Tiến thoái lưỡng nan tại EFI

23/05/2016 20:13
23-05-2016 20:13:00+07:00

Tiến thoái lưỡng nan tại EFI

Đã sắp tới giữa năm 2016 nhưng CTCP Đầu tư Tài chính Giáo dục (HNX: EFI) vẫn chưa thể công bố BCTC kiểm toán bán niên năm 2015, BCTC kiểm toán năm 2015, cũng như việc tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 và một số vấn đề khác liên quan đến nhân sự HĐQT. Nguyên nhân chính là do hai “phe” trong HĐQT hiện tại không thể thống nhất được tiếng nói chung.

Câu chuyện tại EFI đã dai dẳng từ đầu năm 2015, đến nay vẫn chưa đi tới hồi kết. Bắt đầu từ cuối tháng 2/2015, khi đó HĐQT EFI đã thông qua quyết định từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT và chấm dứt tư cách thành viên HĐQT đối với bà Lã Thị Vân Anh theo sự điều động của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGD) và nguyện vọng của bà Vân Anh dành thời gian cho công việc mới. Số lượng thành viên HĐQT EFI khi đó giảm xuống 4 người, trong khi mức thấp nhất theo quy định phải có từ 5 người trong cơ cấu HĐQT.

Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó đến nay, mặc dù nhiều lần nhận được văn bản nhắc nhở từ Sở GDCK Hà Nội (HNX) và UBCK Nhà nước (SSC), đồng thời là yêu cầu từ nhóm cổ đông lớn nhưng HĐQT vẫn không thể bầu ra Chủ tịch HĐQT, chưa thống nhất tổ chức được ĐHĐCĐ bất thường, mà nguyên nhân chính là do các thành viên HĐQT hiện tại chưa thể thống nhất nội dung cần thông qua.

Cuối năm 2015, mặc dù đã tổ chức được ĐHĐCĐ bất thường để bầu bổ sung thành viên HĐQT Công ty, tuy nhiên do không thống nhất được danh sách Đoàn Chủ tịch nên toàn thể Đại hội đã biểu quyết thông qua với tỷ lệ 100% để Đại hội tạm dừng và đồng ý để NXBGD sẽ tiếp tục tổ chức trong thời gian thích hợp, mặc dù vậy đến hiện tại vẫn chưa có thông tin liên quan đến lần họp tiếp theo.

"Sống chết mặc bay"

Ngày 14/04/2016, EFI đã nhận được thông báo từ Sở GDCK Hà Nội (HNX) về việc đưa cổ phiếu EFI vào diện bị kiểm soát và hạn chế giao dịch. Đến ngày 20/04/2016, HĐQT EFI đã quyết định họp HĐQT thường kỳ quý 1 để thảo luận về các phương án khắc phục vấn đề nêu trên. Tuy nhiên kịch bản không khác những lần trước, cả 9 nội dung được đưa ra thảo luận đều không được thông qua do số phiếu biểu quyết tại mỗi nội dung đều là 50% đồng ý – 50% phản đối hoặc 50% đồng ý – 50% không có ý kiến.

Dường như các phe trong HĐQT không ai nhượng bộ ai khiến nhiều vấn đề đi vào bế tắc kéo dài. Đơn cử như vấn đề nhân sự, ý kiến tại phiên họp vừa rồi đưa ra đề cử bà Nguyễn Thị Hồng Điệp – Phó Chủ tịch làm Chủ tịch tạm thời cho tới khi ĐHĐCĐ bầu bổ sung nhân sự đã không được thông qua do 2/4 phiếu phản đối – 2/4 phiếu đồng ý. Sau đó, ý kiến của ông Nguyễn Tuấn Anh – Thành viên HĐQT đưa ra đề nghị HĐQT sẽ thống nhất bầu ra một chủ tọa để điều hành phiên họp cũng… bất thành do 2/4 thành viên không có ý kiến.

Hàng loạt vấn đề khác như thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2015, 2016; lựa chọn đơn vị kiểm toán; tổ chức ĐHĐCĐ bất thường; thoái vốn BĐS Lô E5 tại Đà Nẵng (đã có khách hàng trả giá cao hơn giá vốn của Công ty) cũng rơi vào tình cảnh tương tự như trên.

Đáng chú ý nhất có lẽ là 2 nội dung cho thấy sự “bất lực” lên đến đỉnh điểm trong việc thống nhất ý kiến là nội dung số 6 - tiếp tục duy trì đầy đủ hoạt động của Công ty và nội dung số 7 -  tạm dừng hoạt động của Công ty đều không được thông qua với 2/4 phiếu đồng ý và 2/4 phiếu không đồng ý. Với kết quả thống nhất như vậy hiện tại cũng không rõ hoạt động của EFI đang ở trạng thái ra sao!?

2 “phe” trong HĐQT EFI là ai?

Cơ cấu 4 thành viên HĐQT hiện tại của EFI có thể được chia làm 2 nhóm: Nhóm thành viên có liên quan đến NXBGD và nhóm thành viên “ngoại đạo”.

