Tháng 1 tồi tệ nhất từ 2009 của chứng khoán Mỹ

30/01/2016 08:45
30-01-2016 08:45:47+07:00

Tháng 1 tồi tệ nhất từ 2009 của chứng khoán Mỹ

  • Tuần qua, Dow Jones tăng 2.3%, S&P 500 cộng 1.7% và Nasdaq tiến 0.5%
  • Tuy nhiên trong tháng 1, Dow Jones trượt dốc 5.5%, S&P 500 rớt 5% và Nasdaq “bốc hơi” 7.9%

Phố Wall tăng vọt 2% trong ngày thứ Sáu sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) bất ngờ hạ lãi suất xuống mức âm và cổ phiếu Microsoft dẫn dầu đà phục hồi của lĩnh vực công nghệ, qua đó giúp rút ngắn đà sụt giảm của S&P 500 trong tháng 01/2016. Đây là tháng 1 tồi tệ nhất của S&P 500 kể từ năm 2009, Reuters cho biết.

NHTW Nhật lần đầu áp dụng chính sách lãi suất âm

Nhìn lại 28 phút giao dịch kịch tính của Nikkei 225 sau cú sốc lãi suất âm


Chứng khoán Mỹ biến động mạnh ngay từ đầu năm do đà trượt dốc của giá dầu, qua đó gia tăng mối nghi ngờ về bức tranh của nền kinh tế toàn cầu. Được biết, trong tuần trước, chỉ số S&P 500 đã ghi nhận mức lao dốc lên tới 11% trước khi hồi phục trở lại. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn “bốc hơi” 5% trong tháng này.

Trong ngày thứ Sáu, chỉ số S&P 500 leo dốc 2.48%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 09/2015.

Được biết, vào sáng ngày thứ Sáu, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) quyết định áp dụng chính sách lãi suất âm, qua đó góp phần nhấc bổng thị trường chứng khoán toàn cầu.

Ngoài ra, chứng khoán Mỹ cũng được hưởng lợi từ thông tin tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tại Mỹ trong quý 4 khá thấp. Qua đó, ủng hộ quan điểm cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể nâng lãi suất chậm hơn dự báo.

Nhiều nhà đầu tư cho rằng đà trượt dốc của các thị trường tài chính và nền kinh tế gần đây có thể khiến Fed nâng lãi suất chậm hơn.

Trong ngày thứ Sáu, cổ phiếu Microsoft nhảy vọt 5.83% nhờ kết quả hoạt động lạc quan hơn dự báo và trở thành cổ phiếu tác động tích cực nhất đến chỉ số S&P 500 và Nasdaq. Đà tăng của Microsoft cũng đẩy lĩnh vực công nghệ thuộc S&P 500 leo dốc 3.6%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 08/2016.

Lợi nhuận của các công ty thuộc chỉ số S&P 500 rớt 4.1% trong quý 4/2015, dữ liệu của Thomson Reuters cho thấy. Trừ các công ty năng lượng, hiện lợi nhuận của các công ty còn lại đã tăng 2.1%.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số Dow Jones tiến 2.47% lên 16,466.30 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 46.88 điểm (tương ứng 2.48%) lên 1,940.24 điểm và chỉ số Nasdaq Composite cộng 2.38% lên 4,613.95 điểm.

Tính chung cả tuần qua, chỉ số Dow Jones tăng 2.3%, chỉ số S&P 500 cộng 1.7% và chỉ số Nasdaq tiến 0.5%.

Tuy nhiên, chỉ số Dow Jones vẫn trượt dốc 5.5%/tháng và chỉ số Nasdaq Composite “bốc hơi” 7.9%, ghi nhận tháng sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 05/2010.

Trên sàn New York, số cổ phiếu tăng vượt số cổ phiếu giảm theo tỷ lệ 2,789:339. Tỷ lệ này trên sàn Nasdaq là 2,290:584.

Khoảng 10 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên các sàn giao dịch của Mỹ, cao hơn so với mức bình quân hàng ngày trong 20 phiên vừa qua là 8.3 tỷ cổ phiếu, theo dữ liệu của Thomson Reuters./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sở giao dịch chứng khoán New York lấy ý kiến về phương án giao dịch xuyên ngày đêm

Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đang thăm dò ý kiến của những người tham gia thị trường về phương án cho phép giao dịch cổ phiếu suốt ngày đêm khi các cơ...

Phố Wall khởi sắc, S&P 500 đứt mạch 6 phiên giảm liên tiếp

Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Hai (22/04), phục hồi vị thế sau một tuần khó khăn, khi các cổ phiếu công nghệ phục hồi và căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt...

Tata muốn mua lại hoạt động sản xuất iPhone của Pegatron

Tata đang mở rộng nhanh chóng với tư cách là đối tác lắp ráp của Apple tại Ấn Độ, giúp công ty công nghệ hàng đầu này giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nasdaq Composite mất hơn 2%, giảm 6 phiên liên tiếp

Chỉ số Nasdaq Composite giảm phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày thứ Sáu (19/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất trong hơn 1 năm. Xu hướng giảm đến khi cổ phiếu Nvidia...

Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo, Dow Jones tương lai giảm hơn 1%, Nikkei 225 sụt hơn 1,200 điểm

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo sau thông tin xảy ra một vụ nổ ở Iran, nhưng chưa biết nguyên nhân.

Giảm 5 phiên liên tiếp, S&P 500 ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày thứ Năm (18/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023.

Các chỉ số chứng khoán châu Á phục hồi sau chuỗi ngày liên tiếp mất điểm

Phiên 18/4, các nhà đầu tư đã “phớt lờ” đợt bán tháo trong phiên trước ở Phố Wall, nơi các cổ phiếu công nghệ chìm trong sắc đỏ do lo ngại rằng Fed sẽ duy trì lãi...

Thế giới ngày càng rời xa các chính sách thương mại tự do

Ngày càng có nhiều nước ủng hộ các biện pháp tăng cường tính độc lập và an ninh chuỗi cung ứng của họ, một xu hướng mà các nhà kinh tế cảnh báo sẽ hạn chế thương...

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm 4 phiên liên tiếp

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 4 liên tiếp vào ngày thứ Tư (17/04), khi cổ phiếu Nvidia và các cổ phiếu công nghệ đang gặp khó khăn khác gây áp lực suy giảm cho thị...

Chứng khoán châu Á sắp xóa sạch đà tăng của năm 2024

Chứng khoán châu Á sắp trở lại điểm khởi đầu của năm 2024, khi nỗi lo về lãi suất cao và căng thẳng địa chính trị đeo bám tâm trí nhà đầu tư.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98