Lãi ròng ngành nhựa tăng 30%, RDP và BMP thành điểm sáng 9 tháng đầu năm 2015

27/11/2015 13:01
27-11-2015 13:01:34+07:00

Lãi ròng ngành nhựa tăng 30%, RDP và BMP thành điểm sáng 9 tháng đầu năm 2015

Theo thống kê của Vietstock, lãi ròng toàn ngành nhựa 9 tháng đầu năm 2015 đạt gần 843 tỷ đồng, tăng trưởng 31% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, RDPBMP là hai điểm sáng có những bước tiến đáng kể trong hoạt động kinh doanh, trong khi AAA bị ảnh hưởng nặng nề khủng hoảng kinh tế Châu Âu khiến lãi ròng sụt giảm khá mạnh.

Ngành nhựa đón chào năm 2015 với nhiều triển vọng khi giá dầu giảm tạo thuận lợi để các doanh nghiệp có thể hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. Theo dự báo của Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), kim ngạch xuất khẩu năm 2015 dự kiến tăng gấp đôi năm 2014 và sức mua trong nước cải thiện. Trải qua 9 tháng đầu năm 2015, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết ngành nhựa cũng phần nào thể hiện những triển vọng lạc quan này. Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp ngành nhựa đều hoạt động có lãi và tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh lãi ròng tăng trưởng khá tốt thì ngành nhựa cũng đón nhận thêm 3 tân binh niêm yết trên sàn giao dịch tập trung.

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của các doanh nghiệp niêm yết ngành nhựa

Những điểm nhấn

Đơn vị gây nhiều bất ngờ nhất trong 9 tháng đầu năm phải kể đến là Nhựa Rạng Đông (HOSE: RDP). Nếu như các năm trước lãi ròng duy trì trên 20 tỷ đồng, năm cao nhất cũng chỉ đến 30 tỷ thì sau 3 quý đầu năm 2015, lãi ròng đã nâng lên con số 46 tỷ đồng, tăng trưởng đến 433% so với cùng kỳ 2014 và vượt trội so với các năm trước. Nguyên nhân không đến từ tăng trưởng trong doanh thu mà đến từ chi phí giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý giảm mạnh.

Cụ thể, giá dầu thế giới trong xu hướng giảm thời gian qua góp phần giúp RDP giảm chi phí đầu vào. Và sự kiện nhà máy Nhựa Tiên Sơn – Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư 45 tỷ đồng đi vào hoạt động đầu năm 2015 (dự án được lên kế hoạch từ năm 2011 nhưng mới được đẩy mạnh trong năm 2014) giúp tiết kiệm nhiều chi phí trước những thay đổi trong quy định vận tải. Đây là nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm bao bì mềm (màng co PE…), tôn ván nhựa phục vụ ngành công – nông nghiệp – thực phẩm. Nhà máy Nhựa Tiên Sơn được coi là bước đệm cho việc tấn công ra thị trường khu vực phía Bắc.

Ngoài RDP, Nhựa Đồng Nai (HNX: DNP), Sản xuất Xuất nhập khẩu NHP (HNX: NHP), Nhựa Đà Nẵng (HNX: DPC), Kỹ nghệ Đô Thành (HOSE: DTT) cũng có mức tăng trưởng trên 100%, tuy nhiên xét về con số tuyệt đối thì không đáng kể. Trong đó, DNP và NHP nhờ doanh thu tăng trưởng mạnh mà lãi ròng cũng đột biến so với cùng kỳ năm trước. Với DPC, lãi ròng 9 tháng 2015 đạt 1 tỷ đồng, tăng trưởng 109%; trong đó riêng quý 3 đóng góp một nửa với 591 triệu đồng. Đơn vị cho biết, doanh thu bán hàng trong quý 3 tăng 15% nhờ sản phẩm ống nước tiêu thụ mạnh và chi phí nguyên liệu giảm là nhân tố giúp DPC có bước tăng trưởng mạnh.

Với DTT, nhờ thay đổi máy móc công nghệ, tăng công suất khai thác, kiểm soát được hao hụt, phế phẩm trong sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm nên đã ký được hợp đồng với nhiều khách hàng tiềm năng. Do vậy, doanh thu thuần 9 tháng đầu năm đạt 88.7 tỷ, tăng 14% và lãi ròng 4.5 tỷ, tăng trưởng 102%.

