Bầu cử Mỹ liệu sẽ có đảng thứ ba?

31/05/2016 14:11
31-05-2016 14:11:31+07:00

Bầu cử Mỹ liệu sẽ có đảng thứ ba?

Nhiều đảng thứ ba có thể được lập ra khi mà cử tri của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa không mấy mặn mà với những ứng cử viên của mình.

* Donald Trump quái đến mức nào?

 

Ứng viên Gary Johnson nói chuyện với báo giới sau khi được Đảng Tự do đề cử tại đại hội tổ chức ở Orlando, bang Florida, ngày 29-5 - Ảnh: Reuters

Đàn ông là đàn ông, đàn bà là đàn bà. Thật nực cười khi chính quyền buộc chúng ta tuân thủ theo chỉ thị mới về chuyện giới tính

Donald Trump chỉ trích chỉ thị của chính quyền Obama yêu cầu các trường công lập để cho học sinh chuyển giới tự chọn nhà vệ sinh theo giới tính

Điều này thậm chí từng được đề cập trong giai đoạn chạy đua tranh cử nhiều tháng qua.

Nhiều thành viên của cánh tả và cánh hữu đang kêu gọi việc lập ra những ứng viên đảng thứ ba cho cuộc bầu cử chính thức vào tháng 11 tới.

Những ứng cử viên này dù không có nhiều khả năng đắc cử, nhưng vẫn có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến các ứng viên chính thức của hai chính đảng lớn.

Ai sẽ quấy rối?

Hiện tại có ba ứng viên đang được vận động để thay thế cho tỉ phú Trump. Nhân vật đầu tiên là ông Mitt Romney, người từng bị đánh bại trong cuộc bầu cử với ông Barack Obama năm 2012.

Ông Romney là một tỉ phú và đang nỗ lực liên kết với những đối tác khác nhằm thành lập một đảng thứ ba. Cho đến thời điểm này, ông vẫn chưa thành công nhưng cũng tạo được một vài sự bất ổn đối với ông Trump. Tuy nhiên, theo dự đoán, ông Romney không có nhiều khả năng thành công.

Một ứng viên khác là ông Bill Kristol, con trai một trong những nhà sáng lập chủ nghĩa bảo thủ và là biên tập viên của tạp chí Weekly Standard rất nổi tiếng.

Ông Kristol đang nỗ lực để hạ bệ ông Trump. Mặc dù ông gặp nhiều khó khăn trong việc chạy đua với ông Trump, nhưng các chiến dịch của ông cũng góp phần làm suy giảm hình ảnh của ông Trump. Ông Kristol cũng không có nhiều triển vọng thành công lắm cho chiếc ghế tổng thống Mỹ.

Những cử tri không trung thành với Đảng Cộng hòa đang cố gắng kết hợp với những người thuộc Đảng Tự do.

Nếu điều này xảy ra, ông Trump sẽ gặp nhiều khó khăn vào tháng 11. Để điều đó xảy ra, thành viên Đảng Tự do phải thay đổi chính sách của họ. Tuy nhiên, có rất ít khả năng họ sẽ làm điều đó, trừ khi có nhiều áp lực bên ngoài buộc như thế.

Ông Bernie Sanders là thượng nghị sĩ tranh đua với bà Clinton trong đợt bầu cử sơ bộ của Đảng Dân chủ.

Ông là người theo chủ nghĩa xã hội và khá thành công trong việc chạy đua với bà Clinton. Ông Sanders đã giành thắng lợi ở 20 bang trong đợt bầu cử sơ bộ lần này và hiện tại có hàng triệu người ủng hộ.

Mặc dù những người ủng hộ ông Sanders mong muốn ông tách khỏi Đảng Dân chủ và thực hiện chiến dịch tranh cử riêng cho mình.

Tuy nhiên, điều này rất khó xảy ra vì ông quyết so kè với bà Clinton tận phút cuối nhằm đạt được những thỏa thuận về một vài chính sách mà ông đang theo đuổi.

Một giải pháp khác là có thể đưa ông Sanders lên vị trí ứng viên phó tổng thống cho bà Clinton để nếu bà cựu ngoại trưởng đắc cử, ông Sanders có thể gây tác động lên những chính sách cần thiết.

