Chiến lược “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc và bài toán phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam

24/11/2015 15:00
24-11-2015 15:00:00+07:00

Chiến lược “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc và bài toán phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam

Nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với hai rủi ro chính là nợ và giảm phát. Trong các chiến lược đưa ra để cải thiện tình hình, đáng chú ý có chiến lược “Một vành đai, một con đường” để kết nối khu vực và quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu. Điều này tạo nên những thách thức cho việc quy hoạch và phát triển  cơ sở hạ tầng của Việt Nam.

Đây là thông tin từ buổi tọa đàm “Trung Quốc năm 2015, nhìn về 2016 và tác động đến Việt Nam” do Thời báo Kinh tế Sài Gòn phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (SCIS), Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM tổ chức vào ngày 20/11/2015.

Bóng ma nợ và giảm phát đang đeo bám Trung Quốc

Tại buổi tọa đoàm, TS.Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc (VCES) thuộc Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cho biết so với giai đoạn kinh tế Trung Quốc tăng trưởng GDP hai con số 2000 - 2009, thế giới đang chứng kiến một giai đoạn phát triển khác của Trung Quốc kể từ năm 2011 trở đi, GDP của Trung Quốc giảm từ 9%/năm xuống còn 7%/năm như hiện nay. Các tổ chức quốc tế như WB, IMP hay OECD đều hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc xuống khoảng 6.9% đến 7.3% cho giai đoạn 2015-2017. Nhưng đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng, phần còn lại là những rủi ro của nền kinh tế Trung Quốc mà trong đó 2 vấn đề lớn nhất là nợ và giảm phát.

Để đối phó với tình trạng này, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp nới lỏng tiền tệ để kích thích nền kinh tế từ năm 2012 với 8 lần hạ lãi suất và 4 lần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Cụ thể, lãi suất huy động giảm từ 3% về 1.5% và lãi suất cho vay cũng giảm về 4.35%. Nhưng theo T.S Phạm Sỹ Thành, nền kinh tế Trung Quốc không còn khả năng hấp thụ vốn do 3 nguyên nhân chính, đó là (1) Chi phí đi vay của doanh nghiệp quá cao, (2) Tồn kho bất động sản và (3) Bóng ma nợ địa phương.

Trung Quốc vốn được coi là công xưởng của thế giới, tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng là động lực cho nền kinh tế đã cho thấy dấu hiệu sụt giảm đáng kể. Trong 6 tháng đầu năm 2015, tăng trưởng sản xuất công nghiệp sụt giảm mạnh chỉ còn 2.5%, thấp hơn nhiều lần so với các năm trước và chỉ bằng 1/3 con số mà Chính phủ công bố. Điều đáng nói là sản xuất giảm đáng kể nhưng chi phí vay vốn liên tục tăng, lãi suất mà các doanh nghiệp đi vay thực tế cao hơn nhiều so với lãi suất danh nghĩa dẫn đến doanh nghiệp giảm lợi nhuận, thậm chí là thua lỗ nên nhu cầu vay vốn giảm mạnh.

Bên cạnh đó, tồn kho bất động sản của Trung Quốc ước tính khoảng 2.5 tỷ m2 nhà ở không bán được, tương đương với diện tích cho 80 triệu dân thành thị và không cần xây thêm nhà trong 5 năm nữa. Lượng tồn kho quá lớn so với nhu cầu thực tế đã gây áp lực lên nên kinh tế và tạo gánh nặng nợ lên hệ thống ngân hàng.

Ngoài ra, tổng số nợ địa phương của Trung Quốc ở quy mô khoảng 17,000 - 20,000 tỷ USD, tương đương 170 - 200% GDP. Điều nguy hiểm nhất là số nợ khổng lồ này không có khả năng để trả, phần lớn do thế chấp đất để vay, địa phương cũng không có nguồn thu để trả nợ và mãi gầy đây Chính phủ mới cho phép phát hành trái phiếu địa phương để đảo nợ.

