ĐHĐCĐ GMD: Cần 200 triệu USD để tái khởi động Gemalink Cái Mép

25/05/2016 09:18
25-05-2016 09:18:04+07:00

[Bài cập nhật]

ĐHĐCĐ GMD: Cần 200 triệu USD để tái khởi động Gemalink Cái Mép

Sáng 25/05, CTCP Gemadept (HOSE: GMD) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2016 để thông qua kế hoạch doanh thu tăng trưởng 3% nhưng lãi trước thuế giảm hơn 15% so với kết quả năm 2015.

12h00: Đại hội thông qua tất cả các tờ trình.

10h55: Đại hội tiến hành thảo luận.

Lợi nhuận 2016 có thể hơn 500 tỷ, đầu năm 2017 mới tái khởi động dự án Gemalink

Dự án cầu Bạch Đằng có ảnh hưởng đến cảng Nam Hải và Nam Hải Đình Vũ không?

Khi cầu Bạch Đằng hoạt động thì sẽ chỉ ảnh hưởng đôi chút bởi độ cao cầu đủ cho tất cả luồng tàu qua lại nên về tổng thể chung không ảnh hưởng gì cả.

Tại sao đặt kế hoạch lợi nhuận giảm?

Nếu không loại trừ các yếu tố đột biến thì lợi nhuận 2016 của GMD tăng 16% chứ không phải giảm. Kết quả kinh doanh 4 tháng đầu năm 2016 của GMD tốt hơn năm trước và nếu duy trì đà này thì lợi nhuận năm 2016 có thể đạt hơn 500 tỷ chứ không phải chỉ 430 tỷ đồng.

Tôi tin rằng GMD chắc chắn thực hiện được 99% kế hoạch trong năm nay”, ông Đỗ Văn Minh - Tổng Giám đốc GMD nhấn mạnh.

Kế hoạch tái khởi động dự án Gemalink Cái Mép?

Việc tái khởi động dự án này rất khó khăn và mất nhiều thời gian, GMD phải sắp xếp lại nhân lực. Nguồn vốn đầu tư mới vào đây dự kiến 200 triệu USD. Bên cạnh đó, GMD cũng đang xem xét chuyển nhượng 25% vốn tại dự án này và có thể sử dụng số tiền này đầu tư ngược vào dự án.

Trong tuần sau thì GMD và 1 công ty đứng thứ 3 thế giới trong lĩnh vực cảng sẽ có báo cáo nghiên cứu chi tiết về dự án Gemalink. Song, nhanh nhất thì cũng đầu năm sau mới có thể tái khởi động dự án.

Cần đi vay 1,400 tỷ để đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020

Nhu cầu vốn đầu tư GMD giai đoạn 2016-2020?

Tối đa khoảng 2,000 tỷ đồng trong đó vốn chủ tối đa 30%, còn lại đi vay.

Khu vực miền Bắc hệ thống cảng nhiều, cạnh tranh cao, vậy GMD làm sao để cạnh tranh trong lĩnh vực cảng?

Phía Bắc, GMD có 2 hệ thống cảng Nam Hải và Nam Hải Đình Vũ. Để cạnh tranh được thì vị trí thuận lợi là quan trọng nhất. Thực tế, GMD đã dám thực hiện đầu tư vào cảng ngay trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn nhất, nên khi kinh tế hồi phục thì sức cạnh tranh của Công ty tốt hơn.

Bên cạnh đó, lượng hàng lạnh tại cảng của GMD thông qua Trung Quốc chiếm tỷ trọng rất lớn.

Kế hoạch hoạt động kinh doanh mảng logictics tăng mạnh vậy có tăng cổ tức lên ở các năm tới không?

GMD đang trong giai đoạn phát triển các dự án trọng điểm và thực hiện M&A cho chiến lược 2020 nên sẽ cần dòng tiền rất lớn. Nếu sử dụng vốn vay nhiều thì lợi nhuận công ty sẽ càng thấp. Do đó, GMD sẽ duy trì mức cổ tức hợp lý so với trích lập quỹ đầu tư phát triển.

Sản lượng thông qua cảng Nam Hải và Nam Hải Đình Vũ 4 tháng đầu năm?

Sản lượng cảng Nam Hải giảm nhưng lợi nhuận tương đương cùng kỳ năm trước, còn sản lượng qua cảng Nam Hải Đình Vũ tăng 10%, đạt 160,000 TEU.

