Lấy ý kiến đối với dự thảo Bộ Luật hình sự (sửa đổi) về 4 tội danh trong lĩnh vực chứng khoán

11/09/2015 08:23
11-09-2015 08:23:53+07:00

Lấy ý kiến đối với dự thảo Bộ Luật hình sự (sửa đổi) về 4 tội danh trong lĩnh vực chứng khoán

Ngày 08/09/2015, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) phối hợp với Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đóng góp của thành viên thị trường đối với toàn bộ dự thảo Bộ Luật hình sự (sửa đổi) trong đó tập trung cho ý kiến về các tội danh trong lĩnh vực chứng khoán.

 

Tham dự Hội thảo có đại diện Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB), đại diện Sở GDCK Hà Nội, Sở GDCK Tp. Hồ Chí Minh, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam; các Vụ chức năng của UBCKNN; đại diện một công ty luật tại Hà Nội; đại diện một số công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và tổ chức niêm yết. Đồng thời, Hội thảo còn có sự góp mặt của đại diện các cơ quan như: Tòa án nhân dân tối cao, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng - Ngân hàng nhà nước, Thanh tra – Bộ Tài chính, Bộ Công an, Công an thành phố Hà Nội.

Các đại biểu tham dự Hội thảo có nhiều tham luận và tích cực tham gia đóng góp ý kiến đối với bản dự thảo Bộ Luật hình sự (sửa đổi), đặc biệt là 04 tội danh trong lĩnh vực chứng khoán. Sau buổi Hội thảo, UBCKNN sẽ phối hợp với Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính tổng hợp các ý kiến tham gia góp ý báo cáo Bộ Tài chính để có đề xuất với cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu chỉnh lý dự thảo Bộ Luật hình sự (sửa đổi).

Cụ thể, 4 tội danh quy định trong Bộ Luật hình sự (sửa đổi) liên quan đến chứng khoán gồm:

Điều 213. Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (sửa đổi)

1. Người nào cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin  trong hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán gây thiệt hại về vật chất cho nhà đầu tư với số tiền từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng trở lên;

c) Gây thiệt hại về vật chất cho nhà đầu từ với số tiền từ 3.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân phạm tội quy định tại Điều này thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền gấp từ 02 lần đến 05 lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì bị phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này thì  bị tước quyền sử dụng giấy phép vĩnh viễn hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

 d) Pháp nhân còn có thể bị cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Điều 214. Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (sửa đổi)

1. Người nào biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó mà sử dụng thông tin này để mua bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin này hoặc tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán trên cơ sở thông tin đó thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính từ 1.500.000.000 đồng trở lên;

c) Gây thiệt hại về vật chất cho nhà đầu tư với số tiền từ 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân phạm tội quy định tại Điều này thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền gấp từ 02 lần đến 05 lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì bị phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này thì bị tước quyền sử dụng giấy phép vĩnh viễn hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

 d) Pháp nhân còn có thể bị cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Điều 215. Tội thao túng giá thị trường chứng khoán (sửa đổi)

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi thao túng giá thị trường chứng khoán sau đây thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại vật chất cho nhà đầu tư với số tiền từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thông đồng để thực hiện việc mua bán chứng khoán nhằm tạo ra cung cầu giả tạo;

b) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua bán;

c) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;

d) Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;

đ) Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;

e) Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo ra cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng trở lên;

c) Gây thiệt hại vật chất cho nhà đầu từ với số tiền từ 3.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân phạm tội quy định tại Điều này thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền gấp từ 02 lần đến 05 lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì bị phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này thì bị tước quyền sử dụng giấy phép vĩnh viễn hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

d) Pháp nhân còn có thể bị cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Điều 216. Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán (mới)

1. Người nào làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại vật chất cho nhà đầu tư với số tiền từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Thu lợi bất chính từ 1.500.000.000 đồng trở lên;

b) Có tổ chức;

c) Gây thiệt hại vật chất cho nhà đầu tư với số tiền từ 3.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.


UBCKNN



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vụ VNDIRECT bị tấn công: Phải rà soát hệ thống giao dịch chứng khoán trước 15/4

Ngày 15/4 là thời hạn các công ty chứng khoán phải xong việc rà soát, đánh giá an toàn thông tin và triển khai biện pháp khắc phục điểm yếu của các hệ thống phục vụ...

Công ty đại chúng sẽ phải công bố thông tin bằng tiếng Anh từ năm 2028

Bộ Tài chính vừa chính thức lấy ý kiến về việc sửa đổi nhiều quy định pháp lý có liên quan nhằm tháo gỡ một số nút thắt quan trọng, đáp ứng các tiêu chí nâng hạng...

Giải pháp gỡ nút thắt pre-funding được FTSE Russell đánh giá khả thi

Bộ Tài chính vừa chính thức lấy ý kiến về việc sửa đổi nhiều quy định pháp lý có liên quan nhằm tháo gỡ một số nút thắt quan trọng, đáp ứng các tiêu chí nâng hạng...

TTCK Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản chào đón và xem xét mở rộng hoạt động

Ông Takafumi Oue, trưởng văn phòng đại diện công ty chứng khoán Daiwa tại Việt Nam đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản chào đón và...

Khơi thông lại đường để doanh nghiệp FDI lên sàn

Sau khi Nghị định 38/2003 hết hiệu lực, vấn đề doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán không còn được nhắc đến trong các...

UBCKNN điều động và bổ nhiệm Phụ trách Vụ Giám sát công ty đại chúng

Sáng ngày 05/3/2024, tại Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) về công tác cán bộ, Chủ tịch Vũ Thị Chân Phương đã trao Quyết...

Cần ‘hệ thống VAR’ mạnh hơn để hậu kiểm chất lượng cổ phiếu niêm yết?

Câu chuyện kiểm tra chất lượng “hàng hóa” chứng khoán sau khi niêm yết dường như vẫn còn bỏ ngỏ, để lại rủi ro cho nhà đầu tư khi gặp phải những doanh nghiệp cố ý...

HOSE thực hiện diễn tập chuyển đổi hệ thống sang KRX

HOSE sẽ thực hiện diễn tập chuyển đổi hệ thống công nghệ thông tin KRX lần 1 từ ngày 04/03.

UBCKNN áp dụng công bố thông tin một đầu mối trên HNX từ tháng 3/2024

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết sẽ vận hành hệ thống công bố thông tin (CBTT) một đầu mối áp dụng đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên sở...

Linh hoạt cơ chế và giải pháp để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Đã có thực tế điển hình về sự linh hoạt trong xử lý sự cố nghẽn lệnh HOSE cho thấy sự tập trung, chung tay, đầu tư công nghệ, nguồn lực của doanh nghiệp... có thể...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98