VinaCapital: Đầu tư cổ phần tư nhân của VOF có tỷ suất lợi nhuận cao nhất

15/10/2015 18:24
15-10-2015 18:24:29+07:00

VinaCapital: Đầu tư cổ phần tư nhân của VOF có tỷ suất lợi nhuận cao nhất

Tại Đại hội Nhà đầu tư thường niên năm 2015 tổ chức ngày 15/10/2015, VinaCapital cho biết khoản đầu tư vào cổ phần tư nhân mang lại tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong 5 năm qua so với các hạng mục đầu tư khác.

* VinaCapital: Quỹ VinaLand đặt mục tiêu thoái hết vốn thu về 275 triệu USD

VN-Index kết năm tại mức 620-650?

Chia sẻ về môi trường đầu tư tại Việt Nam, ông Andy Ho - Giám đốc điều hành kiêm trưởng bộ phận đầu tư VinaCapital cho biết tác động gần đây nhất đến từ Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam sẽ hưởng lợi từ việc giảm thuế với khoảng 18,000 mặt hàng.

Hiện các nhà đầu tư đang dần ít quan tâm đến các kênh an toàn và chủ động chuyển sang đầu tư chứng khoán, bất động sản vì lạm phát và lãi suất giảm. Ông Andy Ho cho biết, nhiều chuyên gia từ các công ty chứng khoán cùng chung dự báo VN-Index sẽ ở mức 620-650 điểm. VinaCapital cho biết VN-Index tiếp tục giao dịch ở mức hấp dẫn so với các thị trường tương tự, nhưng khoảng cách về định giá được kỳ vọng sẽ thu hẹp khi thị trường tăng cả về chiều rộng và chiều sâu với chương trình cải cách của Chính phủ. Hiện P/E của Việt Nam thấp nhất so với các thị trường mới nổi khác với 11.1 lần, trong khi Singapore 12.8 lần, Thái lan 17 lần hay Malaysia 16.7 lần…

Tuy nhiên, về vấn đề tỷ giá, VinaCapital cho rằng nếu tiền đồng không đủ ổn định sẽ có thể khiến nhà đầu tư rút vốn khỏi thị trường chứng khoán.

Ông Andy Ho - Giám đốc điều hành kiêm trưởng bộ phận đầu tư VinaCapital

Fed sẽ chưa nâng lãi suất

Liên quan đến khả năng Fed tăng lãi suất, ông Andy Ho cho biết việc tăng lãi suất của Fed tùy thuộc vào yếu tố lạm phát (thấp) và tỷ lệ việc làm (chưa đủ mức độ) nên quyết định chưa tăng lãi suất. Từ nay đến cuối năm, khả năng Fed tăng lãi suất là không và có thể phải đến năm 2016.

Trong trường hợp Fed tăng lãi suất vào cuối năm 2015 này, nếu Trung Quốc tiếp tục phá giá thì Việt Nam có thể phá giá theo, lãi suất tại nhiều nước cũng sẽ tăng theo.

Ngoài ra, hiện việc phát hành trái phiếu Chính phủ đang gặp khó khăn, nếu muốn tăng tỷ lệ thành công thì sẽ phải tăng lãi suất trái phiếu.

Khoản đầu tư vào cổ phần tư nhân của VOF có lợi nhuận cao nhất

Về quỹ VOF, ông Andy Ho chia sẻ các khoản đầu tư vào cổ phần công ty tư nhân đang mang lại lợi nhuận cao nhất với tỷ lệ gần 21%/năm trong 5 năm qua, cổ phiếu niêm yết có tỷ suất lợi nhuận 10%/năm, còn các dự án bất động sản lãi báo lỗ 9%/năm.

Tình hình hoạt động của VOF

Cụ thể, liên quan đến khoản đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, từ đầu năm đến nay, danh mục đầu tư của VOF hoạt động kém hơn các danh mục tương tự với mức giảm 4.4% trong khi các danh mục tương tự giảm 2.2%, còn mức giảm của VN-Index là 1.8%. Ông Andy Ho chia sẻ danh mục đầu tư của VOF giảm nhiều hơn VN-Index do VOF không đầu tư nhiều vào các cổ phiếu ngân hàng (chỉ đầu tư MBB) và đặt niềm tin nhiều vào các công ty dầu khí như PVD, PVS.

So sánh hoạt động của VOF với các loại hình khác

Còn khoản đầu tư cổ phần tư nhân giúp VOF thu về 23 triệu USD lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận đạt 2.1 lần đối với các khoản thoái vốn toàn bộ và 2 lần đối với các khoản thoái vốn một phần.

