Vi phạm bản quyền phần mềm là rào cản TPP

20/04/2016 21:41
20-04-2016 21:41:59+07:00

Vi phạm bản quyền phần mềm là rào cản TPP

Sau 10 năm thực hiện Luật sở hữu trí tuệ từ 2006 đến hết năm 2015, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tiến hành thanh tra và xử phạt các doanh nghiệp tổng cộng hơn 8,6 tỉ đồng vì dùng phần mềm không có bản quyền. Tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm còn lớn, chiếm 81%, đang là một trong những rào cản, gây khó khăn và bất lợi cho doanh nghiệp khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.

Quang cảnh buổi tọa đàm ngày 20-4. Ảnh: Vân Ly

Thông tin trên được ghi nhận tại tọa đàm “Doanh nghiệp Việt Nam và một số vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong TPP” diễn ra vào ngày 20-4 do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Liên minh Phần mềm BSA tổ chức.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Trần Văn Minh, Phó Chánh thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cho biết từ năm 2006 đến 2015, các cơ quan chức năng đã tiến hành thanh tra đột xuất gần 550 doanh nghiệp trên cả nước và kiểm tra hơn 27.600 máy tính. Khi phát hiện hành vi sử dụng phần mềm không có bản quyền, thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã lập biên bản và ban hành gần 500 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền nộp vào ngân sách nhà nước hơn là 8,6 tỉ đồng, chuyển một hồ sơ sang cơ quan điều tra.

Ông Minh cho biết, sau khi được kiểm tra, các công ty đã chấm dứt hành vi sử dụng phần mềm không có bản quyền, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu phần mềm, mua bản quyền phần mềm máy tính hợp pháp phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

“Hiện giá trị mua bản quyền phần mềm máy tính của các doanh nghiệp Việt mỗi năm lên tới hàng chục triệu đô la Mỹ và ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp ngày càng được nâng cao,” ông Minh nói.

Theo đánh giá của Liên minh Phần mềm BSA, năm 2004 tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính tại Việt Nam là 92% thì đến năm 2014 đã giảm còn 81%.

Vi phạm bản quyền sẽ gây khó cho DN khi tham gia TPP

Vẫn theo ông Minh, ngày 4-2-2016, Việt Nam đã ký tham gia hiệp định TPP, theo đó, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực được đặc biệt quan tâm. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ nghiêm ngặt hơn các điều luật về sở hữu trí tuệ. Trong lĩnh vực phần mềm máy tính, những năm gần đây, mặc dù đã có nhiều cải thiện đáng kể, nhưng tình trạng xâm phạm bản quyền phần mềm vẫn còn tương đối phổ biến.

Ông Minh nói: “Doanh nghiệp cần quan tâm hơn tới vấn đề sở hữu trí tuệ, có những bước chuẩn bị về tài chính, về nhân lực và về kỹ thuật để khi hội nhập TPP, tránh được các rắc rối khiếu kiện có thể xảy ra.”

Phát biểu tại cuộc tọa đàm nêu trên, ông John Hill, Tham tán Kinh tế từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho rằng Việt Nam sẽ có lợi lớn khi gia nhập TPP song cũng có những bất lợi. TPP đề ra những tiêu chuẩn rất cao về bảo hộ sở hữu trí tuệ. Những tiêu chuẩn này còn chặt chẽ hơn cả quy định của WTO, mà nếu không tuân thủ thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Ông Hill cho rằng tỉ lệ cài đặt phần mềm không có bản quyền của Việt Nam hiện 81% là một trong những mức cao nhất trên thế giới, cao nhất trong 12 nước thành viên TPP. Đây là vấn đề khó khăn lớn đối với doanh nghiệp trong nước vì không những họ không tận dụng được lợi thế từ TPP mà còn vướng vào các vấn đề pháp lý.

Số vụ kiện vi phạm bản quyền có thể tăng cao khi TPP có hiệu lực. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam dường như còn chưa nhận thức được đầy đủ hoặc còn chưa quan tâm đến vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, ông nói. Ông John Hill cho biết ông đồng tình với cảnh báo của Bộ Khoa học-Công nghệ rằng doanh nghiệp Việt Nam có thể đi đến phá sản, giải thể nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng để đáp ứng các quy định về quyền sở hữu trí tuệ của TPP.

Ông Hill cho rằng các nền kinh tế hiện đại được xây dựng trên nền tảng đổi mới, sáng tạo. Đổi mới, sáng tạo lại được xây dựng trên nền tảng quyền sở hữu trí tuệ. Theo thống kê trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới: Thụy Sỹ đứng thứ 3 về bảo hộ sở hữu trí tuệ - nước này xếp hạng 1 về Chỉ số Năng lực cạnh tranh Toàn cầu. Hai tỉ lệ tương tự này của Phần Lan là 1 và 8 còn Singapore là 4 và 2. Đây là những quốc gia không chỉ thu hút được đầu tư FDI nhờ có cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ mạnh mà còn vươn lên trở thành những trung tâm đổi mới, sáng tạo.

“Chúng tôi hiểu được những khó khăn phía trước, hoan nghênh Việt Nam đã đặt ra những mục tiêu lớn cũng như cam kết vượt qua những khó khăn đó. Việt Nam cần biết rằng Hoa Kỳ cũng như cộng đồng quốc tế luôn mong muốn hợp tác và luôn sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ,” ông John Hill nói.

Vân Ly

TBKTSG





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất nhà máy điện mặt trời được phép bán trực tiếp cho khách hàng qua đường dây riêng

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn thông qua đường dây riêng hoặc...

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98