Đâu là rủi ro cho tăng trưởng toàn cầu 2016?

18/11/2015 09:51
18-11-2015 09:51:59+07:00

Đâu là rủi ro cho tăng trưởng toàn cầu 2016?

Các chuyên gia của Moody's vừa cảnh báo sự biến động của dòng vốn đầu tư, đà tăng trưởng thấp hơn mong đợi tại Trung Quốc và việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở Mỹ là những rủi ro lớn đang đe dọa đến xếp hạng tín nhiệm của các quốc gia.

* Đâu là rào cản lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu 2016?

* Moody’s: Khả năng chống chọi với các cú sốc của kinh tế toàn cầu đã suy yếu

* OECD: Thương mại toàn cầu trì trệ gia tăng nguy cơ suy thoái

* Kinh tế toàn cầu đón tin xấu!

 

“Sắp bước vào năm 2016, triển vọng tín nhiệm của các quốc gia toàn cầu nhìn chung là ổn định theo đánh giá của chúng tôi, nhưng nhiều khả năng các thông tin ngạc nhiên tiêu cực sẽ nhiều hơn so với các thông tin tích cực,” Alastair Wilson, Giám đốc điều hành Bộ phận quản lý rủi ro tín nhiệm quốc gia toàn cầu tại Moody’s, cho biết trong báo cáo công bố hôm thứ Tư.

Tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu 2016 xuống 3.6%, thấp hơn so với mức 3.8% mà cơ quan này đưa ra hồi tháng 7. IMF cảnh báo các nguy cơ “bất lợi” đối với nền kinh tế thế giới đã gia tăng trong những tháng gần đây.

Tỷ lệ các nước được Moody xếp hạng tín nhiệm có triển vọng “ổn định” đã giảm nhẹ so với cách đây một năm (chỉ còn 75% so với gần 80% trước đó) và tỷ lệ các quốc gia có triển vọng tiêu cực đã tăng lên.

CNBC đã liệt kê một số yếu tố có thể đe dọa đến nền kinh tế thế giới trong năm tới:

Biến động của dòng vốn đầu tư

Theo Wilson, sự bất ổn của dòng vốn đầu tư trên toàn thế giới có lẽ là rủi ro lớn nhất cho năm 2016. “Chúng ta sẽ chứng kiến sự hoảng loạn của các thị trường; sự đảo chiều mạnh mẽ của dòng vốn xuất phát những điều mà lẽ ra không phải là quan trọng. Chẳng hạn như, về bản chất, sự sụp đổ trên thị trường chứng khoán Trung Quốc lẽ ra không ảnh hưởng gì đến tăng trưởng toàn cầu, nhưng thực tế là nó khiến dòng vốn dịch chuyển mạnh mẽ,” ông nói.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ, lượng vốn chảy khỏi Trung Quốc đã lên tới con số 500 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm nay, và đã đạt mức cao nhất, khoảng 200 tỷ USD, trong tháng 8 vừa qua, sau khi thị trường chứng khoán nước này lao dốc, gây ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu toàn cầu và cũng sau khi Bắc Kinh thông báo Chính phủ nước này sẽ rút khỏi vai trò ấn định tỷ giá ngoại hối.

“Gần đây đã có nhiều cuộc thảo luận về các tác động của dòng vốn đối với đà tăng trưởng toàn cầu và nguy cơ gây ra những bất ổn về mặt kinh tế cũng như tài chính. Chúng tôi xem đó là các rủi ro lớn,” Wilson nói.

Đà giảm tốc tăng trưởng của Trung Quốc

Tăng trưởng thấp hơn mong đợi ở Trung Quốc sẽ tạo ra nguy hiểm cho nền kinh tế thế giới, Moody’s cho biết. Tổ chức này dự báo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tăng trưởng 6.3% trong năm 2016, thấp hơn so với mức 7% trong năm 2015, và chưa bằng phân nửa mức cao nhất mà quốc gia này từng đạt được vào năm 2007 là 14.2%.

“Là quốc gia tiêu thụ hàng hóa khổng lồ, đà tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc đã khiến các sản phẩm năng lượng và kim loại rớt giá. Điều này đã tác động tiêu cực đến đà tăng trưởng của các quốc gia chuyên sản xuất hàng hóa, khiến họ dễ bị tổn thương hơn trước các cú sốc kinh tế hay tài chính khác – chẳng hạn như đà tăng trưởng đáng thất vọng của Trung Quốc,” Moody’s cảnh báo.

Các công ty đa quốc gia và những ngành công nghiệp có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Hôm thứ Tư vừa qua, một ông lớn trong ngành vận tải container là Maersk Line, đã thông báo kế hoạch cắt giảm 1/5 nhân viên của mình và rút khỏi các đơn đặt hàng bằng đường thủy vì giao thương giữa Trung Quốc và châu Âu đang suy yếu.