Theo đó, nhóm có liên quan đến NXBGD bao gồm 2 thành viên HĐQT là bà Nguyễn Thị Hồng Điệp và ông Huỳnh Bá Vân. Cả hai đều từng có thời gian công tác tại NXBGD trước khi tham gia hoạt động tại EFI (trước đó bà Lã Thị Vân Anh – Nguyên Chủ tịch HĐQT cũng xuất thân từ NXBGD).

Nhóm thứ hai gồm ông Nguyễn Tuấn Anh và ông Nguyễn Mạnh Hùng. Trong đó, ông Tuấn Anh là thành viên HĐQT CTCP Xây dựng Sông Hồng - ICG (trước đó, ngày 21/05 ông Tuấn Anh đã bị miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT PVR) và ông Nguyễn Mạnh Hùng được bầu bổ sung vào vị trí thành viên HĐQT EFI tại ĐHĐCĐ thường niên 2014. Trước đó ông Hùng là Giám đốc của Công ty TNHH MTV Tư vấn và Đầu tư Đồng Tiến (Công ty này đã thoái sạch vốn 2.18 triệu cp, tương đương 20.04% vốn tại EFI trong khoảng thời gian từ 21/08 – 08/09/2014).

Ông Nguyễn Tuấn Anh trong thời gian vừa qua cũng “miệt mài” gom cổ phiếu EFI với công bố thông tin về việc đăng ký mua thêm 800,000 cp liên tục trong thời gian dài. Tuy nhiên, sau gần 6 tháng (thời gian mua bắt đầu từ tháng 12/2015) đến nay, ông Tuấn Anh chỉ mua được gần 200,000 cp.

Thế cân bằng hiện tại trong HĐQT EFI sẽ chỉ bị phá vỡ nếu 1 trong 2 nhóm có thể đưa thêm thành viên mới, tuy nhiên vấn đề chính là không bên nào chịu nhường bên nào trong "cuộc chiến" này. Và cũng không rõ đến khi nào vấn đề này có thể chấm dứt.

Tài liệu đính kèm: Cong-van-giai-trinh.PDF





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch Lê Tấn Phước: Vượt bão thành công, Searefico đang đãi “ngọc trong cát”

Từng định hướng như một nhà thầu cơ điện dân dụng trong suốt thời gian dài, sau khi trải qua các cuộc khủng hoảng kinh tế, Searefico đang hồi...

ĐHĐCĐ REE: Mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 10%

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 29/03, CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) trình đại hội tông qua kế hoạch tăng trưởng ở cả doanh thu vàl ợi nhuận, trong đó đẩy...

Chủ đầu tư nhà máy điện mặt trời KN Vạn Ninh lãi tăng mạnh trong năm 2023

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Điện mặt trời KN Vạn Ninh – công ty do KN Cam Ranh và Golf Long Thành tham gia góp vốn đã công bố kết quả kinh doanh năm 2023 với...

DRI sẽ chia thêm cổ tức 2023 bằng tiền, kế hoạch lãi sau thuế 2024 giảm 18%

Sau năm 2023 đạt kế hoạch lợi nhuận, DRI chốt chia thêm 1% cổ tức bằng tiền cho cổ đông. Nhìn về năm 2024, DRI lên kế hoạch lãi sau thuế đi lùi 18%.

Chứng khoán BIS đặt mục tiêu lãi đi lùi gần 90%, chuyển nhượng các khoản phải thu gần 40 tỷ đồng cho cổ đông cũ

CTCP Chứng khoán BIS (tên cũ là CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam - KVS) đặt mục tiêu lãi trước thuế 500 triệu đồng và doanh thu gần 28 tỷ đồng năm 2024, theo tài...

Tham vọng "Công ty tỷ đô" liệu có khả thi với DGW?

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa công bố, DGW đặt kế hoạch doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt tăng 22% và 38%, tiếp nối hành trình trở thành “Công ty tỷ...

Vicostone đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn ngàn tỷ trong 2024

Nhận định ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng như sản xuất đá nhân tạo còn đối mặt nhiều khó khăn, CTCP Vicostone (HNX: VCS) vẫn đặt kế hoạch lãi trước thuế...

LPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng 35%, tăng vốn lên gần 33,600 tỷ 

Kế hoạch tăng trưởng tài sản, tín dụng, lợi nhuận, vốn điều lệ và đổi tên mới là những nội dung quan trọng được Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE:...

Công ty chứng khoán của chủ sở hữu MoMo đặt kế hoạch tăng lỗ năm 2024

Sau khi về tay chủ sở hữu ví điện tử MoMo, CTCP Chứng khoán CV (CVS) có nhiều bước tái cơ cấu nhằm quay lại thị trường.

Giá cổ phiếu ở mức thấp trong các doanh nghiệp BĐS KCN, Chủ tịch KBC nói gì?

“KBC hoạt động nhờ vào niềm tin từ cổ đông và chứng khoán cũng sống nhờ niềm tin, khi niềm tin càng lớn thì giá cổ phiếu lên theo cách ổn định, bền vững sẽ tốt hơn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98