VinaCapital được thành lập năm 2003, hiện có danh mục đầu tư đa dạng có tổng giá trị tài sản trên 1.3 tỷ USD. VinaCapital hiện đang quản lý 3 quỹ đầu tư dạng đóng được niêm yết tại thị trường chứng khoán London (AIM) gồm: VinaCapital Vietnam Opportunity Fund Limited (VOF), VinaLand Limited (VNL) và Vietnam Infrastructure Limited (VNI). VinaCapital cũng là tập đoàn đồng quản lý quỹ đầu tư công nghệ DFJ VinaCapital L.P, đồng thời sở hữu cổ phần tại CTCP Quản lý quỹ VinaWelath và Forum One – VCG Partners Vietnam.

VinaCapital cho biết chiến lược của VOF sẽ tập trung vào các thị trường nội địa như hàng tiêu dùng, gián tiếp vào bất động sản và các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, truyền thông, logistics, vật liệu xây dựng, nông/thủy sản, nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, VOF sẽ tăng các khoản đầu tư cổ phần tư nhân với giá trị 10-40 triệu USD, trong đó có một số doanh nghiệp đầu ngành đang tìm kiếm nhà đầu tư vào cổ phần thiểu số/không chi phối. Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước cũng giúp tạo ra nhiều cơ hội để tái xây dựng danh mục đầu tư OTC, một số khoản đầu tư thành công của VOF như Bảo vệ Thực vật An Giang (AGPPS), Vinamilk (VNM), Vinatex, Hóa chất Cơ bản miền Nam.

Forum One sẽ “thay thế” VNI và Vinaland

Một nội dung đáng chú ý tại Hội nghị lần này của VinaCapital là Quỹ Forum One - VCG Partners Vietnam (VVF), quỹ mở theo tiêu chuẩn UCITS (EU) lớn nhất tại Việt Nam hiện nay được thành lập vào tháng 7/2015. Kể từ khi thành lập, VFF giảm 3.8% trong khi VN-Index giảm 14.5%. VFF đặt mục tiêu lợi nhuận 15% mỗi năm.

Hiện tại thị trường Việt Nam có 4 quỹ theo tiêu chuẩn UCITS gồm Forum One – VCG Partners Vietnam Fund (VVF) có quy mô 70.6 triệu USD, Lumen Vietnam Fund 22.3 triệu USD, Vietnam Quity UCITS Fund 13.6 triệu USD và Vietnam Emerging Market Fund SICAV 17.8 triệu USD.

Trước đó, do Quỹ Vietnam Infrastructure Limited (VNI) của VinaCapital dự kiến sẽ hết tuổi thọ hoạt động vào năm 2015 nên các nhà đầu tư đã quyết định tách VNI thành 2 quỹ gồm VVF tập trung đầu tư vào các thị trường niêm yết (theo yêu cầu của các nhà đầu tư mới từ châu Âu và châu Á) và quỹ thành viên còn lại đầu tư vào hạ tầng.

Quỹ còn lại của VinaCapital cũng có kế hoạch thoái vốn hoàn tất trong năm 2015 (sau khi được gia hạn thêm 3 năm từ năm 2012 để thoái vốn các khoản đầu tư) là VinaLand. Quỹ ước tính tổng khoản tiền có thể thu về khoảng 275 triệu USD đến tháng 5/2016, trong đó chi trả cho nhà đầu tư khoảng 115 triệu USD. Tính đến 31/08/2015, giá trị tài sản ròng của VinaLand ở mức 386 triệu USD, tương đương 0.9 USD/ccq, giá chứng chỉ quỹ ở mức 0.53 USD/ccq. VinaLand đã thoái vốn 22 khoản đầu tư và hiện còn khoảng 25 dự án từ Bắc đến Nam.

Đề xuất phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế nhằm cập nhật tình hình VN với thế giới

Ông Trương Chí Trung - Thứ Trưởng Bộ Tài Chính:

Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia. Đây là vấn đề trọng tâm của Chính phủ, trong đó việc thoái vốn khỏi DNNN là một trong những nội dung tái cấu trúc doanh nghiệp (DN) nhằm hai mục tiêu (i) thu hút nhà đầu tư mới để tăng năng lực quản trị cho doanh nghiệp và (ii) tạo quỹ hoạt động tiếp tục củng cố và phát triển của Nhà nước.

Liên quan đến đề xuất phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế để tái cơ cấu nợ công, ông Trung cho biết ngoài ra còn nhằm mục đích cập nhật liên tục tình hình Việt Nam với các nhà đầu tư quốc tế.

