Các nhóm ngành triển vọng 2016 dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật

16/02/2016 10:39
16-02-2016 10:39:34+07:00

Các nhóm ngành triển vọng 2016 dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật

Theo quan điểm của người viết, các nhóm ngành Bất động sản, Thực phẩm-Đồ uống, Dầu khí và Ngân hàng vẫn là các nhóm ngành đáng chú ý trong năm 2016. Các phân tích dưới đây chỉ dựa trên chỉ số ngành chung và các cổ phiếu tiêu biểu. Nhà đầu tư cần tính toán thời điểm đầu tư (timing) hợp lý trước khi ra quyết định đầu tư để phòng ngừa rủi ro trong ngắn hạn.

Ngành Bất động sản – VS-Real Estate

Chỉ số ngành vẫn đang duy trì xu hướng tăng dài hạn khi tạo các đáy đỉnh sau cao hơn đáy đỉnh trước theo các năm và duy trì trên trendline hỗ trợ dài hạn.

Ngoài ra, hành động giá trùng lấp (Overlapping Price Action) kể từ tháng 09/2014 cho tới hiện tại cho thấy khả năng đây chỉ là giai đoạn điều chỉnh trong xu hướng tăng lớn hơn. Chỉ báo Stochastic Oscillator duy trì trên mức 50 cho thấy đà tăng vẫn tiếp tục được kỳ vọng.

Nếu giá phá vỡ đường trendline kháng cự trung hạn (tương đương vùng 30.4-30.6 điểm) thì sẽ xác nhận tín hiệu breakout hình thành.

Các cổ phiếu khuyến nghị: VIC, NTL, NLG, FLC, KBC

Ngành Thực phẩm-Đồ uống – VS-Food&Drink

Nhóm Thực phẩm-Đồ uống nhìn chung vẫn đang duy trì xu hướng tăng dài hạn khi giá đang tạo các đỉnh đáy sau cao hơn đỉnh đáy trước.

Ngoài ra, VS-Food&Drink đang ở trên nhóm MA dài hạn và đường Internal Trendline. Hơn nữa, ở góc nhìn sóng Elliott, chỉ số ngành khả năng sẽ còn tăng tiếp với sóng C. Mục tiêu của sóng C là vùng 198-200 điểm (độ dài sóng C=độ dài sóng A). Quan điểm về xu hướng tăng vẫn được giữ nếu chỉ số ngành tiếp tục duy trì trên vùng 138-149 điểm (vùng đáy cũ gần đây nhất).

Các cổ phiếu khuyến nghị: VNM, MSN, SBT, LSS (khoảng quý III, IV năm 2016)

Ngành Ngân hàng – VS-Banking

Chỉ số ngành Ngân hàng điều chỉnh mạnh từ giai đoạn giữa năm 2015 cho tới nay. Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết thì chỉ số ngành đang điều chỉnh theo dạng Double Zigzag và nhiều khả năng đã kết thúc Zigzag thứ 2 (sóng Y màu đỏ).

Cụ thể, vùng đáy cũ phiên 22/01/2016 của VS-Banking là vùng đảo chiều đáng chú ý nơi độ dài sóng C= sóng A của sóng Y màu đỏ. Đây cũng là vùng sóng Y=74.8% độ dài sóng W.

Hiện tại, vùng 42.5-43 điểm sẽ là vùng hỗ trợ ngắn hạn cho chỉ số ngành (đường middle của kênh giá xuống). Ngoài ra, Stochastic Oscillator cũng đã cho mua trở lại và vượt lên trên vùng oversold.

Việc canh mua lướt sóng trong vùng 42.5-43 điểm được khuyến khích với quan điểm nhanh chóng cắt lỗ nếu vùng này bị thủng.

Các cổ phiếu khuyến nghị: MBB, CTG (canh mua trong các nhịp điều chỉnh thời gian tới), EIB, STB (sẽ đáng chú ý vào giai đoạn giữa năm 2016 trở đi).

Ngành Khai khoáng – VS-Mining&Oil

Nhiều tín hiệu cho thấy nhóm Khai khoáng sẽ hồi phục mạnh trong năm 2016:

Thứ nhất, ở góc nhìn sóng Elliott, chỉ số ngành đã hình thành 5 sóng giảm kể từ tháng 09/2014. Ngoài ra vùng này cũng trùng với cận dưới của kênh giá xuống.

Thứ hai, nếu giá phá vỡ đường trendline (nét đứt) tương đương vùng 21.3-21.6 điểm thì sẽ xác nhận quan điểm tạo đáy trung hạn đã hình thành.

Mục tiêu mà chỉ số VS-Mining&Oil có thể đạt tới là vùng 30-36 điểm.

Các cổ phiếu khuyến nghị: PVD, GAS, PVS, PVB, PVC. Tuy nhiên, nhà đầu tư chỉ nên mua vào khi các cổ phiếu này điều chỉnh về lại khu vực gần vùng đáy cũ phiên 21/01/2016.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (16)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 28/03: Tâm lý thận trọng kéo tụt thanh khoản

Trong phiên giao dịch sáng ngày 28/03/2024, đà tăng của VN-Index đã bị thu hẹp đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Gravestone Doji cho thấy áp lực bán đang hiện diện...

Ngày 28/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 27/03: Áp lực chốt lời ngắn hạn xuất hiện

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm nhẹ trong khi chỉ báo Stochastic Oscillator đều đã vào lại vùng quá mua (overbought). Nếu tín hiệu bán xuất hiện trở lại...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 26/03: Tâm lý thận trọng quay trở lại

Trong phiên giao dịch sáng ngày 26/03/2024, VN-Index tăng điểm tích cực đồng thời test lại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,270-1,295 điểm). Tuy nhiên, khối...

Ngày 26/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 25/03: Thị trường vẫn chưa thể bứt phá

VN-Index tiếp tục diễn biến giằng co đồng thời xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle tại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,275-1,295 điểm) cho thấy tâm lý...

Tuần 25-29/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, DPM, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 25-29/03/2024

Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/03: Giao dịch sôi động

VN-Index hình thành mẫu hình nến High Wave Candle kèm theo khối lượng giao dịch tăng mạnh trong phiên sáng thế hiện sự giao dịch sôi động của nhà đầu tư.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/03: Tín hiệu trái chiều xuất hiện

VN-Index và HNX-Index tăng điểm kèm theo khối lượng giao dịch trong phiên sáng có sự cải thiện đáng kể cho thấy tâm lý lạc quan hơn của nhà đầu tư.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98