Teo tóp cửa hàng rau sạch Hapro, vì sao?

16/05/2016 09:30
16-05-2016 09:30:39+07:00

Thất bại rau an toàn ở hai đầu đất nước:

Teo tóp cửa hàng rau sạch Hapro, vì sao?

Để người dân Thủ đô được sử dụng thực phẩm sạch, Hà Nội đã thực hiện Đề án “Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn giai đoạn 2009- 2015”, với việc giao cho Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) phát triển hệ thống chuỗi cửa hàng rau sạch trên địa bàn với nhiều tham vọng. Tuy nhiên, đến nay hệ thống kinh doanh các cửa hàng rau này đang ngày càng bị “teo tóp”.

Cửa hàng rau, thực phẩm an toàn Hapro Food số 68 Hàng Bông đã ngừng bán rau hơn một năm qua. Ảnh: Trường Phong

Cửa hàng rau sạch bán… bia rượu, bánh kẹo

Ngày 13/5, nhóm phóng viên Tiền Phong tìm đến cửa hàng 68 Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm), đây là một trong những cửa hàng được Hapro khai trương trong hệ thống chuỗi cửa hàng rau, thực phẩm an toàn- Hapro Food vào năm 2010. Dù ngoài biển hiệu vẫn ghi Cửa hàng rau, thực phẩm an toàn Hapro Food – Vì sức khỏe cộng đồng nhưng bên trong không bán rau mà các mặt hàng chủ yếu là bia rượu, bánh kẹo, hàng tạp hóa… Trò chuyện với phóng viên, người đàn ông bán hàng khoảng trên 40 tuổi cho biết, đã ngừng bán rau từ hơn 1 năm nay.

Phóng viên Tiền Phong khảo sát tại Siêu thị rau thực phẩm an toàn Hapro Food ở 135 Lương Định Của (quận Đống Đa). Trưa 13/5, tại cửa hàng có 2 nhân viên bán hàng, thu ngân một nam một nữ. Khác với cửa hàng trên phố Hàng Bông, ở đây có bán rau, tuy nhiên theo quan sát trên khay, trên giá chỉ có vài cái bắp cải, một vài quả bí... Trao đổi với phóng viên, nam nhân viên ở cửa hàng cho biết, việc tiêu thụ rau ở đây rất chậm, từ sáng đến trưa chỉ bán được một ít. 

 “Mỗi ngày nhập khoảng 5 – 7 cân rau củ quả. Số lượng bán ít lắm, không ăn thua gì. Chỉ duy trì có mặt hàng thôi. Dù thế, một số điểm của Hapro vẫn bán rau nhưng nói chung hệ thống tiêu thụ rất chậm”, nam nhân viên cửa hàng nói. Còn tại một số địa điểm khác như 102 Thái Thịnh (quận Đống Đa) trước là cửa hàng rau sạch thì nay đã bị “xoá sổ” hay tại 51 Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng), dù tấm biển hiệu lớn trước cửa tòa nhà vẫn đề là Siêu thị rau thực phẩm an toàn Hapro Food nhưng bên trong không còn bán rau mà đang được sửa chữa để kinh doanh mặt hàng khác.

Doanh số ít không nuôi nổi cửa hàng

Được biết, từ năm 2010, Hapro được thành phố giao triển khai chuỗi cửa hàng bán rau và thực phẩm an toàn mang thương hiệu Hapro Food trên địa bàn Hà Nội. 

Tuy nhiên, trao đổi với Tiền Phong, một lãnh đạo của Hapro thừa nhận, dù hiện nay một số điểm, một số đơn vị trong chuỗi vẫn bán rau an toàn nhưng dưới dạng kết hợp. “Rau làm rất khó vì sáng tươi chiều héo, mình làm theo tập thể, rất khó để tăng giá, hạ giá, bán theo thị trường được. Việc thua lỗ thì cao”, vị này lý giải.

Cũng theo đại diện Hapro, nguồn hàng hóa cũng là một vấn đề vì quá  trình từ việc trồng, chế biến, cung ứng, tiêu thụ chưa được quy chuẩn thì đương nhiên người kinh doanh gặp khó khăn. “Hapro không là đơn vị trồng rau, chỉ mua lại rồi phân phối. Chúng tôi cũng liên kết với nhiều địa phương nhưng không cạnh tranh được với thương lái địa phương hoặc do chi phí vận chuyển quá lớn, không thể kham nổi”, đại diện Hapro nói.

Chia sẻ thêm, lãnh đạo Hapro cho biết, doanh số bán thực phẩm ở trong hệ thống của Hapro rất nhỏ. “Một ngày chỉ có vài trăm nghìn, một triệu, hai triệu bạc thì ăn thua gì, làm sao đủ nuôi một cửa hàng. Một cửa hàng phải có 2 - 3 người mà lương mỗi ngày mất 500 - 700 nghìn. Lại thêm tiền điện, các thứ khác nữa. Nếu chỉ kinh doanh mặt hàng rau không thì không có hiệu quả, người này nói.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, việc kinh doanh rau an toàn không như kỳ vọng. Hapro từng xây dựng nhiều  điểm bán rau an toàn nhưng không cạnh tranh được với rau thường nên đã phải đóng cửa.

Tú Anh - Trường Phong

tiền phong



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng 67% so với cùng kỳ

Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu USD cá tra sang UAE, tăng 62%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 7 triệu USD, tăng...

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98