Bệnh cũ của thép tái phát

12/04/2016 09:27
12-04-2016 09:27:37+07:00

Bệnh cũ của thép tái phát

Tại sao ngành thép luôn kêu khó khăn nhưng các doanh nghiệp đều đạt lợi nhuận khủng? Có doanh nghiệp đạt mức tăng sản lượng tiêu thụ lên tới 140% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 3-2016, theo Hiệp hội Thép VN (VSA), các doanh nghiệp sản xuất thép đã tiêu thụ gần 962.000 tấn, mức tiêu thụ cao nhất trong lịch sử ngành thép nếu tính theo tháng, trong đó có doanh nghiệp đạt mức tăng sản lượng tiêu thụ lên tới 140% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo VSA, từ tháng 12-2015 đến hết tháng 2-2016, sản lượng thép được các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường vẫn rất dồi dào, ước xấp xỉ 1,7 triệu tấn. Dù vậy, mức giá thép hiện đã tăng hơn 30% so với đầu tháng 3-2016, được xem là một hiện tượng bất thường.

“Dù mức cầu của thị trường có tăng cao so với cùng kỳ năm trước, nhưng nguồn cung thép vẫn dồi dào, nếu không muốn nói là vẫn thừa cung, nhưng mức giá đã tăng khá mạnh chỉ trong một thời gian ngắn là một dấu hiệu bất thường” - một chuyên gia trong ngành thép nói.

Không khó để thấy rằng những dấu hiệu bất thường này xuất hiện kể từ khi Bộ Công thương công bố quyết định áp thuế tự vệ tạm thời vào ngày 7-3.

Theo ghi nhận của chúng tôi, chỉ một ngày sau khi thuế tự vệ được công bố, thép bán lẻ bắt đầu tăng giá một cách vô tội vạ với lý do “nhà máy nói tăng giá nên phải bán với giá cao chứ sao”. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất cũng đua tăng giá bán với lý do... giá nguyên liệu thế giới tăng, dù nguồn nguyên liệu giá mới này chỉ cập cảng VN từ đầu tháng 4-2016.

“Tất cả nguyên liệu được các doanh nghiệp sản xuất sử dụng trong tháng 3 vừa qua đều đã được nhập trước đó với giá thấp. Nếu cho rằng giá nguyên liệu mới tăng (tăng khoảng 15% so với giá nguyên liệu cũ), lẽ ra các doanh nghiệp sản xuất phải đến đầu tháng 4 này mới tăng giá bán, thay vì đua nhau tăng giá dù sử dụng nguyên liệu giá thấp” - vị chuyên gia này khẳng định.

Cũng theo vị này, đây là dấu hiệu của việc “té nước theo mưa”, các doanh nghiệp lợi dụng thông tin thuế tự vệ để tăng giá bán sỉ. Đến lượt các đại lý đua nhau tăng giá với lý do nhà sản xuất tăng, thậm chí mức tăng cao hơn nhiều so với mức tăng của nhà sản xuất.

Dù có nhiều yêu cầu, thậm chí quy định hẳn hoi về định hướng phát triển hệ thống phân phối do Bộ Công thương ban hành từ năm 2013, nhưng đến nay câu chuyện muôn đời “té nước theo mưa” của hệ thống phân phối thép khi thị trường biến động vẫn là những câu chuyện rất cũ, nhưng vẫn chưa có thuốc trị, thậm chí còn có dấu hiệu “kháng thuốc”.

Mà nguyên nhân của hiện tượng này, theo một cựu lãnh đạo VSA, có trách nhiệm không hề nhỏ của chính các doanh nghiệp sản xuất thép khi họ cố tình bỏ quên trách nhiệm của mình với người tiêu dùng, chỉ chạy theo lợi nhuận.

Thực tế cũng cho thấy dù ngành thép luôn kêu khó khăn, nhưng theo báo cáo được công bố công khai, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thép đều đạt lợi nhuận khủng, trong đó một số doanh nghiệp lớn có lợi nhuận lên tới hàng ngàn tỉ đồng, và mức lợi nhuận này năm sau thường cao hơn năm trước.

Quỳnh Khôi

Tuổi trẻ



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xuất khẩu thép của Trung Quốc trong quý 1 tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2023

Trung Quốc đã xuất khẩu gần 26 triệu tấn thép trong quý 1/2024 - tăng 28% so với cùng kỳ năm trước đó - do cuộc khủng hoảng bất động sản làm giảm nhu cầu trong nước.

Yêu cầu rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

Trung Quốc yêu cầu Mỹ dừng tăng thuế với các sản phẩm thép và nhôm của nước này

Sau khi Tổng thống Joe Biden kêu gọi tăng thuế mạnh đối với các sản phẩm kim loại của Trung Quốc, Bộ Thương mại Trung Quốc đã lên tiếng phản đối, kêu gọi Mỹ ngay...

Tổng thống Mỹ Biden kêu gọi tăng gấp 3 lần thuế đối với thép và nhôm Trung Quốc

Nhà Trắng khẳng định việc tăng thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm Trung Quốc là điều cần thiết cho an ninh quốc gia bởi lĩnh vực sản xuất thép là "xương sống" của...

Trung Quốc: Xuất khẩu thép quý 1 đạt gần 26 triệu tấn, tăng hơn 30% so với cùng kỳ

Trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản vẫn còn tiếp diễn và nhu cầu nội địa không hồi phục mạnh như dự báo, xuất khẩu các sản phẩm thép của Trung Quốc đạt mức cao...

Nhu cầu thép toàn cầu dự kiến tăng trở lại và ổn định trong năm 2024

Hiệp hội Thép Thế giới cho biết nhu cầu thép toàn cầu dự kiến sẽ tăng khoảng 1,7% lên 1,793 tỷ tấn trong năm 2024, và tăng 1,2% lên 1,815 tỷ tấn trong năm 2025.

Yêu cầu bổ sung thông tin hồ sơ chống bán phá giá với sản phẩm thép cán nóng

Sau khi doanh nghiệp bổ sung thông tin theo yêu cầu, Cục Phòng vệ Thương mại xem xét hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm thép cán...

Giá thép xây dựng giảm lần thứ 3 từ đầu năm

Các doanh nghiệp thép xây dựng lại tiếp “bài ca” giảm giá, với đợt điều chỉnh khoảng 100,000 đồng/tấn.

Cạnh tranh với Trung Quốc, Hòa Phát hạ giá bán thép HRC xuống 550 USD/tấn

Mới đây, hãng thép Hòa Phát (HOSE: HPG) đã hạ mạnh giá bán thép cuộn cán nóng (HRC) trong bối cảnh nhu cầu yếu và áp lực phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc.

Giá quặng sắt xuống đáy 10 tháng vì bất động sản Trung Quốc khủng hoảng

Giá quặng sắt rơi xuống mức thấp nhất trong 10 tháng khi hoạt động xây dựng của Trung Quốc vẫn rất ảm đạm, trong khi nguồn cung quặng sắt lại tăng vọt.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98