Những nỗ lực nới lỏng quy mô đảo nợ của Trung Quốc vẫn là “muối bỏ biển”, bóng ma nợ địa phương vẫn luôn hiện hữu và là vấn đề nan giải cho nền kinh tế nước này.

Thêm nữa, Trung Quốc đang phải vật lộn để thoát khỏi tình trạng dư thừa sản xuất và lực cầu hàng hóa trong ngành công nghiệp không có nhiều cải thiện. Mức lạm phát của nước này liên tục sụt giảm trong 3 tháng gần đây, từ mức 2% trong tháng 8 giảm xuống 1.6% trong tháng 9 và giờ là 1.3%. Còn chỉ số sản xuất trong 10 tháng đầu năm nay đã giảm 5.1% so với cùng kỳ năm ngoái. Hệ lụy của bóng ma giảm phát khiến cho thị trường tài sản sẽ vỡ vụn làm giảm giá tài sản và gia tăng nợ.

Như vậy, Trung Quốc đang gặp phải hai vấn đề chính đó là nợ và giảm phát trong nền kinh tế. Theo T.S Phạm Sỹ Thành, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) có đủ nguồn lực và khả năng để xử lý các vấn đề nhưng sẽ phải trả giá đắt tương đương với việc hy sinh khoảng 30% GDP.

Thách thức cho quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam

Gần đây, Trung Quốc tăng cường nỗ lực tuyên truyền về chiến lược “Một vành đai, một con đường” đầy tham vọng của mình, nhằm tạo ra một hành lang kinh tế mới mở rộng lên tới 60 quốc gia trên toàn thế giới. Bằng chứng là Trung Quốc đầu tư rất mạnh vào các dự án cơ sở hạ tầng bao gồm đường sá, hệ thống cảng trải dài từ Đông Nam Á, Tây Á, Châu Phi sang Châu Âu… Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc rất tích cực cho vay và viện trợ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng theo trục “một vành đai” tại nhiều quốc gia. Theo TS Phạm Sỹ Thành, thông qua chiến lược này, Trung Quốc có thể đang thiết lập hệ thống vận chuyển hàng hóa độc lập với Mỹ và đến năm 2016 sẽ ráp nối những dự án đã làm với nhau.

Đối với khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc đầu tư rất mạnh vào Myanmar, Lào, Campuchia, Malaysia...  và tạo “đòn bẩy cơ sở hạ tầng” tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Đến năm 2020, chiến lược này sẽ kết nối hệ thống cơ sở hạ tầng của Trung Quốc và chạy thẳng ra cảng biển của Thái Lan, Campuchia và Myanmar.

Trong khi đó, quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn chỉ dựa trên trục hình chữ Y chạy dọc từ Bắc vào Nam mà thiếu đi các dự án phát triển giao thông kết nối trục Đông – Tây và xuyên biên giới để kết nối với các nước Thái Lan, Lào, Campuchia... Ngoài ra, quy hoạch phát triển hệ thống cảng còn mang tính chất địa phương, chi phí đắt đỏ, dịch vụ kém, thời gian thông quan lâu cũng là những bất cập hiện tại.

Cơ sở hạ tầng của người Thái tốt hơn của Việt Nam, 3 nước còn lại là Lào, Campuchia, Myanmar tuy còn yếu nhưng đang được đầu tư rất mạnh từ Trung Quốc cho chiến lược “Một vành đai, một con đường”. Một khi mạng lưới đó thông suốt, hàng hóa của Trung Quốc có thể tiếp cận khu vực Đông Nam Á bằng nhiều cách mà không cần thông qua hệ thống đường, cảng của Việt Nam.

Như vậy, Việt Nam đang gặp thách thức lớn cho việc quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng để kết nối với khu vực và đòi hỏi cần nghiên cứu và có giải pháp phù hợp trong bối cảnh mới./.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất nhà máy điện mặt trời được phép bán trực tiếp cho khách hàng qua đường dây riêng

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn thông qua đường dây riêng hoặc...

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98