Việt Nam còn 2 năm để chuẩn bị cho FTA Việt Nam – EU

07/12/2015 15:52
07-12-2015 15:52:34+07:00

Việt Nam còn 2 năm để chuẩn bị cho FTA Việt Nam – EU

Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam cho biết, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (FTA) dự kiến sẽ chính thức có hiệu lực vào năm 2018. Theo đó, Việt Nam sẽ còn 2 năm để chuẩn bị mọi mặt trước khi 99% các khoản thuế trở về 0%.

Buổi gặp gỡ báo chí được Phái đoàn EU tại Việt Nam tổ chức sáng ngày 07/12.

Đại sứ - Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam – ông Bruno Angelet đã có những chia sẻ về tiến độ và việc thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU trong buổi gặp gỡ báo chí được tổ chức sáng ngày 07/12.

Ông Bruno Angelet chia sẻ, trong vòng 10 năm trở lại đây, EU đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Trung Quốc, chiếm 20% tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó các sản phẩm điện tử, công nghệ chiếm tỷ trọng lớn tới 30%. Mối quan hệ đầu tư của Việt Nam – EU đã được cải thiện nhiều hơn, các nhà đầu tư đến từ các nước thuộc khu vực EU là nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đứng thứ 6 của VN trong năm 2014 và tăng lên vị trí thứ 3 trong 6 tháng đầu năm 2015.

Về hỗ trợ phát triển, EU cũng là một trong số nhà tài trợ đứng đầu cho Việt Nam. Trong đó, EU và các nước thành viên đã cung cấp các khoản viện trợ không hoàn lại bên cạnh các khoản vay ưu đãi. Nhắm đến mục tiêu hướng tới sự phát triển lâu dài cho Việt Nam, tạo ra sự phát triển bền vững, lợi ích lớn nhất cho người dân Việt Nam.

Có thể thấy rằng, trong mối quan hệ song phương giữa Việt Nam – EU, mối quan hệ được thiết lập từ năm 1990 ban đầu là các viện trợ nhân đạo cho đến nay, mối quan hệ này đã phát triển theo hướng ngày càng sâu, rộng trên các lĩnh vực từ thương mại, như hiệp định thương mại FTA cho đến phát triển con người”.

Với việc FTA Việt Nam – EU vừa được hoàn tất việc đàm phán, ông Bruno Angelet chỉ ra ba chương quan trọng đáng chú ý nhất là vấn đề về kinh tế thương mại, cải thiện về thể chế, pháp quyền và an ninh khu vực.

Trong đó, với vấn đề thương mại, người đứng đầu của Phái đoàn đại diện EU tại Việt Nam cho biết nội dung quan trọng nhất là việc Cao Ủy thương mại - bà Cecilia Malmstrom và Bộ trưởng Bộ Công Thương - ông Vũ Huy Hoàng đã ký kết và tuyên bố kết thúc đàm phán về Hiệp định thương mại tự do FTA, đồng thời trao đổi để thực thi Hiệp định khi chính thức có hiệu lực.

Về thời gian áp dụng chính thức Hiệp định, FTA này sẽ có quá trình thông qua trước khi có hiệu lực chính thức, dự kiến sẽ được áp dụng vào năm 2018. Thời gian 2 năm nhằm để các bên chuẩn bị một cách cẩn thận về các khoản điều khoản và điều kiện để thực thi hiệp định có hiệu quả.

Để đảm bảo việc thực hiện Hiệp định một cách hiệu quả, Nghị viện EU cũng sẽ có cuộc gặp với Quốc hội Việt Nam vào nửa sau 2016 để rà soát lại các vấn đề và tình hình liên quan đến thực hiện Hiệp định này. Ông Bruno Angelet cho biết trước khi Hiệp định có hiệu lực, các nhà đầu tư EU quan tâm Chính phủ và Việt Nam sẽ chuẩn bị điều gì để thu hút đầu tư trong hai năm tới.

Hiện nay, làn sóng đầu tư của EU vào Việt Nam đang có nhiều tín hiệu tích cực, song vẫn còn nhiều vấn đề cần được khắc phục. Trong đó, nhà đầu tư đến từ các nước thuộc khu vực EU quan tâm đến môi trường đầu tư, trách nhiệm xã hội, điều kiện làm việc cho công nhân, mang lại giá trị gia tăng, thị trường, không chỉ cung cấp công nghệ mà còn là sản xuất.

Việc có tới 99% dòng thuế được cắt giảm về mức 0%, thời gian 2 năm cũng là thuận lợi để hàng xuất khẩu Việt Nam có sự chuẩn bị và thâm nhập sâu hơn vào EU”, ông Bruno Angelet nhận định. Do đó, ông tin chắc rằng với việc thực thi hiệp định này Việt Nam sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh rất nhiều.

Đối với lĩnh vực được hưởng lợi nhất khi FTA được áp dụng, ông cho rằng các ngành trong lĩnh vực nông sản sẽ có nhiều ưu thế./.







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98