Lao động Việt nguy cơ bị “giật” việc từ ASEAN

03/09/2015 15:08
03-09-2015 15:08:24+07:00

Lao động Việt nguy cơ bị “giật” việc từ ASEAN

Khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức thành lập, các nước trong khu vực sẽ cho phép tự do luân chuyển lao động trong 8 ngành: kiểm toán, kiến trúc, kỹ sư, nha sỹ, bác sỹ, y tá, điều tra viên và du lịch. 

 

Đây vừa là thời cơ nhưng cũng là thử thách cho TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung khi nguồn lao động chất lượng cao, kỹ năng ngoại ngữ… chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường mang tính cạnh tranh cao.  

Đó là nhận định của nhiều đại biểu tại Hội thảo khoa học “Cộng đồng kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách chức cho thị trường lao động TP.HCM” do Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức ngày 25/8.

Theo Tiến sĩ Trần Văn Thận, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM, lâu nay chúng ta vẫn giới thiệu đội ngũ lao động trong nước là cần cù, chịu khó, giá rẻ…, còn yêu cầu về tay nghề và kiến thức chuyên môn chưa  bao giờ là ưu điểm. 

Khi cho phép luân chuyển 8 ngành nghề trên, cơ hội dành cho lao động Việt Nam sẽ càng bị thu hẹp bởi các yêu cầu khắt khe về chuyên môn, ngoại ngữ, nếu người lao động không ý thức rõ “mối nguy” này sẽ bị  thua ngay trên “sân nhà”.

ThS. Lưu Đình Vinh, Trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM chỉ ra, năng suất  lao động và kỹ năng lao động là “điểm nghẽn” nguồn nhân lực TP.HCM khi gia nhập AEC. Theo công bố của Tổ chức Lao động Quốc tế thì năng suất lao động Việt Nam nói chung và của TP.HCM nói riêng thuộc nhóm thấp nhất ở châu Á – Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. 

Nguyên nhân do công tác đào tạo không gắn với nhu cầu của xã hội. Ngoài ra, năng suất lao động còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác cũng rất quan trọng, như trình độ khéo léo, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, yếu tố tác phong công nghiệp…

Tại TP.HCM, nhiều khảo sát của các tổ chức quốc tế cho thấy kỹ năng tiếng Anh của người lao động ở mức trung bình thấp. Mỗi năm, TP có khoảng 55.000 sinh viên và học viên ra trường nhưng phần đông khó tìm được việc làm do thiếu kỹ năng mềm, yếu kém về kỹ năng làm việc và kinh nghiệm thực tế. Được biết, nguồn nhân lực bậc cao của TP mới đáp ứng 30-40% nhu cầu.

Nhiều đại biểu kiến nghị, để xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao, TP cần định hướng hoạt động của các trường đào tạo, dạy nghề phù hợp với xu thế phát triển thị trường lao động theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với các tiêu chuẩn chất lượng nghề nghiệp quốc tế, từ năng lực thực hành nghề chuyên môn; kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm; kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm lao động; năng lực ứng dụng tin học và sử dụng tốt một ngoại ngữ…

Hoàng Quý

pháp luật việt nam





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.

Tín chỉ carbon rừng: Nên bán hay để dành?

Có chuyên gia cho rằng nên bán tín chỉ carbon thay vì dự trữ bởi có thời hạn sử dụng, nhưng cũng có ý kiến đề xuất nên thành lập quỹ để có thể mua sớm những tín chỉ...

Ông lớn bán lẻ 190 năm của Nhật sắp mở trung tâm thương mại ở Hà Nội

Takashimaya, ông lớn bán lẻ có tuổi đời hơn 190 năm của Nhật Bản, lên kế hoạch đầu tư 13 triệu USD để xây dựng một trung tâm thương mại tại Hà Nội vào năm 2026.

Loạt đề xuất mới về kiểm kê khí nhà kính, giảm phát thải

Trong giai đoạn đầu, các cơ sở có mức phát thải lớn thuộc 3 lĩnh vực: nhiệt điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng sẽ được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98