Mua cổ phiếu được hưởng lợi từ chính sách

28/09/2015 10:03
28-09-2015 10:03:03+07:00

Mua cổ phiếu được hưởng lợi từ chính sách

Việc hưởng lợi từ chính sách của Chính phủ, thị trường bất động sản tích cực hơn hay nguyên liệu giá thấp đưa một số công ty như NLG, VNM, VHC trở nên tốt hơn trong mắt các chuyên gia, theo đó, các chuyên gia khuyến nghị đầu tư dài hạn vào các cổ phiếu này.

Mua NLG với giá mục tiêu 22,400 đồng

CTCK VPBank (VPBS) đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu NLG của CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) với giá mục tiêu 22,400 đồng/cp.

VPBS đưa ra một số điểm nhấn như hưởng lợi từ sự hồi phục của thị trường bất động sản, thương hiệu mạnh trong phân khúc nhà ở bình dân, hệ thông quản trị tốt nhờ đối tác nước ngoài, chất lượng tài sản và quỹ đất tốt.

Cụ thể, theo xu hướng thị trường hiện nay, VPBS tin rằng phân khúc nhà ở “vừa túi tiền” sẽ có lượng cầu mạnh trong giai đoạn 2015-2016. VPBS dự phóng lợi nhuận ròng của NLG sẽ tăng 95% năm 2015 và 72% trong năm 2016.

Về thương hiệu, NLG là một trong những nhà phát triển bất động sản tiên phong trong phân khúc nhà ở “vừa túi tiền” tại Việt Nam với hơn 25 năm kinh nghiệm. EHome là thương hiệu căn hộ được biết đến rộng rãi thuộc phân khúc này.

Về quản trị, NLG có các cổ đông chiến lược nước ngoài như ASPL, Goldman Sachs, Mekong Capital, IFC, giúp công ty nâng cao hệ thống quản trị doanh nghiệp, cũng như mang đến những lợi ích khác từ kinh nghiệm của nhóm cổ đông này. Gần đây, NLG có thêm cổ đông chiến lược mới là Keppel Land, một trong những nhà phát triển bất động sản hàng đầu ở phân khúc cao cấp. Keppel Land cũng có một số quỹ đất phù hợp với phân khúc nhà ở "vừa túi tiền", vốn là thế mạnh của NLG.

Cuối cùng, NLG có tình hình tài chính khỏe mạnh với nợ vay ở mức thấp. Công ty còn nắm giữ nhiều tiền mặt và sở hữu quỹ đất sạch lớn với giá rẻ.

Với nền tảng cơ bản tốt, VPBS tin rằng NLG sẽ đạt được chỉ số ROE ở mức 14.2% trong năm 2016.

Xem chi tiết tại đây

Đầu tư VNM với giá kỳ vọng 128,000 đồng

CTCK Bảo Việt (BVS) đánh giá tích cực hơn với cổ phiếu VNM của CTCP Sữa Việt Nam và kỳ vọng giá sẽ tăng trưởng lên mức 128,000 đồng/cp nhờ nguyên liệu giá thấp.

Theo BVS, về mặt doanh thu, trong hai quý cuối năm 2015 của VNM hầu như không có những yếu tố đột biến lớn so với quý 2/2015. Nhà máy sữa tại Campuchia đã đi vào hoạt động từ tháng 7/2015 với hai sản phẩm sữa chua, sữa nước và đến khoảng tháng 10/2015 sẽ có thêm sản phẩm sữa đặc. Tuy nhiên, mức độ đóng góp vào tổng doanh thu của VNM sẽ không tạo đột biến lớn do nhà máy sẽ thay thế cho việc xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Campuchia. Xét về biên gộp ước tính sẽ tương đương với biên lợi nhuận gộp của quý 2/2015 khoảng 40%.

Việc tăng tỷ lệ sở hữu tại công ty liên doanh liên kết Miraka từ 19.3% lên 22.8% cũng chưa đem lại mức tăng đáng kể, lợi nhuận từ Miraka còn khá thấp và mức sở hữu tăng thêm cũng không quá lớn. Ước tính cả năm 2015, VNM đạt doanh thu 39,846 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 7,605 tỷ đồng.

BVS cho biết, thị trường sữa năm 2016 được đánh giá là sôi động hơn khi thuế nhập khẩu sữa giảm từ mức 3% - 5% trong năm 2015 xuống còn 0% theo các hiệp định thương mại Asean – Úc - Newzealand và FTA Việt Nam – EU. Khi đó việc giảm thuế này cũng có tác động tích cực do hiện nay VNM cũng đang phải nhập khẩu khoảng 70% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất.

