Donald Trump quái đến mức nào?

28/05/2016 12:00
28-05-2016 12:00:20+07:00

Donald Trump quái đến mức nào?

Tỉ phú Donald Trump đã chính thức trở thành ứng viên của Đảng Cộng hòa cho cuộc chạy đua vào Nhà Trắng sau khi đạt đủ số phiếu đại biểu cần thiết. Nhiều tháng trước không ai có thể nghĩ chuyện này là sự thật. 

* Donald Trump chính thức vào “chung kết” bầu Tổng thống Mỹ

 

Những người ủng hộ ông Trump ở Billings, bang Montana ngày 26-5 - Ảnh: Reuters

Kỳ 1: Người giỏi công kích đối thủ

Tiến sĩ Terry F. Buss (viện sĩ Học viện Hành chính quốc gia Mỹ) thử giải mã cuộc đua đầy thú vị lần này.

Nhiều cử tri, đặc biệt là tầng lớp lao động Mỹ, không thích Đảng Cộng hòa bởi lãnh đạo đảng này có truyền thống hứa hẹn trên trời dưới biển, miễn sao có được phiếu bầu rồi khi thành công lại thất hứa ngay.

Không chỉ không giữ lời hứa mà họ còn không dám đối đầu với Tổng thống Barack Obama và lãnh đạo phe Dân chủ.

Trong mắt người dân, các nghị sĩ Đảng Cộng hòa chỉ là những người thích ngồi ì trong phòng làm việc mà chẳng thể thực hiện được những gì mình đã hứa với cử tri, hoặc đơn giản là thực hiện nghĩa vụ của đảng mình.

Tỉ phú Donald Trump hiểu rõ điều này ngay từ đầu và hơn ai hết ông đã khai thác triệt để, kết cục là dồn các ứng cử viên khác vào thế phòng thủ.

Đúng là nhiều lãnh đạo quốc tế ngạc nhiên khi tôi thành công vì nhiều quốc gia trên hành tinh tươi đẹp này đang hoàn toàn lợi dụng nước Mỹ chúng ta.

Donald Trump đáp trả Tổng thống Barack Obama khi ông kể nhiều lãnh đạo quốc tế ngạc nhiên về hiện tượng Donald Trump

Dân ngán chuyện hứa hão

Lý do chính đầu tiên, khá dễ nhận thấy giúp mang lại chiến thắng cho ông Trump là tại các vòng bỏ phiếu sơ bộ của Đảng Cộng hòa và cả Đảng Xã hội chỉ thu hút số lượng cử tri khá ít ỏi.

Chính vì vậy, số lượng rất ít cử tri tích cực đó đã trở thành người quyết định ai sẽ là ứng cử viên đại diện cho đảng mình. Những cử tri bỏ phiếu ủng hộ ông Trump là những người vô cùng nhiệt huyết. Thêm vào đó là thành công của nhân vật này trong việc thu hút thêm những người ủng hộ mới.

Trong các phát biểu tranh cử, Donald Trump luôn chỉ nhắc đến các vấn đề chính sách một cách rất mơ hồ. Phần còn lại chủ yếu dồn trọng tâm vào các công kích cá nhân chống lại 16 đối thủ khác cùng đảng.

Phe Cộng hòa bắt đầu chiến dịch với 17 ứng cử viên. Họ đều không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để công kích, đấu đá lẫn nhau. Từ trước đến giờ, chưa có ứng cử viên nào áp dụng chiến lược này. Và kết quả là tỉ phú Trump đã hoàn toàn đẩy các đối phương vào thế bất ngờ và loại bỏ được tất cả họ một cách có hệ thống.

Việc sẵn sàng phát ngôn về bất kỳ một vấn đề gì của ông Trump có vẻ rất thành công trong việc thu hút được nhóm cử tri không bị ảnh hưởng quyền lợi.

Nhiều người cho rằng dù những phát biểu của ông Trump thường gây tranh cãi nhưng ít nhất ông cũng là người duy nhất dám nói ra những điều đó.

Bất chấp những công kích mô tả ông Trump là “kẻ đạo đức giả”, “kẻ dối trá”, những người ủng hộ ông lại nhìn thấy điều đó là dấu hiệu của sự trung thực!

Thông lệ của các cuộc vận động tranh cử là những lời hứa và hứa, nhưng nếu có một đánh giá toàn diện cả về mặt định tính và định lượng về việc thực hiện những lời hứa đó thì chắc chắn kết quả thu về không phải là điều người dân đã trông đợi. Rất nhiều người đã thật sự mệt mỏi và không còn quan tâm đến các lời hứa hẹn của các chính trị gia nữa.

