Chứng khoán Việt Nam dưới góc nhìn Arms Index

12/04/2016 17:00
12-04-2016 17:00:00+07:00

Chứng khoán Việt Nam dưới góc nhìn Arms Index

Arms thể hiện khá chính xác các lần tạo đáy/đỉnh quan trọng của VN-Index trong 5 năm gần đây.

Chỉ số Arms nhìn chung còn khá mới mẽ ở Việt Nam nhưng trên thế giới, đây là chỉ số rất được giới phân tích kỹ thuật tin dùng, vì nó thể hiện được tình trạng hiện tại của thị trường một cách rõ nét nhất.

Chỉ số Amrs (Amrs Index) là gì?

Arms Index được Richard w. Arms, Jr. phát triển vào năm 1967. Qua nhiều năm, chỉ số này được biết đến dưới một số tên gọi khác nhau. Khi Barron’s xuất bản bài báo đầu tiên về Arms Index vào năm 1967, chỉ báo này có tên là Chỉ số Giao dịch Ngắn hạn (Short-Term Trading Index). Người ta cũng gọi chỉ báo này là TRIN (viết tắt của từ TRading INdex), hay MKDS hay STKS.

Arms Index là chỉ báo thị trường thể hiện mối quan hệ giữa số lượng chứng khoán tăng giá hoặc giảm giá (số mã chứng khoán tăng giá/giảm giá) và khối lượng giao dịch của các chứng khoán tăng giá hay giảm giá đó (khối lượng giao dịch của chứng khoán tăng giá/giảm giá).

Để tính chỉ số này ta lấy số mã chứng khoán tăng giá chia cho số mã chứng khoán giảm giá để xác định Tỷ lệ A/D. Tiếp theo, lấy khối lượng giao dịch của nhóm chứng khoán tăng giá chia cho nhóm chứng khoán giảm giá để xác định Tỷ lệ Khối lượng Chứng khoán Tăng/Giảm. Cuối cùng, lấy Tỷ lệ A/D chia cho Tỷ lệ Khối lượng Chứng khoán Tăng/Giảm.

Thể hiện được tình trạng của thị trường một cách toàn diện. Hiệu quả trong giao dịch ngắn hạn

Chỉ số Arms cho thấy sự cân bằng tương đối giữa chiều sâu thị trường (tổng khối lượng của các mã tăng giá và giảm giá) và chiều rộng thị trường (số lượng các mã tăng giá và giảm giá).

Chỉ số Arms hiệu quả khi được sử dụng trong giao dịch ngắn hạn. Chỉ báo này cho thấy liệu khối lượng giao dịch đang tập trung vào nhóm chứng khoán tăng giá hay giảm giá. Nếu khối lượng giao dịch của nhóm chứng khoán tăng giá lớn hơn nhóm chứng khoán giảm giá thì Arms Index sẽ nhỏ hơn 1.0; còn nếu khối lượng giao dịch của nhóm chứng khoán giảm giá nhiều hơn nhóm chứng khoán tăng giá thì chỉ báo này sẽ lớn hơn 1.0.

Đồ thị Arms Index hơi ngược so với thông thường: các mức quá bán đi kèm với giá trị Arms Index cao và các mức quá mua đi kèm với giá trị thấp của chỉ báo này.

Các mức quá mua/quá bán “cực trị” (cực mua/cực bán) của Arms Index phụ thuộc vào khung thời gian để tính trung bình động của chỉ báo này và các điều kiện thị trường. Theo nghiên cứu của chúng tôi thì ở thị trường Việt Nam, mức quá mua của Arms Index thường là dưới 0.8, còn mức quá bán là trên 1.2.

Xu hướng thị trường dưới góc nhìn Chỉ số Arms

Quan sát dữ liệu quá khứ cho thấy chỉ số Arms thể hiện khá chính xác các lần tạo đáy/đỉnh quan trọng của VN-Index trong 5 năm gần đây. Đáng chú ý, tính ổn định của chỉ số này khá cao khi sử dụng thêm đường EMA 5 ngày trong khi phân tích.

EMA 5 ngày của VS-Arms VN đã liên tục đi lên trong 3 tuần gần đây. Điều này chứng tỏ bên bán đã bắt đầu chiếm ưu thế trở lại trong ngắn hạn. Nếu khối lượng giao dịch cũng giảm sút trong thời gian tới thì xu hướng tăng trưởng có thể bị đảo ngược.







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 28/03: Tâm lý thận trọng kéo tụt thanh khoản

Trong phiên giao dịch sáng ngày 28/03/2024, đà tăng của VN-Index đã bị thu hẹp đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Gravestone Doji cho thấy áp lực bán đang hiện diện...

Ngày 28/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 27/03: Áp lực chốt lời ngắn hạn xuất hiện

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm nhẹ trong khi chỉ báo Stochastic Oscillator đều đã vào lại vùng quá mua (overbought). Nếu tín hiệu bán xuất hiện trở lại...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 26/03: Tâm lý thận trọng quay trở lại

Trong phiên giao dịch sáng ngày 26/03/2024, VN-Index tăng điểm tích cực đồng thời test lại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,270-1,295 điểm). Tuy nhiên, khối...

Ngày 26/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 25/03: Thị trường vẫn chưa thể bứt phá

VN-Index tiếp tục diễn biến giằng co đồng thời xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle tại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,275-1,295 điểm) cho thấy tâm lý...

Tuần 25-29/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, DPM, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 25-29/03/2024

Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/03: Giao dịch sôi động

VN-Index hình thành mẫu hình nến High Wave Candle kèm theo khối lượng giao dịch tăng mạnh trong phiên sáng thế hiện sự giao dịch sôi động của nhà đầu tư.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/03: Tín hiệu trái chiều xuất hiện

VN-Index và HNX-Index tăng điểm kèm theo khối lượng giao dịch trong phiên sáng có sự cải thiện đáng kể cho thấy tâm lý lạc quan hơn của nhà đầu tư.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98