Điểm sáng tiếp theo không thể không nhắc đến là Nhựa Bình Minh (HOSE: BMP), lãi ròng tạo ra trong 9 tháng đầu năm đạt 389 tỷ đồng, chiếm gần 50% toàn ngành và tăng đến 44% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu là nhờ những cải thiện trong doanh thu. Kết quả này rất đáng ghi nhận bởi trong nhiều năm trở lại đây, đà tăng trưởng của BMP có phần chững lại. Đồng thời do những biến động khó lường của chi phí nguyên vật liệu và cạnh tranh gay gắt mà BMP đã đặt ra kế hoạch khá thận trọng cho năm 2015 chỉ gồm doanh thu 2,600 tỷ và lãi trước thuế 482 tỷ đồng. Theo đó, với lãi trước thuế 492 tỷ đồng, BMP đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận dù mới đi qua ¾ chặng đường.

Ở chiều ngược lại, Nhựa và Môi trường xanh An Phát (HNX: AAA) có lãi ròng trong 9 tháng đầu năm đạt 18.8 tỷ đồng, giảm 59% so với cùng kỳ 2014. Nguyên nhân là do AAA phải giảm giá bán để kích thích sức mua và cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc khiến cho doanh thu giảm mạnh và bị lỗ trong 6 tháng đầu năm. Song, bước sang quý 3, Công ty đã tạo ra 20 tỷ đồng lãi ròng, tăng trưởng 21% và giúp xóa sạch lỗ của 2 quý trước. Nhân tố tạo nên điều này là AAA đã phục hồi sau khi giá dầu giảm mạnh trước đó và bắt đầu nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn.

Tân binh hoạt động ra sao?

Kết quả kinh doanh của 3 tân binh niêm yết ngành nhựa

Trong 9 tháng đầu năm, ngành nhựa đòn chào thêm ba doanh nghiệp mới chào sàn là NHP, PBPPMP, cả ba đều là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ và sản phẩm chủ lực cùng là sản xuất bao bì gồm bao bì PP, bao gì phân bón, hóa chất… Trong đó, chỉ có NHP có bước tiến đáng kể trong kết quả kinh doanh cũng như gây được sự chú ý trên sàn, còn PMP tương đương năm trước và PBP thì giảm khá mạnh.

Cụ thể, Sản xuất Xuất nhập khẩu NHP (HNX: NHP) ghi nhận doanh thu 9 tháng đầu năm đạt 66.5 tỷ đồng, tăng trưởng 53% và lãi ròng 7.8 tỷ đồng, tăng trưởng đến 110%. Mặc dù doanh thu tăng mạnh nhưng giá vốn tăng mạnh không kém khiến cho mức tăng trưởng lãi gộp của NHP trong 9 tháng đầu năm chỉ còn 15%. Kết quả của NHP có sự đóng góp nhiều nhất từ hoạt động tài chính, mà cụ thể là lãi tiền gửi, cho vay lên đến 5.8 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính chỉ ở mức 730 triệu đồng.

Bên cạnh việc có kết quả kinh doanh đáng chú ý nhất trong ba tân binh ngành nhựa thì NHP cũng là cổ phiếu nóng nhất. Chính thức niêm yết vào tháng 3/2015, cổ phiếu NHP có nhiều phiên tăng điểm lên mốc 26,600 đồng/cp vào cuối tháng 4, sau đó bắt đầu giảm mạnh và đến nay tạm dừng ở quanh mức 17,000 đồng. Xét đến thanh khoản, bình quân có trên 350,000 đơn vị trao tay và cũng có phiên đạt hơn 1 triệu đơn vị.

Được biết, dù tăng trưởng khá mạnh nhưng so với kế hoạch 150 tỷ doanh thu thuần và 17.5 tỷ lãi ròng thì NHP mới đi được chưa đến nửa chặng đường sau 9 tháng. Mặt khác, Công ty cũng đã hoàn thành phương án phát hành 5 triệu cp cho cổ đông hiện hữu với giá 10,000 đồng/cp, vốn điều lệ theo đó tăng từ 125 tỷ lên 175 tỷ đồng.

