Trung Quốc ‘điều khiển’ thị trường thủy sản Việt

10/11/2015 08:06
10-11-2015 08:06:42+07:00

Trung Quốc ‘điều khiển’ thị trường thủy sản Việt

Nếu đi theo “vết xe đổ” như nhiều nông sản khác, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ mất nhiều hơn được.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 10-2015, các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam (VN) đều giảm mạnh 15%-60% so với cùng kỳ năm 2014. Riêng thị trường Trung Quốc (TQ) lại tăng gần 19%, trong đó có mặt hàng như cá tra tăng hơn 50%.

Xuất khẩu sang TQ tăng mạnh đáng lẽ phải mừng nhưng nhiều ý kiến lại quan ngại thị trường này quá nhiều rủi ro, bất trắc, báo Pháp luật TPHCM đưa tin.

Tình trạng thu gom tôm nguyên liệu, kể cả tôm chất lượng thấp, tôm bị bơm tạp chất của thương lái TQ ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang diễn ra dù hiện nay các cơ quan chức năng đang tăng cường kiểm tra, xử phạt những hành vi vi phạm.

Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng), cho biết thương lái TQ thu mua dễ dãi, không chú trọng chất lượng nên nhiều người thích bán cho họ. Tình trạng này khiến doanh nghiệp (DN) trong nước thiếu hụt nguồn nguyên liệu xuất khẩu trầm trọng, nhất là nguyên liệu sạch.

Nguy hiểm hơn là các thương lái TQ “điều khiển” việc thu mua thủy sản VN một cách bài bản. Họ thiết lập mạng lưới thương lái tại các vùng nuôi, nắm thông tin thị trường để cung cấp cho DN nước này.

Thông qua mạng lưới thương lái, DN TQ có thể điều phối, tùy ý tăng hay giảm sản lượng thu gom thủy sản VN và đặc biệt họ có thể “làm giá”, tạo ra một mặt bằng giá chung cho thị trường thủy sản VN.

“Điều này khiến người nuôi ở các địa phương của chúng ta đều phải bán theo một mức giá mà thương lái DN TQ đưa ra” - ông Nhiệm bình luận.

Người nuôi đang phân loại tôm để bán cho thương lái. Ảnh: QH

Thủy sản Việt mang thương hiệu… TQ

Chưa hết, việc TQ dễ dãi về mặt chất lượng không chỉ lôi kéo nông dân bán hàng cho thị trường này mà còn thu hút các DN nước ta tập trung xuất khẩu sản phẩm vào thị trường này.

Ông Trần Văn Lĩnh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước, phân tích: “Do các thị trường như Nhật, Mỹ, EU… cảnh báo chất cấm, trả hàng VN về nhiều vì chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng, đã làm nhiều DN thủy sản VN nản. Trong khi đó chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh của TQ lại không rõ ràng, dễ dãi. Chính vì vậy nhiều DN nước ta quay sang xuất khẩu cho TQ”.

Cách làm trên của DN có nguy cơ mang lại rủi ro cao. Ông Lĩnh cảnh báo: “Bài học cay đắng “bỏ hết trứng vào một giỏ” như gạo, trà ô long, trái cây… vẫn còn đó. Nếu chỉ chăm chăm chạy theo sản lượng, xuất được nhiều mà không chú trọng chất lượng và phụ thuộc vào một thị trường thì khi TQ ngưng nhập khẩu, DN Việt sẽ lãnh đủ”.

Lý giải về việc TQ tăng mạnh nhập khẩu thủy sản từ VN, ông Trần Văn Lĩnh cho rằng do nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này của họ tăng cao. Đặc biệt có thể không đủ sản lượng xuất khẩu nên TQ cần nhập khẩu nguyên liệu từ các nước để chế biến xuất khẩu và sản phẩm này mang thương hiệu TQ.

Thậm chí có ý kiến còn nhận định rằng TQ nhập cả nguyên liệu không đạt chuẩn về chế biến rồi xuất sang những thị trường dễ tính.

“DN chế biến xuất khẩu TQ hiện tại đang được chính phủ ưu đãi không phải đóng nhiều loại thuế nhằm kích thích xuất khẩu. Với lợi thế trên, DN nước này có thể mua thủy sản VN phục vụ cho xuất khẩu sang các thị trường khác” - ông Lĩnh nhận định.

Đừng chạy theo số lượng

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, thông tin phần lớn tôm, cá tra VN xuất khẩu sang TQ chủ yếu qua đường tiểu ngạch, không thông qua các hợp đồng xuất khẩu chính ngạch nên yêu cầu về chất lượng không nghiêm ngặt.

Thêm nữa, nếu họ bất ngờ đóng cửa biên mậu như đã từng xảy ra với một số loại nông sản khác sẽ gây thiệt hại rất lớn cho DN Việt. Đây là rủi ro lớn đối với xuất khẩu thủy sản VN.

“Tuy vậy, TQ vẫn là thị trường lớn và tiềm năng của thủy sản VN. Vì vậy để giảm rủi ro và khai thác tốt thị trường này, DN cần có chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển thị trường một cách bền vững, không nên làm ăn kiểu chụp giật, không quan tâm đến chất lượng” - ông Hòe khuyến cáo.

Với góc nhìn khác, ông Hồ Quốc Lực, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FMC), gợi ý DN không nên tập trung quá nhiều vào một thị trường. Mặt khác, nếu chạy đua về số lượng xuất khẩu sang TQ có khi sẽ mất nhiều hơn được.

“Đặc biệt nên chú trọng từ quy trình sản xuất giống đến sản xuất nuôi trồng, chế biến, bảo quản xuất khẩu để kiểm soát hóa chất, kháng sinh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường khó tính. Đồng thời mở rộng các thị trường mới chứ không chỉ chăm chăm bán sang TQ” - ông Lực khuyến cáo.

Bố trí “tai mắt” tại các thị trường

TQ bán được nhiều hàng một phần là nhờ họ xây dựng được mạng lưới chân rết, “tai mắt” ở các thị trường để cung cấp thông tin cũng như hướng dẫn, tiếp sức cho các DN của họ. Tai mắt ở đây chính là các thương lái, DN TQ tại thị trường mà họ đang làm ăn, buôn bán.

Trong khi đó các DN VN thì “sống chết mặc bây, mạnh ai nấy làm” nên xuất khẩu toàn phải qua DN nước ngoài, dẫn đến bị “ăn” hết lợi nhuận.

Không chỉ vậy, DN TQ còn đầu tư chế biến sâu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sản phẩm được chế biến theo khẩu vị của từng thị trường nên có lợi thế hơn đối thủ khác, ông Trần Văn Lĩnh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước cho hay.

Trong 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của VN sang TQ đạt hơn 500 triệu USD. Khoảng 10% sản phẩm thủy sản TQ nhập về được đưa vào nhà hàng, còn lại phần lớn tiêu thụ nội địa và dùng vào mục đích khác.

Thu Minh



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng 67% so với cùng kỳ

Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu USD cá tra sang UAE, tăng 62%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 7 triệu USD, tăng...

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98