Tăng trưởng thị trường trong giai đoạn năm 2016 ước tính tăng trưởng khoảng 7% về giá trị, riêng VNM với các lợi thế hệ thống phân phối, mức thị phần hiện có và tăng trưởng hoạt động xuất khẩu thì có thể đạt mức tăng cao hơn thị trường chung. BVS ước tính doanh thu của VNM trong năm 2016 sẽ khoảng 44,403 tỷ đồng tăng 11.4% so với năm 2015. Lợi nhuận sau thuế năm 2016 dự báo là 8,772 tỷ đồng tăng 15.3% so với năm 2015.

Xem chi tiết tại đây

VHC: Giá mục tiêu 46,800 đồng

Bên cạnh VNM, BVS cũng đánh giá tích cực hơn với cổ phiếu VHC của CTCP Vĩnh Hoàn và giá kỳ vọng của BVS với cổ phiếu này là 46,800 đồng/cp.

Theo BVS thị trường Mỹ vẫn là nhân tố chính đóng góp vào tăng trưởng của VHC. Theo công bố sơ bộ về mức thuế chống bán phá giá cho đợt xem xét hành chính lần thứ 11 (cho giai đoạn từ 8/2013 – 7/2014), các doanh nghiệp thủy sản khác vẫn phải chịu mức thuế từ 0.36 USD/kg đến 0.84 USD/kg. Do đó, lợi thế về thuế 0% cho năm 2016 sẽ tiếp tục giúp cho VHC tăng thị phần xuất khẩu đến Mỹ. Ngoài ra, thị trường EU cũng kỳ vọng sẽ phục hồi tốt và khả năng giảm thuế nhờ hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA) sẽ tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm cá tra tại thị trường này.

Ngoài ra, gần đây VHC cũng đã hoàn thành việc đầu tư vào nhà máy dầu tinh luyện và cho ra đời sản phẩm mới dầu tinh luyện từ mỡ cá để xuất khẩu cho các khách hàng công nghiệp. Cả hai sản phẩm dầu cá và collagen đều là những sản phẩm có giá trị cao sản xuất từ nguồn phụ phẩm cá tra do đó biên lợi nhuận hứa hẹn sẽ tốt hơn biên lợi nhuận từ các hoạt động hiện có của VHC.

BVS ước tính doanh thu năm 2015 của VHC đạt 7,168 tỷ đồng, tăng 13.9% nhưng lợi nhuận sau thuế là 406 tỷ đồng giảm 7.4% so với năm 2014. Tính riêng hoạt động kinh doanh chính, năm 2015 ước tính tăng trưởng 41% so với năm 2014. So với kế hoạch năm, VHC có khả năng hoàn thành về doanh thu và vượt lợi nhuận sau thuế 27%. Năm 2016, doanh thu ước đạt 8,054 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 461 tỷ đồng.

Xem chi tiết tại đây

Tiềm năng và rủi ro tại TNG

Cổ phiếu TNG của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG được CTCK Bản Việt (VCSC) đưa ra một số điểm nhấn để nhà đầu tư xem xét.

VCSC đánh giá, TNG có tăng trưởng lợi nhuận nhờ mở rộng quy mô. Cụ thể, doanh thu thuần của TNG tăng trưởng ấn tượng trong 8 tháng đầu 2015 khi đạt gần 1,254 tỷ đồng, gần đạt tới mức doanh thu toàn năm 2015. Doanh thu trong phần còn lại của năm sẽ tăng trưởng mạnh hơn khi số lượng đơn hàng tăng lên do yếu tố chu kì, đáp ứng nhu cầu trong mùa nghỉ lễ của các nước phương Tây. Cơ sở để doanh thu dự phóng tăng mạnh là việc TNG đã chính thức đưa vào hoạt động 2 nhà máy mới là nhà máy may Đại Từ và nhà máy sản xuất bông.

Trong những năm gần đây, TNG đã tích cực tăng tỷ trọng hợp đồng FOB so với hợp đồng gia công CMT thông thường, do đó tạo thêm dư địa để mở rộng biên lãi gộp vì hợp đồng này cho phép nhà sản xuất tự do chọn lựa đầu vào. Kết hợp việc sử dụng phương pháp quản lý chất lượng và giá cả nguyên vật liệu, biên lợi nhuận gộp của TNG đã ở mức ấn tượng 19% vào cuối năm 2014 và sẽ tiếp tục được giữ vững đến cuối 2015.

