Ngân hàng, người vay tiền và CIC

29/04/2016 20:52
29-04-2016 20:52:34+07:00

Ngân hàng, người vay tiền và CIC

Dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng của CIC (Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia, thuộc Ngân hàng Nhà nước) đang tăng trưởng rất nhanh, song các ngân hàng vẫn còn những điều băn khoăn quanh tổ chức này.

CIC đắt hàng

“Hoạt động cung cấp thông tin tín dụng của CIC tăng 80% trong năm 2015, mức tăng kỷ lục từ trước tới nay, với 7 triệu báo cáo tín dụng”, ông Đỗ Hoàng Phong, Tổng giám đốc CIC, cho biết tại Hội nghị sơ kết đề án phát triển CIC giai đoạn 2014-2015 tổ chức tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ở Hà Nội hồi cuối tháng 3 vừa qua.

Vì sao có sự tăng trưởng “chóng mặt” này? Theo giới ngân hàng, lý do quan trọng là từ việc thực thi Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21-1-2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này chính thức được thực hiện từ ngày 1-1-2015. Theo đó, trường hợp nợ và cam kết ngoại bảng của khách hàng được phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro thấp hơn nhóm nợ theo danh sách do CIC cung cấp thì các TCTD phải điều chỉnh kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo nhóm nợ do CIC cung cấp.

Một cán bộ quản lý rủi ro của ngân hàng cho biết trước đây, các TCTD thậm chí luôn né tránh sử dụng dịch vụ CIC. Nhưng theo quy định mới của NHNN, các ngân hàng buộc phải sử dụng thông tin từ CIC để đối chiếu và tính toán các kết quả mà cơ quan quản lý yêu cầu. Đó là lý do quan trọng khiến CIC bán hàng đắt như tôm tươi.

Đến nay đã có trên 1.120 tổ chức tham gia báo cáo thông tin tín dụng theo quy định, bao gồm 100% các ngân hàng thương mại (NHTM), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và VAMC (để thu thập và cập nhật 100% thông tin về các khoản nợ xấu đã mua và đưa vào cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia). Đối với các tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân, CIC đã thu thập được số liệu từ hơn 1.000 tổ chức. Tổng số khách hàng vay trong kho dữ liệu quốc gia đã đạt trên 26,3 triệu khách hàng (trên 300.000 khách hàng pháp nhân và 26 triệu khách hàng thể nhân), ông Đỗ Hoàng Phong cho biết.

Các TCTD phải báo cáo, cung cấp số liệu cho CIC - bắt buộc, định kỳ và miễn phí, tuy nhiên, CIC bán lại thông tin về các khoản tín dụng, các khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì không miễn phí mà ngân hàng phải trả tiền trên từng báo cáo về từng khách hàng. Cách đây vài năm, tại một hội nghị của NHNN, CIC công bố doanh thu gần trăm tỉ đồng, nhưng cũng khá lâu rồi, các con số về kết quả hoạt động của CIC không được công khai.

Thông tin trên trang web của CIC cho biết trong giai đoạn 2014-2015, CIC đã cung cấp tổng cộng trên 10 triệu báo cáo các loại (tăng trưởng bình quân trên 30%/năm). Riêng năm 2015, hoạt động cung cấp thông tin tăng 80% so với năm 2014 và đạt kết quả cao nhất từ trước tới nay với 7 triệu báo cáo tín dụng. Trong đó, họ đã cung cấp trên 5.000 báo cáo về các doanh nghiệp Việt Nam cho đối tác; 267 bản báo cáo về các doanh nghiệp nước ngoài... Ngoài các sản phẩm truyền thống như báo cáo thông tin quan hệ tín dụng khách hàng pháp nhân, báo cáo chi tiết về khách hàng vay pháp nhân, báo cáo chi tiết về khách hàng vay thể nhân, báo cáo thông tin quan hệ tín dụng khách hàng thể nhân có giá bán từ 20.000 đồng đến 1 triệu đồng/báo cáo.

