Cổ phiếu niêm yết năm Thân: Ngày ấy bây giờ

16/03/2016 14:00
16-03-2016 14:00:00+07:00

Cổ phiếu niêm yết năm Thân: Ngày ấy bây giờ

12 năm đã trôi qua, những cổ phiếu lên sàn trong năm Giáp Thân 2004 đã khác rất nhiều tính đến năm Bính Thân 2016 này.

Bao nhiêu năm rồi, còn gì và được gì?

Tính đến cuối năm Giáp Thân 2004, toàn thị trường có 27 mã chứng khoán niêm yết. Trong đó có 4 doanh nghiệp chào sàn ngay trong năm này, bao gồm Hóa An (HOSE: DHA), Nhiên liệu Sài Gòn (HOSE: SFC), Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc (NKD) và Bông Bạch Tuyết (BBT). Tuy nhiên, sau chặng đường một con giáp, đến năm Bính Thân 2016 này thì chỉ còn DHA SFC là vẫn tiếp tục niêm yết.

Điểm đặc biệt, cả hai cổ phiếu DHA và SFC đã có bước tăng trưởng về giá khá ấn tượng sau 12 năm “bám sàn” mặc dù cũng kênh qua nhiều con sóng lớn. Giá cổ phiếu DHA có phần biến động mạnh hơn so với SFC tuy nhiên có xu hướng tăng ổn định khoảng hơn một năm trở lại đây khi đường giá khá mượt và ít giằng co hơn. SFC lại là trường hợp tăng trưởng đều trong dài hạn, qua mỗi chu kỳ tăng giảm thì nhìn chung đáy sau của cổ phiếu SFC vẫn cao hơn đáy trước.

Diễn biến giá cổ phiếu DHA và SFC trong 12 năm qua
 

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/03/2016, thị giá DHA đang nằm ở mức 23,500 đồng, còn SFC đã trở về vùng giá 21,800 đồng/cp. Chênh lệch giá giữa hai cổ phiếu không quá lớn nhưng thanh khoản lại cách nhau khá xa khi trung bình 52 phiên có 65,893 cp DHA được giao dịch, trong khi SFC chỉ có 604 cp được sang tay. (Dữ liệu giá đã điều chỉnh)

DHA thuộc ngành khai khoáng, chủ yếu là khai thác đá; còn SFC hoạt động chính trong lĩnh vực bán lẻ, trong đó xăng dầu mang lại nguồn doanh thu chính. Trong 12 năm niêm yết vừa qua, lãi ròng của cả hai đơn vị đều có những biến động mạnh, tuy không diễn biến song hành nhưng nhìn chung cũng nhịp nhàng theo tình hình kinh tế chung. Sau xu hướng tăng trưởng trong giai đoạn 2009-2010 thì cả hai doanh nghiệp cùng sụt giảm mạnh về lợi nhuận trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế chung và dần phục hồi cho đến nay.

Tuy nhiên, nếu xem xét thu nhập trên từng cổ phần lưu hành (EPS) – “miếng bánh” khi đã được chia phần lại không mấy khả quan. EPS của cả DHA và SFC theo xu hướng giảm dài hạn qua 12 năm. Năm 2015 vừa qua, EPS của DHA và SFC lần lượt là 2,946 và 3,522 đồng, tương ứng sụt giảm 55% và 10% sau một giáp.

Lãi ròng và EPS trong 12 năm qua của SFC và DHA

a) Lãi ròng (Đvt: Tỷ đồng)

 

b) EPS (Đvt: Đồng)

Trong 12 năm qua, SFC đã liên tục mở rộng quy mô vốn thông qua chào bán tăng vốn lên 102.7 tỷ đồng. Đến tháng 7/2013, bằng nguồn lợi nhuận giữ lại, SFC tăng vốn lên 112.9 tỷ đồng thông qua chi trả cổ tức và giữ nguyên số vốn này cho đến nay. Không kém cạnh, DHA cũng liên tục phát hành thêm và chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông, tăng vốn từ 25 tỷ đồng lên gần 101 tỷ đồng. Đến năm 2010, khoản lợi nhuận tích lũy được sử dụng để nâng vốn lên hơn 151 tỷ đồng khi thực hiện phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông.

Ngoài ra, SFC và DHA là hai doanh nghiệp có lịch sử chi trả cổ tức bằng tiền mặt khá thường xuyên, với tỷ lệ chi trả từ 5-20%/năm từ năm 2012 đến nay.

Có thể thấy, SFC và DHA là hai doanh nghiệp đã đem lại những giá trị cho cổ đông với mức tỷ lệ chi trả cổ tức hấp dẫn, doanh nghiệp có khả năng tự tích lũy để gia tăng nguồn vốn kinh doanh cũng như tăng trưởng giá cổ phiếu trên thị trường.