Các công ty khai thác mỏ lớn cũng bị ảnh hưởng nặng nề, chẳng hạn như Glencore và Antofagasta vừa thông báo một đợt điều chỉnh và cắt giảm việc làm lớn. Mức lợi nhuận thường niên của các công ty kim loại và khai thác mỏ đã giảm gần 50%.

Fed nâng lãi suất

Các thị trường toàn cầu đang căng thẳng chờ đợi thời điểm Chủ tịch Janet Yellen quyết định tăng lãi suất từ mức thấp kỷ lục như hiện nay. “Các sự kiện như việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ có thể dẫn đến những cú sốc có sức ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, qua đó ảnh hưởng đến các dòng vốn và tâm lý nhà đầu tư,” Wilson cho biết trong báo cáo.

Trong khi đó, nhiều người lại tin rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ mở rộng thời hạn hoặc phạm vi của chương trình mua tài sản trị giá 1 ngàn tỷ EUR trước thời điểm cuối năm nay.

Theo các nhà phân tích của BBH, sự bất đồng trong chính sách tiền tệ giữa Fed và các ngân hàng trung ương lớn khác, như ECB, đang ủng hộ cho đồng USD.

 “Và điều này lại dẫn đến các rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu,” IMF cảnh báo trong tháng 10.

“Đà tăng giá hơn nữa của đồng USD có thể gây ra rủi ro cho những người đang nợ bằng đồng USD, đặc biệt là ở một số nền kinh tế mới nổi, nơi mà nợ doanh nghiệp dưới dạng ngoại tệ đã tăng đáng kể trong một vài năm qua”, IMF cho biết. Trong năm nay, đồng bạc xanh đã tăng gần 8% so với giỏ tiền tệ của các đồng tiền chủ chốt.

Bất ổn địa chính trị

Moody's cũng cảnh báo các rủi ro địa chính trị vẫn là mối đe dọa tiềm tàng đối với xếp hạng tín nhiệm quốc gia trong năm 2016, đặc biệt là ở Trung Đông và Hy Lạp.

Khu vực Trung Đông đã trở nên bất ổn do sự nổi dậy của các nhóm khủng bố như tổ chức nhà nước Hồi giáo (ISIS) khiến Syria suýt rơi vào nội chiến. Dòng người tị nạn đang đổ về phía Nam và phía Đông châu Âu, đặc biệt là Hy Lạp, nhưng các nhà làm chính sách vẫn chưa đưa ra được một giải pháp phù hợp cho cuộc khủng hoảng này.

Theo cơ quan phụ trách về vấn đề tị nạn của Liên Hiệp Quốc, cho đến nay đã có 752,066 người tị nạn và dân di cư đã đến châu Âu sau những chuyến đi “bão táp” qua Địa Trung Hải. Khoảng 80% trong số này đã đặt chân lên Hy Lạp, gây ra những áp lực không nhỏ về mặt kinh tế và xã hội cho một quốc gia vẫn đang phải vật lộn với nợ nần và suy thoái.

Theo CNBC







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.

Các ngân hàng trung ương châu Á chật vật 'chế ngự' đô la

Các ngân hàng trung ương châu Á đang chuẩn bị ứng phó nhiều bất ổn hơn từ sự trỗi dậy của đồng đô la Mỹ khi triển vọng giảm lãi suất không chắc chắn của Mỹ trong...

Đợt tăng vốn lớn nhất cho Ngân hàng Thế giới kể từ năm 2022

Phần lớn khoản cam kết tài trợ mới nhất, khoảng 9 tỷ USD, là của Mỹ dành cho Nền tảng bảo lãnh danh mục đầu tư mới, giúp hỗ trợ các khoản vay tư nhân và đầu tư vốn...

Doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường tích trữ đô la

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ đô la Mỹ khi họ dự đoán đồng nhân dân tệ (NDT) sẽ mất giá hơn nữa. Thực trạng này càng làm trầm trọng thêm đà...

Bê bối tài chính Wirecard: Kiểm toán EY rất cẩu thả

Theo các nguồn thạo tin liên quan tới cuộc điều tra, cơ quan giám sát kiểm toán Đức (Apas) nhận định hoạt động kiểm toán của EY đối với công ty thanh toán Wirecard...

Nội tệ mất giá, Hàn Quốc phát cảnh báo hiếm thấy

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra cảnh báo hiếm hoi đối với những người tham gia thị trường ngoại hối sau khi đồng won nhanh chóng chạm mốc 1,400 won đổi 1 USD lần đầu tiên...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98