Đầu tư gì cho thời “bạch kim”?

09/10/2015 13:34
09-10-2015 13:34:20+07:00

Đầu tư gì cho thời “bạch kim”?

Các ngành sản xuất kinh doanh của nền kinh tế có “ăn” vào cơ cấu dân số vàng được mãi hay không, hay chúng ta chỉ có một thời gian ngắn để chuẩn bị đầu tư đón thời đại “bạch kim” – một thời đại không hoàn toàn lấp lánh.

 

Đang có mâu thuẫn giữa mục tiêu tăng trưởng GDP và thực tế tăng năng suất lao động. (Nguồn: TCTK 2011, Viện Mc Kinsey, TS Phạm Chi Lan T.H)

Một thực tế rất gần lại đang hiện hữu: Năm 2017, VN sẽ chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số. Từ già hóa, chuyển sang cơ cấu già của VN, lại có tốc độ nhanh hơn bất kì một quốc gia nào khác.

Tiêu dùng, thực phẩm, y tế – Tiềm năng bỏ ngõ

Dân số đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế, quyết định cấu trúc nhân lực và thị trường tiêu dùng. Thống kê dân số năm 2014, dân số VN chính thức là 95 triệu người, cứ 1 km2 có 273 người sinh sống. 2/3 dân số trong đó thuộc độ tuổi lao động (60 triệu người, với 15-59 tuổi). Theo đó cứ 2 người làm việc sẽ hỗ trợ một người phụ thuộc. Cơ hội này sẽ kéo dài đến 2041 và có thể biến thành lợi tức về mặt kinh tế. Nhưng ở góc nhìn khác, dân số “bạch kim” nếu chiếm 10%, sẽ tương đương tới 9 triệu người – gấp hơn 1,3 lần dân số Singapore vào năm 2014. Đến 2030, tỷ lệ này sẽ là 20% và 2050 là chiếm tới 1/3 dân số VN. Một thị trường tiêu dùng mới cho nhóm người già là điều mà các chuyên gia đã và đang phác thảo.

Theo các chuyên gia, người già là nhóm tiêu dùng quyền năng, già có hơn, khỏe mạnh hơn chịu chi hơn, có nhiều thời gian để chi tiêu. Cũng cần lưu ý rằng ở thị trường VN, các ngành tiêu dùng nói chung đều đang nhắm đến giới trẻ, từ các thiết bị điện tử cho đến các mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Song, gần như chưa có một thống kê chính xác nào để xác nhận bao nhiêu người tiêu dùng trẻ có thể làm ra lợi tức, có tích lũy và chi trả được cho những hàng hóa họ tiêu dùng, hay phần lớn đều do bố, mẹ, do những người lao động trung niên và sau tuổi trung niên tích lũy, đặc biệt là ở các khoản chi trả chi tiêu cho tài sản lớn (nhà, phương tiện đi lại).

Lấy một ví dụ về sự thiếu vắng các dịch vụ, sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng nhóm già trong ngành sữa. Theo một thống kê, các DN ngành sữa trong nước hiện vẫn tập trung nhóm sữa bột dành cho trẻ em (dưới 12 tuổi) và sữa nước dành cho cả trẻ em lẫn người lớn (đến khoảng 29 tuổi). Phân khúc trung niên và già được tiên phong bởi Anlene, một nhãn hàng nhập ngoại từ Abbott (Mỹ) và thị phần gần như độc chiếm. Sự gia nhập của Vinamilk Sure Prevent, nhãn hàng dành cho phân khúc này của Vinamilk hay một vài nhãn khác tuy đã làm phong phú thêm lựa chọn của người tiêu dùng, song tất cả cũng mới chỉ dừng lại ở đó.

Tương tự như vậy, thực phẩm chức năng dành cho người già ở VN nói chung, phần lớn cũng vẫn đang nhập khẩu. Một thị phần vàng cho nhóm DN siêu nhỏ chuyên hàng “xách tay” thu lợi, mà lợi tức cho nguồn thuế quốc gia và việc “chảy máu ngoại tệ” vì nhập khẩu thì gần như không được ai kiểm soát.