CIC còn cung cấp hàng triệu thông tin dữ liệu cho các TCTD phục vụ cho việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN; xây dựng và kiểm định các mô hình quản trị rủi ro phù hợp với lộ trình tuân thủ các quy định Basel II của NHNN.

Gần đây, CIC đã cung cấp thông tin phục vụ NHNN và một số cơ quan tổ chức khác như Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, các cơ quan cảnh sát điều tra...

Câu hỏi từ phía thị trường

Về phía các đối tác, khách hàng của CIC, hiện vẫn còn những câu hỏi xung quanh tổ chức này.

Thứ nhất, theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN, các TCTD chỉ phải chuyển khoản nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn trong trường hợp các khoản nợ của khách hàng bị các TCTD khác phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn, nếu có thông tin. Mối liên hệ này đồng thời cho thấy, để duy trì tốc độ tăng trưởng, việc đa dạng hóa sản phẩm (cung cấp thông tin tín dụng “may đo” theo nhu cầu của từng khách hàng) là đòi hỏi vô cùng cần thiết của các TCTD đối với CIC.

Thứ hai, trong thời gian qua có không ít vụ kiện tụng của ngân hàng với khách hàng liên quan đến các khoản vay, xếp hạng tín dụng của khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Và giống như các nước đã làm từ rất lâu, họ có các cơ quan xếp hạng tín dụng độc lập với cơ quan quản lý cung cấp thông tin công khai cho xã hội, việc xếp hạng tín dụng của khách hàng đặc biệt quan trọng với an ninh tín dụng và sự lành mạnh của môi trường kinh doanh tiền tệ. Trên thực tế, từ năm 2015, CIC đã cung cấp cho các TCTD sản phẩm xếp hạng tín dụng, bước đầu đã triển khai với khách hàng doanh nghiệp, trong thời gian tới sẽ cung cấp dịch vụ này với khách hàng cá nhân.

Theo quy định hiện hành, các NHTM bắt buộc phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ làm căn cứ để xem xét cấp tín dụng, giám sát, quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng. Trong tương lai, các NHTM đủ kiều kiện sẽ được phép sử dụng hệ thống này để thực hiện việc phân loại, trích lập dự phòng rủi ro, xác định yêu cầu vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật. Lãnh đạo một ngân hàng cho biết: “Các ngân hàng cần một thời gian dài để kiểm định độ tin cậy của hệ thống, thực chất là thông qua thống kê để xác lập mối quan hệ nhân quả giữa kết quả xếp hạng tín dụng với tổn thất thực tế mà các tổ chức tín dụng phải gánh chịu”. Ông cũng cho biết hiện CIC không tiếp cận được các số liệu trích lập và sử dụng dự phòng của các TCTD, vì vậy, “CIC sẽ không có cách nào để kiểm chứng được chính hệ thống xếp hạng tín dụng của mình.

Theo đó, chúng tôi không thể tin cậy hoàn toàn khi sử dụng thông tin của CIC mà chủ yếu chỉ để tham khảo”.

Tuy nhiên, ông này thừa nhận thông tin tín dụng cá nhân nói chung, đặc biệt là tín dụng tiêu dùng, là câu chuyện ở khía cạnh khác và rất quan trọng. Trong lịch sử tín dụng thế giới, hệ thống xếp hạng tín nhiệm cá nhân ra đời sớm hơn rất nhiều so với hệ thống dùng cho doanh nghiệp. Cách làm thông minh mà trước tiên CIC có thể áp dụng là sử dụng yếu tố “tuổi nợ” để xếp hạng tín dụng cá nhân. Nghĩa là thông qua theo dõi việc vay và trả nợ của các cá nhân với các TCTD trong một thời gian dài, CIC hoàn toàn có thể “cấp” hệ số tín nhiệm cho từng cá nhân đang có quan hệ đi vay - cho mượn với ngân hàng. “Hai mươi sáu triệu tài khoản khách hàng mà CIC đang có là một con số hấp dẫn”, ông nói.

