Đến năm 2020, sản lượng đường Việt Nam ước đạt khoảng 2 triệu tấn

25/05/2016 13:57
25-05-2016 13:57:59+07:00

Đến năm 2020, sản lượng đường Việt Nam ước đạt khoảng 2 triệu tấn

Thông tin trên được công bố trong Dự thảo báo tổng hợp “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” được lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cho biết.

Theo nhận định của dự thảo thì thị trường đường thế giới đang ổn định trở lại sau 4 năm giảm sâu do mất cân bằng cung cầu. Ngành đường Việt Nam rất khó có thể cạnh tranh với đường Thái Lan và có thể cả đường của Brazil nếu thị trường tự do hoàn toàn. Qua đó, Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sẽ căn cứ vào tính toán nhu cầu tiêu thụ trong nước là chính; sản lượng xuất khẩu sẽ cân đối với lượng đường phải nhập khẩu trên cơ sở các cam kết của Việt Nam với quốc tế; ước tính tổng sản lượng đường nhập khẩu nếu thị trường hoàn toàn tự do sẽ vào khoảng 500-600,000 tấn. Sản lượng tồn kho cho phép phải thấp hơn 100,000 tấn (2020).

Quy hoạch sẽ tập trung vào việc nghiên cứu tính toán khả năng đáp ứng của vùng nguyên liệu mía trên cơ sở ổn định diện tích canh tác, phát triển vùng mía nguyên liệu dựa trên khả năng đầu tư thâm canh tăng năng suất và chất lượng mía, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và bền vững.

Quy hoạch cũng xác định ngành mía đường Việt Nam khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu trong giai đoạn quy hoạch do đó các phương án được đề xuất đều đặt ra trong bối cảnh thị trường đường các nước khu vực ASEAN được phá bỏ các rào cản về thuế quan nhưng vẫn giữ mức hạn ngạch đối với sản lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam và lượng đường nhập lậu từ cửa khẩu phía Tây Nam được kiểm soát chặt chẽ.

Với phương án được lựa chọn thì dự báo đến năm 2020, tổng sản lượng đường đạt khoảng 2 triệu tấn; cân đối với sản lượng đường phải nhập khẩu theo hạn ngạch. Như vậy, tổng công suất thiết kế của các nhà máy đường được nâng lên nhằm đạt mức lợi thế về quy mô với 173-180,000 TMN; trong đó có 16/41 nhà máy đường đạt mức công suất trên 6,000 TMN có khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. Về diện tích vùng nguyên liệu mía vào khoảng 286,000 ha; sản lượng mía cần khoảng 22 triệu tấn; mức năng suất đạt khá cao do áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất 70-75 tấn/ha.

Đến năm 2030, tổng sản lượng đường ước đạt 2.72 triệu tấn; tổng công suất thiết kế của các nhà máy đường (NMĐ) được nâng lên 236,400 TMN. Về diện tích  vùng nguyên liệu mía vào khoảng 297,000 ha; sản lượng mía cần khoảng 25 triệu tấn; mức năng suất đạt 80-85 tấn/ha.

Phương án này được Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối đánh giá là đạt được sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường; đòi hỏi tài nguyên đất vừa phải phù hợp với chiến lược tái cấu trúc ngành nông nghiệp và quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp; đồng thời cũng cho thấy tính khả thi về vốn và lao động, phù hợp với xuất phát điểm của ngành mía đường nước ta hiện nay.

Căn cứ vào kết quả điều tra hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía đường và định hướng quy hoạch. Vùng nguyên liệu mía được quy hoạch tập trung, dự báo sẽ cho giá trị sản xuất 60-70 triệu đồng/ha/năm, gấp 1.2-1.5 lần so với hiện nay nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao năng suất và chất lượng mía, giảm chi phí trung gian. Như vậy, toàn bộ gần 300,000 ha mía sẽ cho giá trị sản xuất khoảng 18,000-20,000 tỷ đồng, tương ứng giá trị gia tăng khoảng 5,500-6,300 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, hiệu quả sản lượng đường được quy hoạch dự báo giá trị sản xuất của 41 NMĐ ước đạt 29,000-39,000 tỷ đồng/năm, gấp 2-2.5 lần so với hiện nay nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao tỷ lệ thu hồi đường.

Tỷ lệ tận dụng phế phụ phẩm, đặc biệt là tỷ lệ đường luyện ngày càng cao trong cơ cấu sản phẩm. Giá trị gia tăng tương ứng đạt khoảng 5,500-7,500 tỷ đồng.

Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), tính đến ngày 20/05/2016, lượng đường sản xuất của các nhà máy trong cả nước vào khoảng 1,15 triệu tấn, trong đó, lượng đường tồn kho tại các nhà máy, công ty thương mại thuộc hội viên của VSSA là hơn 400,000 tấn.

* Cổ phiếu mía đường : Nắng mưa là chuyện của trời, mía ngon mía ngọt gặt mùa bội thu

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, niên vụ 2014-2015, diện tích mía Việt Nam là 305,000 ha, năng suất mía bình quân cả nước đạt 65.3 tấn/ha, sản lượng 19.9 triệu tấn. Cả nước có 41 nhà máy đường hoạt động, với tổng sản lượng đường sản xuất được là hơn 14 triệu tấn, giảm 10.8% so với cùng kỳ năm ngoái.

* Mía đường niên vụ 2014/2015 có gì mới?

Diện tích mía của 25 tỉnh có nhà máy đường là 293,000 ha. Tổng diện tích nhà máy có ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm là 255,891 ha, chiếm 87.3% diện tích vùng nguyên liệu mía. Về giá mua mía nguyên liệu tại ruộng từ 750,000-900,000 đồng/tấn, giảm so với vụ trước 100,000-150,000 đồng/tấn. Giá bán đường trắng loại 1 chỉ dao động từ 11,000-13,000 đồng/kg. Đây là vụ sản xuất thứ 4 giá đường liên tục giảm. Với giá này, nhiều vùng nông dân hòa vốn hoặc bị thua lỗ, Bộ NN&PTNT cho biết./.



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng 67% so với cùng kỳ

Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu USD cá tra sang UAE, tăng 62%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 7 triệu USD, tăng...

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98