Ngược lại, Bao bì Đạm Phú Mỹ (HNX: PMP), Công ty con mà Đạm Phú Mỹ (DPM) sở hữu tỷ lệ 43.34%, khá “bình bình” với lãi ròng 9 tháng đầu năm đạt 8.2 tỷ đồng, tăng nhẹ 8% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu lại tăng mạnh 46% lên mức 228.2 tỷ đồng nhưng các chi phí đồng loạt tăng mạnh đã khiến lãi ròng chỉ còn tăng nhẹ.

Việc giá nguyên liệu đầu vào (hạt nhựa) biến động và giảm mạnh gây ảnh hưởng không nhỏ trong việc chào giá bán cho khách hàng, đồng thời các chi phí bán hàng, quản lý tăng mạnh. Hai nhân tố trên đã khiến Bao bì Dầu khí Việt Nam (HNX: PBP) giảm mạnh kết quả kinh doanh trong kỳ với mức giảm của doanh thu 11% và lãi ròng 30%, đạt lần lượt 103 tỷ và 8.3 tỷ đồng./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (10)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Comeco báo lãi quý 1 gấp 9 lần cùng kỳ, nắm 9 mã cổ phiếu

Theo BCTC quý 1/2024, CTCP Vật tư Xăng Dầu (Comeco, HOSE: COM) báo lãi hơn 3.7 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ.

ĐHĐCĐ PXL: KCN Dầu khí Long Sơn vẫn đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý

Chiều 19/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Đầu tư Khu Công nghiệp Dầu khí Long Sơn (Long Sơn PIC, UPCoM: PXL) thông qua kế hoạch lãi sau thuế gần 2 tỷ đồng, gấp...

DRC vượt kế hoạch lợi nhuận quý 1/2024

CTCP Cao su Đà Nẵng (HOSE: DRC) công bố BCTC quý 1/2024 với lãi ròng tăng trưởng đến 94%, vượt 6% kế hoạch đề ra, nhờ giá nguyên vật liệu đầu vào giảm so với cùng...

BVBank đặt mục tiêu lãi trước thuế 2024 gấp gần 3 lần, tăng vốn lên 6,408 tỷ đồng

Ngày 19/04/2024, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank, UPCoM: BVB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024. Các tờ trình về kế hoạch kinh doanh, tăng vốn và tiếp tục kế hoạch...

HDG đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 12%, đang nghiên cứu dự án tại hai tỉnh ven biển

Ngày 27/04/2024 tới, CTCP Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh 2024 cũng như phương án phân phối lợi nhuận 2023.

HCD báo lãi quý 1 tăng 76%, dự kiến phát hành riêng lẻ 25 triệu cp giá bán cao hơn thị giá

CTCP Đầu tư Sản xuất và Thương mại HCD (HOSE: HCD) tiếp tục mang tin vui cho  các cổ đông, với lãi ròng quý 1/2024 tăng 76% và còn đang chuẩn bị kế hoạch huy động...

ĐHĐCĐ SFG: Tín hiệu ngành phân bón nửa đầu năm 2024 đang tốt hơn năm ngoái

Chủ tịch SFG đánh giá ngành phân bón đầu năm 2024 nhìn chung đang tích cực hơn so với cùng kỳ dù nguồn cung nguyên vật liệu còn nhiều khó khăn.

Chứng khoán VIX báo lãi quý 1 gấp 15 lần cùng kỳ nhưng chỉ mới thực hiện được 15% kế hoạch

Năm 2024, CTCP Chứng khoán VIX (HOSE: VIX) đặt kế hoạch lãi sau thuế 1,056 tỷ đồng, tăng 9%. Kết thúc quý 1, Công ty thực hiện được hơn 15% kế hoạch này.

CSM lãi ròng gần 20 tỷ trong quý 1, cao nhất 7 năm

Quý 1/2024, doanh thu Casumina (CSM) đạt 1,147 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ, do chịu tác động bởi cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, lãi ròng lại...

Lợi nhuận Bến xe Miền Tây tăng mạnh, cổ đông nhận "mưa" cổ tức

Thoát khỏi gọng kìm COVID-19, tình hình kinh doanh của CTCP Bến xe Miền Tây (HNX: WCS) ngày càng khởi sắc, thể hiện qua việc đều đặn chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ cao...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98