Nghị định 19/2016 về kinh doanh khí bắt đầu có hiệu lực: Doanh nghiệp kinh doanh gas đi về đâu?

26/05/2016 09:38
26-05-2016 09:38:06+07:00

Nghị định 19/2016 về kinh doanh khí bắt đầu có hiệu lực: Doanh nghiệp kinh doanh gas đi về đâu?

Nếu không đầu tư thêm 30 – 40 tỷ đồng nữa thì doanh nghiệp buộc phải giải tán. Nỗi lo này đang thường trực trong đầu ông Hà Thanh Tùng – Giám đốc Cty TNHH sản xuất và thương mại Đông Tùng (tỉnh Hà Giang).

Các doanh nghiệp rất bức xúc khi phải ngồi nghe Bộ Công thương phổ biến Nghị định 19

Nhiều tháng nay ông Tùng cùng các chủ doanh nghiệp kinh doanh gas ở các tỉnh vùng cao phía Bắc đang nháo nhào gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan như Văn phòng Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, VCCI… Chủ doanh nghiệp nào cũng thẫn thờ vì không biết doanh nghiệp mình sẽ đi về đâu?

Muốn kinh doanh phải có hơn nửa tài sản đắp chiếu

Kể từ ngày 15/5/2016, Nghị định 19/2016 về kinh doanh khí bắt đầu có hiệu lực. Tại Khoản 1 Điều 9, NĐ 19 quy định điều kiện đối với thương nhân phân phối khí ghi: “…có các bồn chứa với tổng sức chứa tối thiểu 300m3 (ba trăm mét khối)… và Điểm a, khoản 2 ghi: “Có số lượng LPG chai các loại (không tính chai LPG mini) đủ điều kiện lưu thông trên thị trường thuộc sở hữu của thương nhân với tổng dung tích chứa tối thiểu 2.620.000 lít.

Ông Tùng nhẩm tính, doanh nghiệp của ông phải đầu tư ít nhất 50.000 chai gas (loại khí hóa lỏng LPG) 12 kg. Như vậy chỉ riêng tiền vỏ chai đã mất khoảng 25 tỷ đồng. Còn các loại tiền thuê khoảng 2.500 m2 nhà xưởng để chứa số vỏ chai này và thuê người trông nom, bảo quản cũng mất vài chục triệu/tháng. Nghịch lý ở chỗ, số vỏ chai này sẽ không dùng đến mà chỉ mua để đấy cho đủ điều kiện là thương nhân phân phối. Ngoài ra, với bồn chứa tối thiểu 300 m3 thì doanh nghiệp của ông cũng chưa đạt một nửa điều kiện và phải đầu tư thêm khoảng 15 tỷ đồng. Cùng cảnh với ông Tùng là hàng loạt doanh nghiệp khác cũng trong tình trạng tương tự.

Theo Bộ Công Thương, hiện nay cả nước có khoảng 200 trạm chiết gas. Trong đó, 120 trạm thuộc các DN đầu mối lớn. Còn khoảng 70 – 80 trạm thuộc các doanh nghiệp địa phương (mỗi doanh nghiệp có 1 trạm). Mỗi tỉnh vùng núi phía bắc thường có 1 trạm do một doanh nghiệp tại địa phương quản lý và kinh doanh. Thực tế, dân số các tỉnh miền núi phía bắc dao động quanh mức 450.000 – 750.000 người, bình quân sản lượng tiêu thụ khoảng 150 – 250/tấn/tháng. Với mức sản lượng như vậy thì thị phần của các hãng lớn như Petrolimex, Petrovietnam chiếm từ 35 – 45%. Lượng còn lại là của trạm chiết tại địa phương với sản lượng đạt từ 80 – 130 tấn/tháng.

Tuy nhiên, theo cách tính mà Bộ Công Thương đưa ra thì mỗi tỉnh vùng sâu, vùng xa phải tiêu thụ khoảng 300 tấn/tháng. Do vậy, các doanh nghiệp phải đầu tư thừa khả năng tiêu thụ của thị trường, hơn một nửa giá trị thật của nhu cầu.

Không chấp nhận điều kiện đặc thù vùng sâu, xa

Giải thích những băn khoăn của DNNVV kinh doanh Gas, ông Võ Văn Quyền – Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (BCT) khẳng định sẽ không có những điều kiện đặc thù cho vùng sâu, vùng xa. Quy định điều kiện thương nhân phân phối khí mang chế tài chung. DNNVV vùng sâu, vùng xa đã được Nhà nước có những chính sách ưu đãi rồi.

Nghị định 107/2009 đã quy định điều kiện của thương nhân phân phân phối Gas phải đáp ứng điều kiện có bồn chứa 800 m3 và 300.000 chai. Nghị định 19/2016 đã giảm bồn chứa xuống 800 m3 và 100.000 chai. Theo đại diện BCT, quy định như vậy là vừa sức chịu đựng của doanh nghiệp. Tuy nhiên,  điều mà đại diện BCT không hề nhắc tới là quy định trên tại Nghị định 107/2009 đã chết yểu ngay khi vừa ban hành. Bởi vì gần như không có doanh nghiệp nào đáp ứng nổi điều kiện trên. Do đó, cơ quan chức năng vẫn phải cấp phép thương nhân phân phối khí cho doanh nghiệp mà “lờ đi” quy định này.

