Nông dân đang thiệt kép rất lớn

04/10/2015 22:16
04-10-2015 22:16:00+07:00

Nông dân đang thiệt kép rất lớn

Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu 11 mặt hàng nông sản chủ yếu (gồm gạo, cà phê, điều nhân, sắn và sản phẩm sắn, cao su, hạt tiêu, chè, rau quả, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm mây, tre, cói, thảm) trong tháng 9 vừa qua chỉ đạt 1,98 tỉ đô la Mỹ, giảm tới 16,5% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trong chín tháng đầu năm 2015 cũng chỉ đạt 19,97 tỉ đô la Mỹ, giảm 7% so với cùng kỳ.

Thiệt đơn do giá xuất khẩu

Việc rổ hàng nông sản xuất khẩu này “co lại” như vậy chủ yếu là do giá xuất khẩu tiếp tục giảm.

Tổng kim ngạch xuất khẩu bảy mặt hàng nông sản chủ yếu có số liệu thống kê về lượng và giá trị (gồm gạo, cà phê, điều nhân, sắn và sản phẩm sắn, cao su, hạt tiêu và chè) trong chín tháng đầu năm nay chỉ đạt 8,95 tỉ đô la Mỹ, giảm 9,9% so với cùng kỳ. Thế nhưng, nếu cùng quy về giá năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trong chín tháng đầu năm nay đạt 11,52 tỉ đô la Mỹ. Như vậy, khoản “thua thiệt” về giá đã lên tới 2,57 tỉ đô la Mỹ, tương ứng với 28,7% kim ngạch xuất khẩu thực tế.

Điều đáng ngại là xu thế giảm giá của các mặt hàng nông sản này hiện nay vẫn tiếp tục mạnh lên. Nếu như tỷ lệ thua thiệt về giá trong cùng kỳ năm 2012 mới chỉ là 16,6%; năm 2013 tăng lên 23% thì năm 2014 tiếp tục nhích lên 23,9% kim ngạch xuất khẩu thực tế.

Một động thái khác cũng rất đáng lưu ý là nhập khẩu 14 mặt hàng nông sản và vật tư nông nghiệp chủ yếu vẫn tiếp tục xu thế tăng, cho nên xuất siêu hàng nông sản đã giảm mạnh. Nếu như tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này trong chín tháng đầu năm 2012 mới đạt 9,59 tỉ đô la Mỹ, cùng kỳ năm 2013 tăng lên 10,62 tỉ đô la Mỹ thì cùng kỳ năm 2014 tăng mạnh lên 12,37 tỉ đô la Mỹ và chín tháng đầu năm nay đã đạt kỷ lục 13,09 tỉ đô la Mỹ.

Xuất siêu bình quân các mặt hàng nông sản chủ yếu trong cùng kỳ ba năm trước là 8,95 tỉ đô Mỹ, đạt tỷ lệ tới 82,4%. Nhưng với tình hình này, chín tháng đầu năm nay, xuất siêu đã giảm rất mạnh, chỉ còn 6,88 tỉ đô la Mỹ, tương ứng tỷ lệ 52,5%.

Những biến động của giá cả như vậy đã “làm mờ” một thực tế đặc biệt đáng quan tâm là nhập khẩu hàng nông sản còn tăng “khủng” hơn nhiều so với những gì các số liệu thống kê cho thấy.

Nếu theo các số liệu thống kê, nhập khẩu 14 mặt hàng nông, lâm nghiệp, thủy sản và vật tư nông nghiệp chủ yếu trong chín tháng đầu năm 2015 chỉ tăng rất khiêm tốn 5,8% so với cùng kỳ năm 2014, còn nhập khẩu bảy mặt hàng nông sản và vật tư nông nghiệp chủ yếu có số liệu thống kê về lượng và giá trị đã tăng đáng lo ngại 17,1% nhưng nếu quy về giá năm 2011 thì cả hai đều đã tăng “rất khủng”, ở mức 14,6% và 32,7%.

Thiệt kép do giá tiêu dùng trong nước

Từ năm 2012 đến nay giá nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 14,94%, nhưng giá của tất cả các nhóm hàng hóa, dịch vụ khác đã tăng tới 25,34%. Điều này cũng có nghĩa là nông dân đã phải bán hàng nông sản với giá rẻ và mua hàng công nghiệp và dịch vụ với giá đắt hơn nhiều. Trong đó, thua thiệt của nông dân làm lương thực là đặc biệt lớn. Bởi lẽ, trong cùng kỳ, giá lương thực chỉ tăng “tượng trưng” 4,07% nhưng giá hàng phi lương thực và dịch vụ tăng tới 23,61%.

Tất cả những điều nói trên có nghĩa là tỷ giá cánh kéo giữa hàng nông sản với hàng công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là giữa lương thực với hàng công nghiệp và dịch vụ đã doãng rất rộng. Điều này đương nhiên ảnh hưởng rất lớn đến sức mua của thị trường trong nước, bởi dân cư khu vực nông thôn hiện vẫn chiếm gần hai phần ba dân số cả nước. Đây chính là lý do để giải thích tại sao xuất khẩu vẫn tăng nhanh nhưng quá trình khôi phục nhịp độ tăng trưởng kinh tế của nước ta không được như mong đợi.

Và xa hơn nữa, khoảng cách giàu - nghèo giữa hai khu vực đô thị và nông thôn của nước ta đang doãng rộng là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm.

Nguyễn Đình Bích

tbktsg



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Lý do sầu riêng Việt lên ngôi số 1 tại Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm

Riêng trái sầu riêng tươi, hai tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu đạt 172,227 triệu USD; tăng 198,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Singapore hạn chế nhập khẩu trai nghi nhiễm độc của Malaysia

Phó Cục trưởng DOF Wan Aznan Abdullah đã thông báo xuất hiện loại tảo độc hại khiến trai ở vùng nước Port Dickson bị ô nhiễm, dẫn đến một số trường hợp bị ngộ độc...

Vì sao trứng gà, trứng vịt giá rẻ bán tràn lan? 

Trứng gà, vịt giá rẻ đang được bán tràn lan trên xe đẩy, bán xô… nhưng nguồn gốc, chất lượng sản phẩm không được kiểm soát.

Giá kim loại nối đà tăng mạnh, nông sản phục hồi

Số liệu Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, với 25/31 mặt hàng đồng loạt tăng giá, lực mua hoàn toàn áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu trong...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98