiệu lực, vấn đề doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán không còn được nhắc đến trong các...

UBCKNN điều động và bổ nhiệm Phụ trách Vụ Giám sát công ty đại chúng

Sáng ngày 05/3/2024, tại Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) về công tác cán bộ, Chủ tịch Vũ Thị Chân Phương đã trao Quyết...

Cần ‘hệ thống VAR’ mạnh hơn để hậu kiểm chất lượng cổ phiếu niêm yết?

Câu chuyện kiểm tra chất lượng “hàng hóa” chứng khoán sau khi niêm yết dường như vẫn còn bỏ ngỏ, để lại rủi ro cho nhà đầu tư khi gặp phải những doanh nghiệp cố ý...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98