Mở rộng từ sữa, thực phẩm dinh dưỡng, chức năng đến chăm sóc y tế – chuỗi sản phẩm dịch vụ này cũng đang gần như để ngỏ. Với khoảng 2,7 bệnh mà trung bình một người già mắc phải, theo thống kê của Bộ Y tế, và chi phí dành cho chữa bệnh của người già tốn gấp 7 lần so với người trẻ, chỉ tính riêng khoảng 150.000 người bệnh ung thu, trong đó đa phần là người trung niên và già ra đi mỗi năm, thị trường kinh doanh để chăm sóc người già, bao gồm y tế, giải trí, hộ lý phụng đưỡng… thực là những “ngách”kinh doanh mà DN nào đi trước, sẽ tới đích tốt hơn. Hiện một số DN VN bước vào khai thác lĩnh vực này nhưng cơ bản, vẫn chưa làm thay đổi được tâm lí chữa bệnh và chăm sóc y tế cho người già ở nước ngoài tốt hơn trong nước, và chưa thay thế hoặc cạnh tranh ngang ngửa được với các tập đoàn ngoại. Phát triển dịch vụ bệnh viện tư, đón đầu xu hướng chăm sóc dịch vụ y tế chuyên nghiệp và hiện đại như trường hợp Vinmec của Vingroup, thực tế vẫn quá hiếm.

Sử dụng nhân lực lao động già: Việt Nam có thể?

Bà Phạm Chi Lan, Chuyên gia Kinh tế, một thách thức của kinh tế Việt Nam ở giai đoạn từ nay đến 2035 là dân số biến động, kỳ vọng tăng trưởng kinh tế, cải thiện thu nhập dường như đang có sự mâu thuẫn với tốc độ già hóa. Cùng với đó là những rủi ro về cá nhân, xã hội, tài khóa cho nền kinh tế đang đặt ra.

Nhìn nhận nhóm người già trong biến động dân số là một nguồn nhân lực lao động thay thế không phải không phải khai thác được, bà Lan chỉ ra những ưu điểm của nhóm này: Dày dạn thâm niên, có tay nghề tốt, kỹ năng ngôn ngữ, truyền đạt tốt, kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, đạo đức nghề nghiệp và ý thức lao động cao – điều mà một phần lao động trẻ VN đang thiếu. Đồng thời nhóm người “bạch kim” rất trung thành và ít nhảy việc. Tái tuyển lao động cao tuổi, lập một “khung giờ” linh động phù hợp với sức khỏe của người cao tuổi sẽ giúp các DN Việt tránh được khủng hoảng thiếu lao động. Đây cũng là cơ hội của các DN đào tạo nhân sự lao động – một thị phần kinh doanh mà DN nên nghĩ đến trong kế hoạch 5 năm tới, TS Phạm Chi Lan đánh giá.

Lật ngược vấn đề một DN đào tạo nhân sự lao động, việc người già bị mắc bệnh, năng suất lao động thấp hơn người trẻ, luôn là rào cản để họ “kinh doanh” thị trường này. “Bản thân chúng tôi tuyển người trẻ còn khó, huống gì sử dụng người già để làm lực lượng lao động nòng cốt”.

Như vậy, bài toán về năng suất lao động của người già, mở rộng là năng suất lao động trong các ngành hàng và trong nền kinh tế nói chung, rõ ràng đang cần có những “phương trình” lượng hóa đầy đủ, trên cơ sở kết hợp của cải thiện chính sách, thể chế, quy định cho người lao động. Giải được bài toán này, các DN sẽ thấy được “cơ hội trong thách thức”,để dần thay đổi tư duy về sản phẩm, nhân lực lao động cho tương lai. Tư duy đầu đón thời đại bạch kim hôm nay, sẽ chỉ có thị trường phi tài chính – bảo hiểm là ngành “béo bở”, đã và đang cần được mọi thành phần trong cơ cấu dân số Việt tư duy lại.

Thế giới đối mặt với già hóa ra sao?

Trên thế giới, già hóa không phải là câu chuyện xa lạ. Ứng xử với nó nặng nề hay phải chấp nhận thích ứng, là điều mà nhiều nền kinh tế lớn đang trải qua. Nước Nhật là một ví dụ.

Năm 2014, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cho biết, số người từ 65 tuổi trở lên ở nước đã chạm mốc 32,9 triệu người vào tháng 9, chiếm tới 25,9% tổng dân số. Trong đó, số dân từ 75 tuổi trở lên chiếm 12,5% tổng dân số, tức cứ 8 người thì có 1 người ở độ tuổi 75. Với tốc độ già hóa dân số nhanh chóng, kinh tế nước Nhật đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt về thiếu hụt lực lượng lao động.