Ông Sanders đang có nhiều ảnh hưởng tích cực đối với Đảng Dân chủ bằng cách định hướng đảng theo cánh tả.

Quấy rối và... thất bại

Cuộc bầu cử năm nay được đánh giá là gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử nước Mỹ. Mặc dù khả năng thành lập một đảng thứ ba là thấp, nhưng điều này cũng từng xảy ra nhiều lần trong quá khứ.

George Wallace là một minh chứng. Ông là người theo Đảng Dân chủ và là thống đốc bang Alabama. Ông được biết đến nhiều vì chủ trương chống lại các phong trào đòi nhân quyền trong thập niên 1960.

Năm 1968, ông tách khỏi Đảng Dân chủ và thành lập Đảng Độc lập Hoa Kỳ. Đảng này đã giành được 13% số phiếu và thu hút 10 triệu cử tri. Dù ông thất bại trong nhiều cuộc tranh cử nhưng cũng tiến rất gần trong việc đánh bật Đảng Dân chủ.

Ralph Nader là một nhà hoạt động môi trường và là người chống đối mạnh mẽ Đảng Dân chủ. Năm 2000 ông tách khỏi đảng mình và thành lập Đảng Xanh.

Ông đã giành được một lượng phiếu khá lớn của các cử tri ở hai bang New Hampshire và Florida. Những thắng lợi của ông đã lấy đi nhiều lá phiếu của ứng cử viên Đảng Dân chủ Al Gore và vì thế giúp ông George W.Bush (Bush con) đắc cử năm đó.

Một ví dụ khác là ông Patrick Buchanan, người từng phục vụ chính phủ thời Ronald Reagan và Gerald Ford. Ông là một nhà bình luận báo chí danh tiếng và từng chạy đua với ông George W.H.Bush (Bush cha) cho vị trí ứng viên Đảng Cộng hòa năm 1992.

Ông thất bại vào năm đó và cả năm 1996. Ông thành lập Đảng Cách mạng năm 1998 nhằm đánh bại George W.Bush nhưng cũng không thành công.

Ông Ross Perot - một tỉ phú trong ngành công nghệ thông tin - từng là một ứng cử viên độc lập và tranh cử với ông George H.W.Bush năm 1992. Trong cuộc bầu cử năm đó, ông Perot thật sự giành được nhiều sự ủng hộ hơn cả ông Bush và Bill Clinton.

Tuy nhiên, ông Perot từ bỏ cuộc đua một cách bí ẩn để rồi sau đó tái xuất hiện. Ông Perot có lẽ đã gây ảnh hưởng không nhỏ đối với ông George H.W.Bush trong kỳ bầu cử năm 1992, và điều này giúp ông Bill Clinton đắc cử năm đó.

Các ứng viên chính thống từng phải tiêu tốn rất nhiều vật lực và trí lực nhằm nhấn chìm các ứng viên của đảng thứ ba. Lịch sử cũng cho thấy không có đảng thứ ba nào từng giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống của Mỹ.

Có một điều thú vị là các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang có sự tham gia của cả các tỉ phú - những người không dễ dàng để các đảng chính trị truyền thống kiểm soát mình. Nhiều người dự đoán trong tương lai, có lẽ thế lực kim tiền sẽ còn ảnh hưởng mạnh mẽ hơn nữa lên hệ thống bầu cử Mỹ.

Ứng viên vì tự do

Hôm 29-5, phong trào tự do ở Mỹ đã chỉ định ông Gary Johnson, 63 tuổi, làm ứng viên của đảng mình cho cuộc bầu cử tháng 11 tới. Ông Johnson là một triệu phú và từng làm thống đốc bang New Mexico.

Theo RFI, ông Gary Johnson có ít khả năng thắng cử nhưng trong giai đoạn đầy rối ren hiện nay, ông hoàn toàn có thể "quấy rối" Donald Trump và Hillary Clinton.

Ông sẽ đại diện cho đảng của mình với chương trình hành động tập trung vào sự tôn trọng tự do cá nhân. Thông tin cho thấy Đảng Tự do chống lại những điều mà họ gọi là “sự kiểm soát của quốc gia đối với cuộc sống người dân”.