Kế hoạch hoành thành cổ phần hóa sẽ kéo dài đến năm 2016 hoặc 2017

Ông Phạm Viết Muôn – Cố vấn cấp cao của Vinacapital (Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ):

Mới đây Thủ tướng đã thông qua chủ trương thoái vốn 10 DNNN (Vinamilk, FPT…) thể hiện kiên định của Chính phủ khi Nhà nước rút lui khỏi lĩnh vực không cần nắm giữ.

Tuy nhiên có ý kiến cho rằng thông tin này đưa ra gần như cùng lúc với đề xuất phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế để tái cơ cấu nợ công dẫn tới nghi ngờ Chính phủ thiếu tiền trả nợ và buộc phát thoái vốn khỏi 10 DNNN. Ông Muôn cho biết việc phát hành trái phiếu quốc tế là để đáo nợ cho những khoản nợ đến hạn vào năm 2015-2016.

Chia sẻ về kế hoạch cổ phần hóa của năm 2015, ông Muôn cho biết dự kiến hoàn tất cổ phần hóa 432 DN trong năm 2015 (sau đó bổ sung thêm 100 DN lên khoảng 532 DN). Trong năm 2015 đã phê duyệt 145 DN, dự kiến đến cuối năm sẽ phê duyệt thêm 200 DN. Tuy nhiên, kế hoạch đến hết năm 2015 sẽ hoàn thành xong kế hoạch cổ phần hóa hơn 500 DN là không thực tế, có khả năng sẽ kéo dài đến 2016 hoặc muộn hơn thì đến 2017 sẽ hoàn thành cổ phần hóa 532 DN đã phê duyệt.

Minh Hằng



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (9)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giao dịch quỹ đầu tư: Lực bán trỗi dậy

Tuần qua (15-19/04/2024), giao dịch quỹ đầu tư chứng kiến sự trỗi dậy của chiều bán sau nhiều tuần bị lực mua áp đảo.

Quỹ ETF trăm triệu đô bán ròng cổ phiếu Việt sau nhiều tuần im tiếng, loại hết THD

Sau nhiều tuần không động tĩnh, iShares ETF - quỹ ETF chuyên tập trung vào các cổ phiếu thị trường cận biên và mới nổi - tiến hành bán ròng đối với gần như toàn bộ...

MWG bị loại khỏi danh mục VNDiamond

Ngày 15/04, HOSE đã chính thức công bố kết quả rà soát danh mục các chỉ số cho kỳ Quý 1/2024. Xin lưu ý, các chỉ số mới sẽ có hiệu lực từ ngày 06/05 và các ETF liên...

Giao dịch quỹ đầu tư: Lực mua giữ “phong độ”

Tuần qua (08-12/04/2024), lực mua bao trùm trong giao dịch của quỹ đầu tư khi thị trường xuất hiện 03-04 phiên rung lắc liên tục ở vùng hỗ trợ quanh 1,245 điểm.

Quỹ thuộc SGI Capital bất ngờ bán gần hết cổ phiếu ngân hàng, nâng tỷ trọng tiền mặt hơn 57%

Sau nhiều tháng dồn lực vào cổ phiếu, quỹ Ballad Fund bất ngờ thoái vốn mạnh trong tháng 3/2024, trong đó bán gần hết các cổ phiếu tài chính, đồng thời cảnh báo về...

Giao dịch quỹ đầu tư: Lực mua bền bỉ

Tuần qua (01-05/04/2024), giao dịch quỹ đầu tư tiếp tục nghiêng về chiều mua trong bối cảnh VN-Index chịu áp lực điều chỉnh khá mạnh ở vùng giá quanh 1,295 điểm...

Cá mập PYN Elite lãi 5 tháng liên tiếp

Sau 5 tháng lãi liên tiếp, tỷ suất sinh lợi của quỹ ngoại PYN Elite tại thị trường Việt Nam đạt 15.34%.

Quỹ DCVFMVN Diamond ETF sẽ đảo danh mục ra sao trong quý 1/2024?

SSI Research ước tính quỹ DCVFMVN Diamond ETF sẽ bán 48.5 triệu cp MWG khỏi danh mục, trong khi mua vào khoảng 450,000 cp BMP. Ngoài ra, một số cổ phiếu ước tính...

3 quỹ ETF có NAV gần 20,000 tỷ đồng sẽ loại MWG, thêm BMP?

Dự báo về đợt review tháng 4/2024, CTCK BSC dự báo các quỹ theo chỉ số VNDiamond sẽ mua bán hàng chục triệu cp MWG, MBB, VPB, VRE và KDH.

Giao dịch quỹ đầu tư: Lực mua áp đảo

Tuần qua (25-29/03/2024), giao dịch cổ phiếu của các quỹ đầu tư chủ yếu nghiêng về chiều mua trong bối cảnh thị trường diễn biến khá tích cực dù chịu áp lực rung...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98