Với tổng số khách hàng vay trong kho dữ liệu quốc gia đã đạt trên 26,3 triệu khách hàng, giới ngân hàng cho rằng nếu được khai thác hiệu quả, cơ sở dữ liệu mà CIC quản lý là nguồn tài nguyên rất có giá trị để hỗ trợ các TCTD trong việc tìm kiếm, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng khác.

Tuy nhiên, cũng cần nói thêm về một “lỗ trống” hiện nay của thị trường tín dụng. Theo quy định hiện hành, các TCTD (ngân hàng, công ty tài chính tiêu dùng) bị bắt buộc phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhưng các tổ chứclại làm rất sơ sài, tùy khẩu vị rủi ro của từng tổ chức. Vì thế, việc định hướng đúng và hành động đúng rất cần thiết cho việc phát triển sản phẩm của CIC để khai thác nguồn tài nguyên quý giá này, đồng thời giúp các tổ chức tài chính quản lý được rủi ro. Việc này đồng nghĩa với khả năng tiếp cận ngày càng sâu vào lĩnh vực tín dụng cá nhân. Đây chính là cách tốt nhất để đẩy lùi tín dụng đen đang lộng hành ở nhiều địa phương.

Hồng Phúc

tbktsg



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

LPBank triển khai ngay Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 về việc tăng vốn điều lệ

LPBank vừa thông qua Nghị quyết Hội đồng Quản trị (HĐQT) về việc triển khai phương án tăng vốn điều lệ năm 2024.

TPBank đặt kế hoạch lợi nhuận 7,500 tỷ tăng 34% năm 2024, kết quả tích cực ngay từ quý đầu

Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đã tổ chức thành công Đại hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023...

Lạm phát và câu chuyện đánh đổi trong điều hành chính sách tiền tệ

Lạm phát và chính sách điều hành lãi suất từ Fed là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia...

Tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do vẫn nóng

Sức nóng của USD trên thị trường quốc tế duy trì ở mức cao khiến tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do tiếp tục leo dốc dù Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo sẵn...

Áp lực tỷ giá USD và 'bàn tay' hữu hình

Từ cuối tháng 3-2024 tới nay, đồng đôla Mỹ tiếp tục tăng giá so với nhiều đồng tiền trên thế giới, đã gây áp lực lên chính sách điều hành của nhiều nước, đặc biệt...

TS. Phạm Xuân Hòe: Tiền chạy sang vàng, ngân hàng sẽ phải tăng lãi suất để thu hút tiền gửi

TS. Phạm Xuân Hòe khẳng định tiền gửi ngân hàng giảm trong quý 1 chính là do dịch chuyển sang vàng khi lợi nhuận từ việc nắm vàng từ đầu năm đã tăng lên rất cao.

Công ty tài chính đua nhau báo lỗ, thị trường tài chính tiêu dùng còn cửa sáng?

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân dự báo, trong năm nay, tình hình thị trường tài chính tiêu dùng khó có thể khởi sắc ngay, cần thêm thời gian để tạo sự đột phá.

VIB: Doanh thu tăng 8%, lợi nhuận quý 1 đạt hơn 2,500 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (HOSE: VIB) công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với kết quả tích cực, bảng tổng kết tài sản vững mạnh và hiệu quả hoạt động duy...

Giá USD “nóng rực”

Tuần qua (15-19/04/2024), sức nóng của đồng USD trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng do nhu cầu nắm giữ tài sản an toàn được đẩy mạnh khi căng thẳng địa chính trị...

Bac A Bank đặt kế hoạch lãi trước thuế 2024 đạt 1,100 tỷ đồng, tăng vốn lên 11,524 tỷ

Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank, HNX: BAB) dự kiến trình ĐHĐCĐ được tổ chức vào ngày 27/04 tới đây kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức, tăng vốn...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98