Ứng phó thách thức này, Nhật Bản đã điều chỉnh thị trường lao động như tăng tuổi nghỉ hưu, nhằm tăng số lao động lớn tuổi. Trong năm 2013, có 20,1% số người cao tuổi có việc làm tại Nhật, tăng 0,4% so với 10 năm trước đó và cao nhất trong nhóm 8 quốc gia công nghiệp khác. Sau Nhật Bản là Mỹ với 17,7%, Canada với 12,5% và Nga 11%. Như vậy số người cao tuổi có việc làm tại Nhật được ghi nhận ở mức kỷ lục với 6,36 triệu người, tăng năm thứ 10 liên tiếp.

Bên cạnh tận dụng lực lượng lao động lớn tuổi để đối tượng này đồng thời vừa gia nhập vào guồng máy tạo sản phẩm hàng hóa quốc nội, vừa tăng thu nhập thuế cho quốc gia, đồng thời lại chi trả các khoản bảo hiểm, tiêu dùng, an sinh xã hội… nước Nhật cũng có chính sách thúc đẩy đầu tư ra bên ngoài – một hướng tăng cường tìm đầu ra gia công và sản xuất cho các DN, đặc biệt nhóm DNVVN kiểu “vệ tinh”, ở những thị trường có lợi thế lao động giá rẻ. Qua đó, hút về nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia.

Nhiều quốc gia thuộc khối EU hiện cũng có những sách phù hợp với mô hình phát triển kinh tế của quốc gia họ. TS Nguyễn Ngọc Quỳnh, Chuyên gia của UNFPA cho biết để làm được như vậy, cần bắt đầu từ tư duy và cách nhìn nhận về thời kì phát triển dân số già. Nên xem đó là dân số white hair – tóc trắng, hay là dân số “bạch kim”? Nhìn nhận nó là một cơ hội, UNFPA cho rằng nếu chuẩn bị từ bây giờ, nhiều DN VN sẽ có cơ hội phát triển tốt ở một thị trường rất sơ khai, gần như còn để ngỏ, ở năm 2017 – khi VN có tỷ lệ người già chiếm trên 10% tổng số dân và tỷ lệ đó mỗi năm sẽ tăng lên không ngừng.

Thời “bạch kim” và cách mạng năng suất lao động *Trong giai đoạn 2000-2013, năng suất lao động của VN giảm 2% so với giai đoạn 1990-2000. Tương ứng tăng trưởng GDP bình quân hàng năm cũng đã giảm 1%. Một số liệu khác từ TS Phạm Chi Lan cho biết năng suất tổng hợp của kinh tế VN giai đoạn 1990 – 2000 đã tăng 79%; còn bây giờ là -10%. “Có quá nhiều tiền cũng là vấn đề khi vốn ODA và các nguồn vốn khác đã đổ vào VN. Riêng về mức tăng vốn của 2 giai đoạn đã cách biệt từ 0% lên tới 79%. Vốn con người ngược lại, tăng 21% so với 30% trước đó. Như vậy năng suất các ngành VN nói chung đều đang thấp. Đặc biệt, xét về giá trị gia tăng tạo được/ đầu người lao động (PPP), VN mới chỉ bằng 1/15 của Singapore. Các ngành tạo giá trị gia tăng tập trung vào tay các đại gia còn tốc độ giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP đang ngày càng chậm lại. Đó là những nút thắt chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, và là nút thắt tái cơ cấu nông nghiệp khi người nông dân không biết đi đâu, làm gì, chưa kể những người nông dân hôm nay, sẽ là người già ở ngày mai”, TS Phạm Chi Lan cho biết.

GS Trần Văn Thọ, Đại học Tokyo, từ cách đây cả chục năm đã cảnh báo VN có thể gặp tình trạng già trước khi giàu. Tính toán tăng năng suất lao động, với mức tăng 1,5 lần so với hiện nay, để nền kinh tế mới đạt tăng trưởng GDP 7% và theo đó mới hy vọng đạt được ngang bằng Malaysia. Bà Lan cho rằng nếu không 20 năm nữa, VN cũng sẽ không bằng được Thái Lan ở thời điểm hiện tại. Một số các giải pháp, theo đó,rất cần được quan tâm mà trong đó quan trọng là giải phóng nguồn vốn con người – chuyển hóa nguồn vốn con người từ lượng sang chất.


TS. Đinh Thế Hiển

diễn đàn doanh nghiệp



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98