Donald Trump trở thành một hiện tượng bởi ứng cử viên này đi ngược lại tất cả những thông lệ từ trước đến nay. Người dân mong mỏi một làn gió mới, một sự thay đổi.

Và những người ủng hộ Donald Trump coi ứng viên này là hi vọng cho sự thay đổi đó. Còn thực tế sự thay đổi đó sẽ tốt hơn hay không, chỉ tương lai mới cho câu trả lời chính xác.

Vai trò của truyền thông

Một yếu tố nữa không thể không nhắc đến trong chiến dịch tranh cử của ông Trump chính là truyền thông trong vai trò chất xúc tác. Có thể thấy giới truyền thông Mỹ, đặc biệt là các kênh truyền hình cáp, đã bỏ túi một nguồn doanh thu lớn từ các chương trình về tỉ phú Donald Trump.

Chính vì vậy, giới truyền thông luôn hoan nghênh các cuộc công kích của nhân vật tỉ phú ưa có những phát ngôn mạnh miệng.

Các bản tin, chương trình về Donald Trump đã kéo các đối thủ vào vòng xoáy này và buộc họ phải ứng phó. Tỉ phú Trump chỉ tốn rất ít tiền và công sức vào các cuộc công kích của mình, trong khi các đối thủ của ông lại phải chi tiêu một khoản rất lớn chỉ để... tự vệ.

Tuy nhiên ngay từ đầu, hầu hết đối thủ của Donald Trump đều cảm thấy e sợ khi phải đấu đá với ông ta và điều đó tự nhiên đã khiến nhà tỉ phú bất động sản trở nên gần như “bất khả chiến bại”.

Truyền thông trong cơn bão kinh doanh đã trở thành trợ thủ cho Donald Trump. Các ứng cử viên sáng giá bên Đảng Cộng hòa như Jeb Bush, Marco Rubio và Ted Cruz đều cho rằng giới truyền thông đưa hầu như đầy đủ những bình luận ác ý của Trump về các đối thủ.

Rõ ràng truyền thông Mỹ đã cố ý chơi trò “triệt tiêu uy tín” để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh với Donald Trump. Và cũng rõ ràng là truyền thông Mỹ chỉ mong muốn một cuộc đấu tay đôi giữa ông Trump và bà Hillary Clinton.

Hiểu rõ đối thủ

Ngay từ đầu chiến dịch tranh cử, Donald Trump đã luôn đối đầu với các lãnh đạo Đảng Cộng hòa, cũng chính là những người đại diện các tập đoàn kinh doanh lớn và các triệu phú có tư tưởng bảo thủ.

Trớ trêu thay, Donald Trump cũng là một ông trùm tài chính kiểu như vậy. Và điều đó lại giúp ông Trump có thể tuyên bố rằng ông chính là người cần được lựa chọn, bởi hơn ai hết ông hiểu rõ các đối thủ nặng ký của mình và vì vậy có thể loại bỏ được họ.

Có một thực tế là lãnh đạo Đảng Cộng hòa đã không lường được các bước đi của Donald Trump. Phe Cộng hòa luôn tin rằng chiến dịch của nhân vật này sớm muộn rồi cũng đến hồi kết.

Cho đến khi họ nhận thấy khả năng chiến thắng của ứng viên này hoàn toàn có thể thì mọi việc đã quá muộn.

Kết cục là phe chống Trump đã tốn đến hàng triệu USD còn Trump thì ngày càng mạnh hơn. Cho đến giờ phút này, những nhà tài trợ chính của chiến dịch đã ngừng cấp vốn và chuyển sang ủng hộ các ứng cử viên ở cấp thấp hơn.

Trong khi đó, với tỉ phú Trump, nguồn tài sản kếch sù của ông luôn là nền tảng tài chính vững chắc cho cuộc tranh cử của bản thân.

Cho đến nay, tỉ phú Trump hoàn toàn không cần phải thực hiện một hoạt động gây quỹ nào, và để tiếp tục cuộc đua ông cũng không cần phải làm như vậy.

Điều đó có nghĩa là trong suốt chặng đường dài tiến vào Nhà Trắng, Donald Trump không phải nợ bất kỳ ai một ân tình hay lời hứa hẹn nào cả.

Những người ủng hộ Donald Trump tin rằng các quyết định của ông sẽ không bị bao phủ bởi đám mây lợi ích của các nhóm vận động hành lang. Rất hiếm ứng cử viên có thể làm được điều này.

