Lênh đênh chìm nổi phận doanh nghiệp vận tải biển

10/11/2015 13:00
10-11-2015 13:00:00+07:00

Lênh đênh chìm nổi phận doanh nghiệp vận tải biển

Trong 9 tháng đầu năm 2015, kết quả kinh doanh của những doanh nghiệp vận tải biển vẫn còn sự phân hóa rõ rệt với một số ít sống khỏe, số phận phần lớn các doanh nghiệp còn lại vẫn lênh đênh với kết quả giảm sút đáng kể và thậm chí luôn ngập chìm trong thua lỗ.

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải thủy trong 9 tháng đầu năm 2015
ĐVT: tỷ đồng
*: Công ty mẹ

Vận tải Biển Việt Nam (HOSE: VOS), Vận tải & Thuê tàu Biển Việt Nam (UPCoM: VST), Container Phía Nam (UPCoM: VSG) hay Vận tải Biển Vinaship (HOSE: VNA) đều là những gương mặt quen thuộc trong khoản thua lỗ triền miên nhiều kỳ. Giá cổ phiếu nhóm này đều dưới ngưỡng 4,000 đồng/cp, trong đó VSG chỉ còn 1,000 đồng/cp.

Với doanh thu lên đến hàng ngàn tỷ đồng nhưng vẫn chưa bù được giá vốn khiến VOS lỗ gộp gần 10 tỷ đồng trong kỳ. Bên cạnh đó, chi phí tài chính của công ty tăng mạnh lên 218 tỷ đồng (trong đó chi phí lãi vay 107 tỷ đồng), thu nhập khác từ bán tàu vớt vát bớt lỗ như năm trước cũng không còn khiến lỗ kỳ này của VOS tăng vọt lên 273 tỷ đồng, đang tạm thời dẫn đầu về mức thua lỗ ngành.

VST không khấm khá gì hơn với kết quả lỗ 166 tỷ đồng trong kỳ (lỗ gộp hơn trăm tỷ). Mặc dù có khoản thu nhập khác gần 130 tỷ đồng từ thanh lý tài sản nhưng chi phí khác lên đến 102 tỷ nên lợi nhuận không còn nhiều. Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2015, VST đã thông qua kế hoạch lỗ 109 tỷ đồng và sẽ bán thêm 2 tàu trong năm là VTC Sky và Viễn Đông 3. Như vậy, trong ¾ chặng đường, VST đã “vượt” kế hoạch lỗ đề ra. Công ty này cũng vừa mới bị bắt buộc chuyển từ HOSE sang sàn UPCoM do lỗ ba năm liên tiếp từ 2012-2014.

Kết quả kinh doanh qua các năm của VST
ĐVT: triệu đồng

Tương tự VST, Container Phía Nam (UPCoM: VSG) bị chuyển sàn từ HOSE sang UPCoM từ đầu năm 2013 do liên tục thua lỗ. Đây là doanh nghiệp đã báo lỗ 5 năm liền kể từ 2010-2014. Trong 9 tháng đầu năm 2015, VSG tiếp tục báo lỗ hơn 41 tỷ đồng trong khi kế hoạch đặt ra cho cả năm là lỗ 71 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh qua các năm của VSG
ĐVT: triệu đồng

Triền miên ngập trong thua lỗ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của VST, VOS và VSG tính đến cuối kỳ đã âm lần lượt 535 tỷ, 422 tỷ và 329 tỷ đồng.

Mới đây trong quý còn lại của năm, Vận tải Biển Vinaship (HOSE: VNA) vừa điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2015 từ lãi 2 tỷ đồng sang lỗ đến 60 tỷ đồng và sẽ bán 1 tàu khai thác không hiệu quả. Trước đó VNA vừa công bố đã bán xong tàu Hà Nam với giá bán 15 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm, công ty cũng báo lỗ gần 58 tỷ đồng.

Đặc biệt là các trường hợp của CTCP Vận tải Biển Bắc (UPCoM: NOS) và CTCP Vận tải Biển & BĐS Việt Hải (UPCoM: VSP).

Trong đó, NOS báo lỗ hơn 300 tỷ trong nửa đầu năm, lỗ lũy kế đến giữa năm 2015 hơn 2,781 tỷ, vốn chủ sở hữu âm hơn 2,519 tỷ đồng, kiểm toán từ chối đưa ra kết luận đối với báo cáo tài chính bán niên 2015. Còn VSP chỉ cập nhật kết quả kinh doanh đến năm 2012 với lỗ lũy kế 2,857 tỷ và vốn chủ sở hữu âm 1,553 tỷ đồng. Giá cổ phiếu NOS và VSP lần lượt còn 700 đồng/cp và 900 đồng/cp.

Mặc dù không lâm vào tình cảnh thua lỗ nhưng kết quả kinh doanh ở một số đơn vị khác lại có dấu hiệu sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Như Vận tải Xăng dầu Vitaco (HOSE: VTO) có lãi sau thuế giảm 26% xuống 30 tỷ đồng. Trong đó có khoản lợi nhuận khác hơn 19 tỷ đồng từ thanh lý tài sản cố định (được biết VTO cũng có kế hoạch thanh lý tàu ven biển cũ và đầu tư tàu mới thay thế trong năm 2015). Kết quả cuối cùng của VTO chịu tác động lớn từ chi phí tài chính với mức tăng hơn 60% lên 80 tỷ đồng.

