Kiên quyết nói "không" với dự án thép 3 tỷ USD

28/05/2016 20:08
28-05-2016 20:08:00+07:00

Kiên quyết nói "không" với dự án thép 3 tỷ USD

Bất chấp việc chủ đầu tư dự án thép Guang Lian Dung Quất là tập đoàn E-United và Tycoons Steel International của Đài Loan xin tiếp tục tái khởi động lại dự án sau 10 năm liên tục điều chỉnh và trì hoãn, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi vẫn tỏ ra kiên quyết loại bỏ dự án này.

Dự án nhà máy thép Guang Lian Stell chậm trễ kéo dài khiến hàng trăm ha đất bỏ hoang tại Khu kinh tế Dung Quất. Ảnh: Trí Tín

Trong kết luận thanh tra dự án thép Guang Lian Dung Quất mới được công bố, Chủ tịch UBND Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng đã chỉ đạo tỉnh sẽ tham vấn ý kiến các bộ, ngành liên quan đến quá trình xử lý dự án này, trong đó “thể hiện rõ quan điểm là chấm dứt hoạt động của dự án theo Luật Đầu tư.”

Chỉ đạo trên thể hiện rõ sự kiên quyết của người đứng đầu chính quyền tỉnh trong việc loại bỏ dự án thép có quy mô vốn đầu tư lên đến 3 tỷ USD và cũng như một thông điệp gửi đến nhà đầu tư rằng, chính quyền địa phương đã hết kiên nhẫn sau 10 năm chờ đợi.

Việc Quảng Ngãi tuyên bố kiên quyết loại bỏ dự án thép 3 tỷ USD diễn ra trong bối cảnh những lo ngại về môi trường của các dự án thép, đặc biệt là từ nhà đầu tư Đài Loan, đang lên cao trước nghi vấn nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh xả thải ra biển miền Trung. Cũng có thể trước những lo ngại đó, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi cũng không còn thực sự mặn mà muốn níu kéo nhà đầu tư ở lại, cho dù lần này cả Tycoons Steel International và E-United cam kết hoàn thành dự án ngay trong 42 tháng kể từ khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh.

Trong kết luận thanh tra, chính quyền tỉnh đã khẳng định rõ ràng chủ đầu tư không có khả năng thực hiện dự án theo đúng tiến độ với cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp giãn tiến độ theo quy định.

Theo kết luận này thì dự án “đủ điều kiện để nhà nước đơn phương chấm dứt hoạt động của dự án” theo Luật Đầu tư.

Dự án Guang Lian Dung Quất được cấp phép lần đầu vào năm 2006, đến nay đã trải qua 5 lần xin thay đổi tiến độ, quy mô đầu tư và cổ đông. Hiện tại, E-United – một tập đoàn thép cũng có tiếng của Đài Loan – đang nắm giữ khoảng 90% cổ phần tại dự án. Chủ đầu tư đã được bàn giao 377 ha đất để tiến hành xây dựng giai đoạn một, nhưng chỉ thực hiện xây dựng được một phần rất nhỏ gồm nhà làm việc, ký túc xá cho công nhân, đóng cọc và tường bao cùng hệ thống nước./.

dđdn



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc: Xuất khẩu thép quý 1 đạt gần 26 triệu tấn, tăng hơn 30% so với cùng kỳ

Trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản vẫn còn tiếp diễn và nhu cầu nội địa không hồi phục mạnh như dự báo, xuất khẩu các sản phẩm thép của Trung Quốc đạt mức cao...

Nhu cầu thép toàn cầu dự kiến tăng trở lại và ổn định trong năm 2024

Hiệp hội Thép Thế giới cho biết nhu cầu thép toàn cầu dự kiến sẽ tăng khoảng 1,7% lên 1,793 tỷ tấn trong năm 2024, và tăng 1,2% lên 1,815 tỷ tấn trong năm 2025.

Yêu cầu bổ sung thông tin hồ sơ chống bán phá giá với sản phẩm thép cán nóng

Sau khi doanh nghiệp bổ sung thông tin theo yêu cầu, Cục Phòng vệ Thương mại xem xét hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm thép cán...

Giá thép xây dựng giảm lần thứ 3 từ đầu năm

Các doanh nghiệp thép xây dựng lại tiếp “bài ca” giảm giá, với đợt điều chỉnh khoảng 100,000 đồng/tấn.

Cạnh tranh với Trung Quốc, Hòa Phát hạ giá bán thép HRC xuống 550 USD/tấn

Mới đây, hãng thép Hòa Phát (HOSE: HPG) đã hạ mạnh giá bán thép cuộn cán nóng (HRC) trong bối cảnh nhu cầu yếu và áp lực phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc.

Giá quặng sắt xuống đáy 10 tháng vì bất động sản Trung Quốc khủng hoảng

Giá quặng sắt rơi xuống mức thấp nhất trong 10 tháng khi hoạt động xây dựng của Trung Quốc vẫn rất ảm đạm, trong khi nguồn cung quặng sắt lại tăng vọt.

Vì sao 9 đơn vị kiến nghị xem xét lại việc điều tra bán phá giá thép HRC nhập?

Trong đơn kiến nghị, 9 doanh nghiệp thép cho rằng nếu khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu sẽ gây ra hậu quả tiêu cực không chỉ với...

Thép Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam, đe dọa sản xuất trong nước

Lượng thép nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc, liên tục tràn vào Việt Nam. Điều này đã gây áp lực rất lớn đến các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước.

Giá thép xây dựng quay đầu giảm sau 6 đợt tăng giá liên tiếp

Sau nhiều tháng tăng giá, giá thép xây dựng đã trở lại đà giảm, với mức giảm khoảng 200,000 đồng/tấn.

Giá thép HRC giảm mạnh sau Tết Nguyên đán

Thị trường nhập khẩu thép cuộn cán nóng (HRC) của Việt Nam chứng kiến giá mạnh trong tuần này, theo nguồn tin từ Kallanish.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98