Năm Thân cũng là năm niêm yết của một số doanh nghiệp đã từng một thời vàng son nhưng sau đó đã rời sàn là NKD BBT. Ở khía cạnh lạc quan, Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc (NKD) đã thực hiện hủy niêm yết cổ phiếu nhằm sáp nhập vào Kinh Đô (KDC) trong năm 2010. Trái lại, Bông Bạch Tuyết (BBT) bị hủy niêm yết bắt buộc vào năm 2009 do lỗ lũy kế 3 năm liên tiếp. Đến thời điểm tháng 11/2015, BBT vẫn còn đối mặt với khoản nợ hơn 70 tỷ đồng và thậm chí có nguy cơ phát mãi tài sản thế chấp do không trả được nợ./.

Từ năm Giáp Thân 2004 đến Bính Thân 2016, quy mô thị trường chứng khoán nay đã lớn hơn gấp nhiều lần, với 689 doanh nghiệp niêm yết và vốn hóa thị trường vượt mốc 1,000 ngàn tỷ đồng.

Và năm Bính Thân 2016 cũng đón nhận khá nhiều doanh nghiệp triển khai niêm yết cổ phiếu. Trên sàn HOSE dự kiến có Thủy điện Sê San 4A (S4A), Đầu tư Phát triển Công nghiệp, Tư vấn Dự án Quốc tế KPF (KPF) và Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa (TIP). Trên sàn HNX thì sẽ có CTCK MB (MBS) và Xuất nhập khẩu Than Vinacomin (CLM), CTCP Xăng dầu Dầu khí Phú Yên (PPY).

Doanh nghiệp niêm yết năm Bính Thân 2016

a) Khối lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết (Đvt: Triệu cp)

 

b) Một số chỉ tiêu tài chính năm 2015 (Đvt: Tỷ đồng)
Đầu tư Phát triển Công nghiệp và XNK Than Vinacomin chưa công bố thông tin





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (10)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán BIS đặt mục tiêu lãi đi lùi gần 90%, chuyển nhượng các khoản phải thu gần 40 tỷ đồng cho cổ đông cũ

CTCP Chứng khoán BIS (tên cũ là CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam - KVS) đặt mục tiêu lãi trước thuế 500 triệu đồng và doanh thu gần 28 tỷ đồng năm 2024, theo tài...

Tham vọng "Công ty tỷ đô" liệu có khả thi với DGW?

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa công bố, DGW đặt kế hoạch doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt tăng 22% và 38%, tiếp nối hành trình trở thành “Công ty tỷ...

Vicostone đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn ngàn tỷ trong 2024

Nhận định ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng như sản xuất đá nhân tạo còn đối mặt nhiều khó khăn, CTCP Vicostone (HNX: VCS) vẫn đặt kế hoạch lãi trước thuế...

LPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng 35%, tăng vốn lên gần 33,600 tỷ 

Kế hoạch tăng trưởng tài sản, tín dụng, lợi nhuận, vốn điều lệ và đổi tên mới là những nội dung quan trọng được Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE:...

Công ty chứng khoán của chủ sở hữu MoMo đặt kế hoạch tăng lỗ năm 2024

Sau khi về tay chủ sở hữu ví điện tử MoMo, CTCP Chứng khoán CV (CVS) có nhiều bước tái cơ cấu nhằm quay lại thị trường.

Giá cổ phiếu ở mức thấp trong các doanh nghiệp BĐS KCN, Chủ tịch KBC nói gì?

“KBC hoạt động nhờ vào niềm tin từ cổ đông và chứng khoán cũng sống nhờ niềm tin, khi niềm tin càng lớn thì giá cổ phiếu lên theo cách ổn định, bền vững sẽ tốt hơn...

Sợi Thế Kỷ ưu tiên giảm giá để lấy đơn hàng, ngôi sao hy vọng đặt vào nhà máy Unitex

"Chúng ta có những chính sách, chiến lược bán hàng để nhượng bộ khách hàng nhằm lấy được nhiều đơn hàng hơn. Thay vì chờ đạt được giá như mong muốn mới bán thì dùng...

Techcombank dự kiến tăng vốn điều lệ gấp đôi trong năm 2024, trả cổ tức tiền mặt 15% 

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức tiền mặt và tăng vốn điều lệ.

Lo ngành thép tiếp tục gặp khó, một công ty thép đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 24%

Trong báo cáo thường niên vừa công bố, CTCP Kim khí TPHCM (HOSE: HMC) đưa ra cái nhìn thận trọng về năm 2024, dự báo nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa hồi phục, nhất là...

ĐHĐCĐ GELEX 2024 thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1,921 tỷ đồng

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98