Còn với Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (HOSE: PVT), lãi kỳ này giảm 12% xuống 252 tỷ đồng một phần là do lợi nhuận khác (thanh lý tàu) giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Riêng với Vận tải biển Sài Gòn (UPCoM: SGS) quyết định sẽ không khai thác tàu biển nữa mà chuyển hướng kinh doanh tập trung vào logictics với một số mảng chính như khai thác kho, bãi và dịch vụ giao nhận theo như chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2015. Trong năm 2014, Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) đã tịch thu tàu biển của SGS để thay thế toàn bộ nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi, do đó công ty chỉ còn lại hai tàu sông Long Phú 01 và Long Phú 02.

Đáng chú ý, khả năng thanh khoản của nhiều doanh nghiệp trong nhóm này cũng đang ở mức báo động với nợ ngắn hạn vượt khá xa tài sản ngắn hạn. Trong đó, mức chênh lệch này tại VST hơn 120 tỷ, tại VNA và VTO trên dưới 200 tỷ, thậm chí ở VSG lên đến 477 tỷ đồng. Riêng với VSG, nợ ngắn hạn chiếm hơn 400 tỷ đồng, vượt xa con số 330 tỷ tổng tài sản của công ty.

Còn về dài hạn, VOS và VST là những doanh nghiệp vay nhiều với số dư vay nợ dài hạn tính bằng hàng ngàn tỷ đồng, chiếm 55% và 80% tổng tài sản.  

Tài sản cố định của nhiều doanh nghiệp cũng giảm đáng kể so với đầu năm do khấu hao tài sản, đặc biệt là việc thanh lý, bán bớt tàu, trong đó có VOS, VST, VIP, SGS giảm khá mạnh.

Điểm sáng hiếm hoi trong nhóm ngành vận tải biển có Tàu cao tốc Superdong - Kiên Giang (HOSE: SKG) với lãi sau thuế trong 9 tháng hơn 137 tỷ đồng, tăng 73% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2015, kết quả kinh doanh của SKG được tiếp thêm sức từ tàu Superdong VII (nhập từ giữa năm 2014) và tàu Superdong VIII (nhập từ tháng 2/2015). Công ty hiện chỉ kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa ven biển và trong tỉnh Kiên Giang. SKG cũng là cổ phiếu có giá cao nhất trong nhóm ngành này với hơn 80,000 đồng/cp.

Bên cạnh đó, còn nổi lên gương mặt Vận tải Sản phẩm khí Quốc tế (HOSE: GSP) với lãi sau thuế tăng 64% lên 60 tỷ đồng. Nhờ việc thay đổi phương thức phân bổ chi phí sửa chữa tàu và một số tàu đã bắt đầu hết khấu hao giúp GSP đạt kết quả tích cực trong kỳ.

Hay như trường hợp của Vận tải Xăng dầu VIPCO (HOSE: VIP) mới đây trong cuối tháng 10/2015 đã thông qua việc tăng kế hoạch lãi trước thuế gần 6% lên 42.6 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm, VIP đạt 38 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tương đương 30 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 25% so với cùng kỳ). Công ty cũng đã nhất trí chủ trương mua 1 tàu chở dầu trọng tải khoảng 37,000 DWT với mức đầu tư tối đa 23 triệu USD.

Hoàng Phương







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (10)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch TTC Hospitality: Nâng cấp khách sạn từ 4 lên 5 sao để tập trung vào phân khúc cao cấp

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Du lịch Thành Thành Công (TTC Hospitality, HOSE: VNG) tổ chức chiều 24/04, lãnh đạo Công ty chia sẻ về chiến lược phát triển các...

Cổ đông đề xuất chia cổ tức tiền mặt, "zero fee", lãnh đạo Chứng khoán BSC trải lòng ưu tư

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Chứng khoán BIDV (BSC, HOSE: BSI) tổ chức ngày 23/04, cổ đông BSC dành nhiều sự quan tâm đến xu thế "zero fee" (miễn phí giao...

Công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn báo lãi tăng 26% trong quý 1, biên lãi gộp hơn 50%

CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO, UPCoM: SAS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, với lãi ròng tăng 26% so với cùng kỳ.

Quý 1 bứt tốc, KTC sáng cửa về đích lợi nhuận năm

CTCP Thương mại Kiên Giang (UPCoM: KTC) lãi ròng hơn 14 tỷ đồng trong quý 1/2024, hơn gấp đôi cùng kỳ. Đồng nghĩa, việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 16 tỷ đồng năm...

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong: Kế hoạch lãi tăng 26%, muốn tăng vốn gần gấp đôi

Tại ĐHĐCĐ thường niên CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS, HOSE: ORS) sáng ngày 24/04, cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024, phương án phát hành thêm cổ...

Ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa, OCB ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 1,214 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng cùng kỳ năm trước...

Trả thù lao cho cộng tác viên giới thiệu khách vay, PGBank giảm 24% lãi trước thuế quý 1

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, UPCoM: PGB) báo lãi trước thuế hơn 116 tỷ đồng trong quý 1/2024, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước, dù đã giảm...

ĐHĐCĐ Intresco: "Nóng" dự án 6A

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, lãnh đạo Intresco khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư vào mảng khách sạn sau khi ghi nhận kết quả tốt trong thời gian gần đây. Đại hội lần...

Không có khoản bồi thường tại VSIP III, lãi ròng PHR giảm mạnh

Quý 1/2024, CTCP Cao su Phước Hòa (Phuruco, HOSE: PHR) không ghi nhận khoản bồi thường thực hiện dự án VSIP III, do đó chỉ lãi ròng hơn 73 tỷ đồng, giảm mạnh 68% so...

ĐHĐCĐ TVS: Phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ

Chiều ngày 24/04/2024, CTCP Chứng khoán Thiên Việt tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 đã thông qua kế hoạch kinh doanh, bầu HĐQT, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2024-2028.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98