Kề từ đó đến nay, các điều kiện về bồn chứa và số lượng vỏ chai phải có của các doanh nghiệp kinh doanh Gas coi như “thả lỏng”, tùy khả năng cung ứng thị trường. Đại diện một doanh nghiệp kinh doanh Gas khá thành công với 35 cửa hàng phân phối gas cho biết bồn chứa của chúng tôi chỉ hơn 100 m3 mà chưa bao giờ thiếu gas cung cấp cho thị trường. Đến doanh nghiệp kinh doanh tại Hà Nội còn không lo thiếu công suất dự trữ thì doanh nghiệp vùng sâu, vùng xa đã liên tục thừa công suất cung ứng là điều hiển nhiên.

Ông Đàm Vũ Hải, GĐ một doanh nghiệp kinh doanh Gas ở Lai Châu bức xúc: “Vẫn biết kinh doanh khí hóa lỏng thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nhưng điều kiện thì phải liên quan đến những vấn đề như an toàn cháy nổ, môi trường… Các doanh nghiệp phân phối khí luôn coi trọng vấn đề này và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn ở mức tốt nhất. Không hiểu cơ quan chủ trì soạn thảo đưa ra điều kiện tối thiểu về bồn chứa và số lượng vỏ chai với mục đích gì? Làm khó doanh nghiệp như vậy là đi ngược lại tinh thần Nghị quyết 19 của Chính phủ”.

Theo giải thích của đại diện Bộ Công thương, quy định về điều kiện tối thiểu vỏ chai và bồn chứa là để các doanh nghiệp phải lớn lên. Doanh nghiệp có thể sáp nhập lại với nhau thành một doanh nghiệp đủ điều kiện hoặc giải thể bán lại cơ sở vật chất cho doanh nghiệp lớn hơn. Doanh nghiệp đừng nghĩ đến cơ chế đặc thù nào sẽ đến với họ, xu thế phát triển là phải theo hướng hình thành những DN lớn đủ năng lực cạnh tranh.

Tuy nhiên, vì địa bàn các tỉnh vùng núi phía Bắc rất khó cho doanh nghiệp liên kết theo kiểu cơ học như vậy. Nếu chỉ tập trung nhau trong một doanh nghiệp mang tính hình thức thì có thể đạt được điều kiện của Nghị định 19. Tuy nhiên, như vậy chẳng khác nào đẩy khó về cho các doanh nghiệp và mang sự tiện lợi về cho cơ quan quản lý. Còn trường hợp buộc doanh nghiệp phải giải tán, phá sản, bán tài sản cho doanh nghiệp lớn thì nhà đầu tư sẽ nói gì về môi trường đầu tư kinh doanh tại VN?

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin ý kiến của các cơ quan chức năng về vấn đề này.

Bá Tú

Diễn đàn doanh nghiệp





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá xăng, dầu đồng loạt giảm từ 15h chiều ngày 25/4

Từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh giảm 310 đồng, còn xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, giá xăng RON 95 đã có 10 lần tăng và 7...

Dầu WTI rớt mốc 83 USD/thùng

Giá dầu WTI dao động dưới mức 83 USD/thùng vào ngày thứ Tư (24/04), giảm nhẹ sau khi tăng gần 2% trong phiên trước đó.

Dầu WTI tăng gần 2%, vượt mức 83 USD/thùng

Giá dầu WTI tăng gần 2% vào ngày thứ Ba (23/04) lên trên mức 83 USD/thùng, nhờ sự lạc quan rằng dữ liệu sản xuất yếu có thể đẩy nhanh việc hạ lãi suất.

Dầu giảm nhẹ khi căng thẳng ở Trung Đông dịu bớt

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm nhẹ vào ngày thứ Hai (22/04), sau khi Iran cho biết sẽ không leo thang xung đột với Israel.

Đề xuất cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện dự án sử dụng LNG nhập khẩu

Theo dự thảo Nghị định, đến năm 2030, Chính phủ quy định tỷ lệ điện năng qua hợp đồng mua bán điện dài hạn ở mức tối thiểu bằng 70% trong thời gian trả nợ của dự án...

Dầu giảm mạnh trong tuần qua

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm mạnh trong tuần qua khi nhà đầu tư nhận thấy rủi ro hạn chế rằng cuộc tấn công trả đũa của Israel vào Iran sẽ gây ra một cuộc...

Dầu tăng 4%, vàng thế giới lập đỉnh mới sau thông tin về vụ nổ ở Iran

Giá dầu và vàng tăng vọt sau khi xuất hiện thông tin xảy ra vụ nổ ở gần thành phố Isfahan của Iran.

Điện khí LNG có giá tới 2.800 đồng/kWh, nhiều đề xuất khó cho đàm phán mua điện

Điện khí LNG góp phần giảm phát thải, song giá thành điện khí LNG sẽ ở mức 2.400 - 2.800 đồng/kWh. Trong khi đó tỷ trọng điện khí ngày càng tăng khiến việc đàm phán...

Dầu diễn biến trái chiều khi lo ngại về xung đột giảm bớt

Các hợp đồng dầu thô tương lai diễn biến trái chiều vào ngày thứ Năm (18/04) khi nhà đầu tư giảm bớt lo ngại về một cuộc chiến giữa Israel và Iran có thể làm gián...

Giá dầu thế giới có chạm mốc 100 USD mỗi thùng trong năm nay hay không?

Trong Báo cáo Nghiên cứu Toàn cầu, Ngân hàng Bank of America đã nâng dự báo giá dầu Brent và WTI năm 2024, với lý do căng thẳng địa chính trị leo thang và OPEC+ duy...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98