Không thể mở room tới 100%

Công ty có ý định mở room 100% không?

Công ty rất muốn nhưng đang vấp phải lý do có vận tải nội địa là đường thủy và đường biển nên không thể mở room đến 100%. Ngoài ra, GMD đang tham gia nắm 49% các đơn vị vận tải nội địa khi cổ phần hóa thì cũng chưa rõ là có vướng quy định về nới room không.

GMD có ý định mở rộng hoạt động kinh doanh bằng các thương vụ M&A các doanh nghiệp cùng ngành không?

Trong định hướng chiến lược đến 2020, doanh số của Công ty dự kiến đạt 10,000 tỷ đồng đã bao gồm cả phương án thực hiện M&A những doanh nghiệp thuộc các ngành nghề mà Công ty còn thiếu để bổ sung, nâng cao năng lực cho GMD.

Trước mắt, GMD sẽ hướng đến các công ty trong nước để M&A.

10h00: Đại diện GMD trình bày định hướng chiến lược của GMD đến năm 2020

GMD đặt mục tiêu đạt doanh số trên 10,000 tỷ đồng vào năm 2020 và doanh nghiệp trị giá 1 tỷ USD. Theo đó, mục tiêu trung hạn của GMD trong hệ thống cảng là thị phần chiếm 25% (cuối năm 2015 có thị phần 10%) và công suất đạt 4 triệu tấn. Việc tái khởi động Cảng nước sâu Gemalink Cái Mép, tên tuổi của GMD trên thị trường sẽ được khẳng định.

Đối với mạng lưới Logictics, GMD đặt mục tiêu đến năm 2020 diện tích kho khai thác sẽ đạt 350,000 m2, tiếp nhận 150 phương tiện vận tải, tương ứng sản lượng khai thác đạt 6 triệu CBM. Hai dự án trong điểm trong mảng logictics của GMD trong thời gian tới chính là dự án Nam Hải ICD và dự án Mekong Logictics.

Sẽ thoái vốn khỏi cao su khi có điều kiện

9h40:  Ông Đỗ Văn Minh - Tổng Giám đốc GMD cho biết, năm 2015, là năm thứ tư dự án trồng cao su được triển khai tại Campuchia. Trong năm, diện tích cao su trồng thấp hơn các năm trước vì một số lý do như đây là năm thời tiết khắc nghiệt nhất từ khi triển khai dự án, mưa đến muộn, lượng mưa ít và mùa mưa kết thúc sớm. Bên cạnh đó, do tình hình giá cao su xuống thấp, Công ty đã chủ động giãn tiến độ dự án, giảm quy mô đầu tư. Tính đến hết vụ, Công ty đã khai hoang được trên 1,300 ha và trồng mới được hơn 1,030 ha.

Năm 2016, các công ty cao su thuộc Gemadept tiếp tục chăm sóc diện tích kiến thiết cơ bản; trồng mới trên diện tích nhỏ theo chủ trương giảm quy mô đầu tư. Hiện tại các công tác chuẩn bị như khai hoang, làm đất, chuẩn bị giống, xây dựng hạ tầng, tập huấn công nhân… vẫn đang được tiến hành để phục vụ cho vụ trồng mới dự kiến bắt đầu từ cuối tháng 6 đầu tháng 7/2016.

Tuy nhiên, ông Minh cũng nhấn mạnh là sẽ thực hiện thoái vốn khỏi mảng này khi có điều kiện.

Tái khởi động Cảng nước sâu Gemalink Cái Mép

9h25: Ông Đỗ Văn Minh – Tổng Giám đốc GMD trình bày báo cáo kết quả năm 2015 và kế hoạch kinh doanh năm 2016.

Đối với Cảng Dung Quất, mặc dù năm 2015 có nhiều khó khăn đối với ngành dăm gỗ (mặt hàng chủ lực qua cảng Dung Quất) nhưng sản lượng hàng hóa qua cảng đạt 1.47 triệu tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Doanh thu đạt 105 tỷ, tăng 13% so với năm 2014. Đặc biệt lợi nhuận tăng khá cao vượt 54% so với thực hiện năm trước nhờ tiết giảm chi phí tối đa và ghi nhận lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ Logistics - hàng dự án. Ngoài hàng dăm gỗ, trong năm qua, Cảng Dung Quất còn tiếp nhận các tàu thiết bị nhằm đa dạng hóa các mặt hàng.