Tuy nhiên lợi nhuận ròng của công ty lại chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ chi phí lãi vay chiếm trung bình khoảng 5% doanh thu và so sánh với tỷ suất lợi nhuận ròng thì chỉ đạt khoảng 4% trong năm 2014.

Việc tập trung khách hàng vào những “ông lớn” trong ngành bán lẻ quần áo tại Mỹ đã tạo áp lực không nhỏ đến những khoản phải thu và tình hình hàng tồn kho. Điều này dẫn đến TNG phải vay một phần nợ khá lớn để sử dụng làm vốn lưu động. Tính đến tháng 8/2015, dư nợ ngắn hạn của TNG đã vượt mức 788 tỷ đồng, chiếm hơn phân nửa tổng tài sản. Tuy nhiên, việc gia tăng vay nợ chỉ mang tính thời vụ, vì trong các năm trước TNG luôn có vốn lưu động tăng đột biến trong nửa đầu năm và giảm mạnh vào 2 quý cuối năm.

Để giải quyết vấn đề vốn, trong tháng 4 vừa qua, TNG đã phát hành thành công thêm 5.4 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4:1) cho cổ đông hiện hữu để bổ sung thêm vốn lưu động. Thêm vào đó công ty cũng đã có kế hoạch phát hành trái phiếu chuyển đổi trị giá là 100 tỷ đồng từ đây đến cuối 2015.

Xem chi tiết tại đây

Triệu Linh tổng hợp

-----------------------------------------

Khuyến nghị mua bán cổ phiếu của các công ty chứng khoán được trích dẫn lại có giá trị như một nguồn thông tin để nhà đầu tư tham khảo cho các quyết định đầu tư. Các khuyến nghị này có thể có những xung đột lợi ích với nhà đầu tư.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (6)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 25/04: Nên giao dịch cẩn trọng

VDS khuyến nghị nhà đầu tư cần tránh mua đuổi và giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý, đồng thời quan sát diễn biến cung cầu tại vùng cản để đánh giá lại trạng thái...

Góc nhìn 24/04: Duy trì ngưỡng 1,150-1,180?

TPS nhận định phiên giảm điểm ngày 23/04 không ảnh hưởng nhiều đến xu thế của VN-Index trong ngắn hạn. Thị trường được kỳ vọng có thể tạo vùng nền tích lũy quanh...

Góc nhìn 23/04: VN-Index có nhiều khả năng điều chỉnh ngắn hạn

Một số công ty chứng khoán (CTCK) đánh giá xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index theo chiều hướng tiêu cực, các nhà đầu tư nên cẩn trọng, chốt lời hoặc cơ cấu danh...

Có nên đầu tư PNJ, BWE và IDI?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan PNJ trên cơ sở chiếm lĩnh thị phần, cải thiện biên lợi nhuận gộp; tăng tỷ trọng BWE nhờ thúc đẩy tăng trưởng...

Góc nhìn tuần 22 - 26/04: Giằng co quanh 1,175

Các công ty chứng khoán dư báo VN-Index sẽ tiếp tục giằng co quanh ngưỡng 1,175. Trong trường hợp thủng ngưỡng này, chỉ số có thể giảm về ngưỡng hỗ trợ 1,150.

VN-Index chưa có dấu hiệu ngừng giảm?

Thị trường chứng khoán giảm điểm do phản ứng trước nhiều thông tin không mấy tích cực. Các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên tận dụng những nhịp hồi để hạ tỷ...

Góc nhìn 19/04: Phụ thuộc vào lực bắt đáy tại ngưỡng 1,190

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục điều chỉnh trong ngắn hạn trong bối cảnh tâm lý tiêu cực vẫn đang lấn át. Diễn biến của thị trường sẽ...

Chuyên gia Dragon Capital nhận định thị trường khó giảm tới 20%

Ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Khối đầu tư Dragon Capital đưa ra nhận định thị trường khó giảm tới 20% trong sự kiện Investor Day quý 1/2024 do Dragon Capital tổ chức...

Áp dụng IFRS tạo tiền đề để Việt Nam nâng hạng thị trường chứng khoán

Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế là một thông lệ tốt trên thế giới, việc áp dụng sẽ giúp Việt Nam cải thiện chất lượng báo cáo tài chính, nâng cao tính minh bạch...

Góc nhìn 16/04: Kỳ vọng vào nhịp hồi kỹ thuật?

Theo SSV, VN-Index đánh mất ngưỡng hỗ trợ MA50 và phát đi tín hiệu điều chỉnh trong trung hạn. Tuy nhiên với việc giảm sốc như phiên 15/04, VN-Index được kỳ vọng sẽ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98