Xét trên bình diện chính trị, đảng này có tính “cực tả” về các vấn đề xã hội và có tính “cực hữu” về vấn đề kinh tế.

Chính vì thế ứng viên Johnson sẽ tranh cử với chủ trương bảo vệ tự do hoàn toàn. Chẳng hạn ông chủ trương ủng hộ mọi kiểu hôn nhân, cho phép sử dụng cần sa và đồng tình với chính sách nhập cư rộng mở.

Ông cũng hứa giảm thuế, giảm thiểu bộ máy hành chính để tránh gây phiền nhiễu người dân...

Nhưng để có thể tham gia vào các cuộc tranh luận giữa các ứng viên tổng thống sắp tới, ông Johnson phải đạt được “chuẩn” có 15% cử tri có ý định bầu cho ông.

Nhưng cho đến hiện nay, chỉ có mỗi một thăm dò về khả năng này và kết quả cho thấy ông Johnson chỉ đạt khoảng 10% ý định bầu và những người chọn ông chủ yếu từ phía cử tri tính chọn... Donald Trump!

TÚ ANH


________________________________

Kỳ tới: Những người phía sau Trump

Tiến sĩ TERRY F. BUSS - MINH NHIÊN chuyển ngữ

Tuổi trẻ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

NHTW Nhật Bản đứng trước bước ngoặt lịch sử

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) được kỳ vọng chấm dứt chương trình kiểm soát đường cong lợi suất và mua tài sản rủi ro, cũng như chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm...

Bức tranh kinh tế Trung Quốc ghi nhận tín hiệu khởi sắc

Số liệu của NBS cho thấy tổng sản lượng công nghiệp giá trị gia tăng của Trung Quốc, một chỉ số kinh tế quan trọng, đã tăng 7% trong 2 tháng đầu năm nay.

Nhiều khả năng Fed sẽ giữ nguyên quyết định lãi suất trong lần họp tới

Chuyên gia từ Nationwide nhận định: “Chúng tôi đang nghĩ đến tháng 5/2024 Fed mới hạ lãi suất; chúng tôi đã chuyển thời điểm đó trở lại tháng 6 và nếu không phải là...

Nga công bố chiến thắng áp đảo của Tổng thống Vladimir Putin

Ông Putin tái đắc cử Tổng thống Liên bang Nga khi giành được 87,97% số phiếu trong cuộc bầu cử kéo dài ba ngày từ 15-17/3.

Trung Quốc: Chi 17 tỷ mua căn hộ chung cư, quảng cáo thăng hoa nhận nhà vỡ mộng

Không ít người mua nhà tan ngay giấc mơ về căn nhà đẹp như quảng cáo khi vừa nhận bàn giao căn hộ.

Lạm phát có dấu hiệu trỗi dậy ở châu Á

Do giá cả thực phẩm tăng mạnh, lạm phát trong tháng 2 ở các nền kinh tế châu Á gồm Philippines, Indonesia, Hàn Quốc, Ấn Độ và Đài Loan đều tăng vượt mức dự báo của...

Hàn Quốc: Đảo Jeju xem xét áp dụng thuế du lịch sinh thái

Doanh thu từ thuế sẽ được sử dụng để giải quyết các vấn đề ô nhiễm ngày càng tăng, đồng thời bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trước làn sóng hơn 10 triệu lượt khách đổ...

Việt Nam mới là đối thủ sản xuất thực sự của Ấn Độ

Nếu Ấn Độ muốn gầy dựng ngành sản xuất máy tính và thiết bị điện tử vững mạnh, họ phải nhanh chóng thay đổi cách tiếp cận. Thay vì tập trung vào thị trường nội địa...

Thời kỳ bong bóng AI đã đến?

Đã 4 thập niên trôi qua kể từ khi làn sóng máy tính cá nhân bùng nổ vào thập niên 1980, lợi nhuận hàng năm từ cổ phiếu chỉ cao hơn một chút so với 5 thập niên...

Thổ Nhĩ Kỳ: Nâng mạnh lãi suất mà lạm phát vẫn không giảm, NHTW muốn thử chiến lược khác

Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ chọn một cách khác để thắt chặt tiền tệ khi mà lạm phát vẫn tăng mạnh dù họ đã nâng mạnh lãi suất.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98