Chiến dịch tranh cử là sự tổng hòa của chiến lược gây bất ngờ, sự hậu thuẫn đắc lực của truyền thông và viễn cảnh thay đổi cho những người dân đang quá mệt mỏi với những lời hứa suông - những yếu tố này mở ra chặng tiếp theo của cuộc đua vào Nhà Trắng cho ông trùm bất động sản Donald Trump.

Tiến sĩ TERRY F. BUSS

Ngày 26-5, tỉ phú Donald Trump đã giành đủ số phiếu đại biểu cần thiết (1.238 phiếu, tức hơn một phiếu so với mức quy định) để chắc chắn được Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa vào tháng 7 chọn làm ứng cử viên đại diện đảng này tranh cử vào Nhà Trắng đầu tháng 11 tới.

Bên Đảng Dân chủ, hiện bà Hillary Clinton đang có tổng cộng 2.305 phiếu đại biểu, vượt xa con số 1.539 phiếu của đối thủ Bernie Sanders. Nếu không có bất ngờ, bà Hillary cũng sẽ sớm giành đủ 2.383 phiếu đại biểu theo luật định để trở thành ứng cử viên của Đảng Dân chủ trong cuộc đua tháng 11.


__________

Kỳ tới: Hồn Dân chủ, da Cộng hòa

THÚY ĐÀO chuyển ngữ

Tuổi trẻ







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

S&P nâng triển vọng của Argentina từ “tiêu cực” lên “ổn định”

S&P cho biết khả năng thanh toán nợ của Argentina đã được cải thiện sau khi chính phủ nước này triển khai các biện pháp hoán đổi nợ và bộ chỉ số kinh tế vĩ mô đã...

CEO hãng vận tải biển top đầu thế giới lạc quan hơn về triển vọng kinh tế toàn cầu

Rolf Habben Jansen, CEO của Hapag-Lloyd – hãng vận tải biển lớn thứ 5 thế giới, cho biết ông đã có cái nhìn tích cực hơn về thương mại và nhu cầu trong năm 2024...

S&P: Số công ty vỡ nợ tăng nhanh nhất kể từ khủng hoảng 2008-2009

S&P Global Ratings mới đây cảnh báo tình trạng doanh nghiệp vỡ nợ trên toàn cầu, với số lượng vụ vỡ nợ đã tăng lên 29 vụ kể từ đầu năm nay, mức cao nhất kể từ 2009...

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ muốn mua lại TikTok

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Steven Mnuchin, đã tuyên bố rằng ông đang lập một nhóm nhà đầu tư để mua lại TikTok.

Goldman Sachs dự báo thị trường bất động sản của Mỹ đã chạm đáy

Goldman Sachs Asset Management (GSAM) mới đây đã thông báo về kế hoạch tích cực đầu tư vào thị trường bất động sản thương mại của Mỹ trong năm nay, với quan điểm...

Vàng trở thành lựa chọn hàng đầu của JPMorgan, dự báo có thể lên mốc 2,500 USD

Vàng trở thành lựa chọn hàng đầu của JPMorgan trên thị trường hàng hóa và giá có khả năng chạm mốc 2,500 USD/oz trong năm nay, theo Natasha Kaneva, Trưởng bộ phận...

Một năm sau khi Credit Suisse sụp đổ, ngành ngân hàng châu Âu vất vả phục hồi

Sau cuộc giải cứu của UBS đối với Credit Suisse, các ngân hàng châu Âu đã có sự phục hồi ấn tượng dù có phần mong manh, với mức lợi nhuận kỷ lục và hưởng mức tăng...

Ông trùm đầu cơ Ken Griffin: Fed không cần vội vàng hạ lãi suất để tránh kịch bản thảm họa

Nhà sáng lập quỹ Citadel Ken Griffin cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nên hành động chậm lại trong quá trình hạ lãi suất để tránh kịch bản phải nâng lãi suất...

Tập đoàn bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Các ngân hàng Trung Quốc đang nỗ lực giải cứu tập đoàn bất động sản China Vanke sau khi Moody’s hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của công ty xuống mức "rủi ro cao" vào đầu...

Ngân hàng nhỏ ở Mỹ có thể sụp đổ vì nợ xấu bất động sản thương mại

Các số liệu mới nhất cho thấy tỷ lệ văn phòng trống tiếp tục tăng lên ở Mỹ trong bối cảnh xu hướng làm việc từ xa ngày càng phổ biến. Điều này khiến giá trị của các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98