Bài học nào dành cho Thống đốc BOJ từ Chủ tịch ECB?

18/03/2016 15:23
18-03-2016 15:23:06+07:00

Bài học nào dành cho Thống đốc BOJ từ Chủ tịch ECB?

Tuần trước, Mario Draghi, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã cung cấp một bài học hữu ích cho người đồng cấp đến từ Nhật Bản Haruhiko Kuroda, đó là “cách truyền đạt chính sách có thể ít nhất cũng quan trọng như chính những hành động mình làm”. 

ECB bất ngờ tung một loạt biện pháp kích thích kinh tế

JPY tăng mạnh sau quyết định lãi suất âm của BOJ, Fed trở thành tâm điểm

Chủ tịch ECB Mario Draghi (trái) và Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda (phải)

Theo Bloomberg, ECB đã tung ra gói kích thích tiền tệ “nặng đô” hơn so với những gì mà nhiều nhà phân tích dự đoán vào ngày 10/03 vừa qua, dù vậy các thị trường tài chính vẫn thất vọng. Với phát biểu “có thể không cần phải tiến hành thêm các đợt cắt giảm lãi suất” tại cuộc họp báo sau quyết định chính sách, ông Draghi đã khiến đồng euro đảo chiều tăng giá, và các cổ phiếu châu Âu giảm nhẹ.

Nếu xét về vai trò của một tỷ giá hối đoái yếu hơn trong việc khuyến khích lợi nhuận doanh nghiệp Nhật Bản, và một thị trường chứng khoán đang tăng điểm trong việc khơi gợi lòng tin về triển vọng của nền kinh tế bị đình trệ suốt thời gian dài này, thì phản ứng trên của các thị trường tài chính đã đặt ra một vấn đề nhạy cảm cho Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).

Thống đốc BOJ, ông Kuroda, người phải hứng chịu sự chia rẽ trong ban lãnh đạo để theo bước ECB áp dụng lãi suất âm vào hôm 29/01, đã phải “nếm trải” sự thất vọng của thị trường, và nếu lại “bắt chước” ông Draghi thì ông sẽ có thể gặp rắc rối trong tuần này.

BOJ đã áp dụng thêm chính sách lãi suất âm vào chương trình mua tài sản kỷ lục của mình với nỗ lực khuyến khích các ngân hàng cho vay và thúc đẩy một nền kinh tế đang tiếp tục tuột dốc. Sau khi rơi vào suy thoái vào giữa năm 2014, các số liệu hôm thứ Ba tuần trước chính thức xác nhận rằng GDP của Nhật Bản đã giảm 1.1% trong 3 tháng cuối năm 2015.

Thay vì cổ vũ cho bước đi của BOJ, các nhà làm luật Nhật Bản và một phần công chúng quốc gia này đã phản ứng với sự lo ngại. Trong những tuần gần đây, ông Kuroda hầu như mỗi ngày đều phải trả lời các thắc mắc tại Quốc hội nước này.

Biến động của đồng yên Nhật sau khi BOJ công bố chính sách lãi suất âm

Nguồn: Bloomberg

“Người dân và doanh nghiệp nước này rất lo ngại về vấn đề lãi suất âm”, Kohei Iwahara, Giám đốc Nghiên cứu kinh tế của Natixis SA, cho biết. “Nói một cách đơn giản, đó là việc không mấy phổ biến ở quốc gia này”.

Phó Thống đốc BOJ, Hiroshi Nakaso, hôm 03/03 phát biểu rằng các thị trường cần phải có thời gian để “tiêu hóa” việc áp dụng lãi suất âm vào giữa tháng 2 đối với một phần tiền mặt mà các ngân hàng thương mại đang gửi tại BOJ. Chỉ có 5 trong số 40 chuyên gia kinh tế được Bloomberg khảo sát là cho rằng sẽ có thêm chương trình kích thích mới được đưa ra tại cuộc họp của BOJ vào ngày 15/03. Và kết quả thực tế là BOJ đã giữ nguyên chính sách tiền tệ tại cuộc họp này.

Có thể vì BOJ đã áp dụng lãi suất âm nên không còn lựa chọn nào khác ngoài việc giữ nguyên hoặc đưa xuống thấp hơn mức ban đầu là -0.1%, hay đành thừa nhận rằng bước đi trên là thất bại. 80% nhà phân tích cho rằng bước tiếp theo mà BOJ nhiều khả năng áp dụng nhất sẽ là giảm lãi suất sâu hơn để mở rộng chương trình kích thích. Gần 90% cho rằng BOJ sẽ có thêm gói nới lỏng vào cuối tháng 7.

“So với ông Draghi, ông Kuroda có lợi thế là khả năng hành động của ông thấp hơn trong cuộc họp tuần này,” Sean Callow, một chiến lược gia cao cấp về ngoại hối tại Westpac Banking Corp, phát biểu. “Nhưng ông ta có thể đã chú ý đến sự đảo chiều của thị trường khi thấy những bình luận của ông Draghi về việc lãi suất âm có thể giảm xuống mức nào. Ông ấy nên tái nhấn mạnh đến cam kết cắt giảm lãi suất sâu hơn xuống mức âm hiện tại, nếu được xem là cần thiết”./.







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98