Cảng Nam Hải – Đình Vũ, sản lượng thông qua năm 2015 đạt 460,000 TEU, khai thác gần 95% công suất thiết kế chỉ mới sau 02 năm hoạt động. Doanh thu Cảng Nam Hải Đình Vũ tăng 88% so với năm 2014 nhờ thu hút thêm các hãng tàu, khách hàng hiện hữu mở thêm tuyến. Sản lượng thông qua cầu cảng tăng 65% so với cùng kỳ.

Cảng Phước Long đạt hơn 500,000 TEU sản lượng hàng hóa, tăng 15% so với năm 2014, lợi nhuận thu về tăng gấp đôi so với năm trước.

Cảng nước sâu Gemalink Cái Mép, từ tháng 01/2012, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và khu vực, được sự tư vấn của đơn vị tư vấn quốc tế có kinh nghiệm, Gemadept đã chủ động giãn tiến độ thi công của dự án Cảng nước sâu Gemalink Cái Mép để bù lún tự nhiên giúp tiết kiệm chi phí và chờ thị trường phục hồi. Tính đến cuối năm 2015, tổng tiến độ dự án giai đoạn 1 thực hiện đạt hơn 39%. Các công việc đã triển khai trong năm 2015 gồm: quan trắc lún cho phần cát chất tải tại các khu vực đang thực hiện chất tải cát và khu vực gia cố đất nền bằng phương pháp hút chân không; công tác bảo vệ tại công trường;...

Cảng Gemalink là cảng lớn nhất trong cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải. Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, Cảng sẽ có cầu bến chính dài 800m cho tàu mẹ và bến tàu feeder dài 260m trên diện tích kho bãi 33ha. Khả năng xếp dỡ của cảng trong giai đoạn 1 là 1.2 triệu TEU/năm. Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, diện tích kho bãi của Cảng sẽ tăng lên 72ha với tổng chiều dài cầu bến chính là 1,150m và bến tàu feeder là 370m. Khả năng xếp dỡ cho cả 2 giai đoạn là 2.4 triệu TEU/năm.

Cảng Gemalink có lợi thế cạnh tranh quan trọng so với các cảng khác như: vị trí đắc địa (nằm ngay cửa sông với mớn nước sâu nhất, thuận tiện cho việc quay trở tàu); ngoài ra, Gemalink có cầu bến chính dài nhất; là cảng nước sâu duy nhất khu vực Cái Mép-Thị Vải có bến chuyên dụng cho tàu feeder kết nối khu vực Tp.HCM và ĐBSCL; Cảng có trang thiết bị hiện đại, được thiết kế để tiếp nhận tàu có trọng tải 200,000 DWT. Ngoài ra, Cảng sẽ có một nguồn hàng nhất định ngay sau khi đi vào hoạt động nhờ vào cam kết sử dụng dịch vụ của các hãng tàu lớn như CMA-CGM, Gemadept và một số hãng tàu khác.

Dự kiến trong năm nay, Công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá nhu cầu của thị trường và xác định thời điểm phù hợp để tái khởi động dự án Gemalink, đón đầu xu hướng tăng trưởng của thị trường trong giai đoạn tới khi TPP và các hiệp định thương mại tự do khác chính thức có hiệu lực.

Đến năm 2018 thì GMD kỳ vọng sẽ đưa vào khai thác tại cảng này.

9h15: Phát biểu khai mạc Đại hội, Chủ tịch Đỗ Văn Nhân cho biết trong kế hoạch 5 năm tới (2016-2020), GMD đặt mục tiêu có lĩnh vực Logictics kéo dài từ Bắc đến Nam.

9h00: Đại hội bắt đầu với tỷ lệ tham dự có quyền biểu quyết chiếm hơn 81% vốn.

ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 của GMD được tổ chức sáng ngày 25/05.

TRƯỚC ĐẠI HỘI

Năm 2016 kế hoạch lãi giảm mạnh, dự kiến đưa 2 dự án logictics vào vận hành

Năm 2016, GMD đưa ra kế hoạch kinh doanh với doanh thu 3,700 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với kết quả thực hiện năm 2015. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế đưa ra chỉ ở mức 430 tỷ đồng, giảm hơn 15% so với năm 2015.

Như vậy, đây là năm thứ 2 liên tiếp GMD đưa kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận trước thuế giảm mạnh so với kết quả thực hiện năm trước (năm 2015, GMD cũng đặt kế hoạch lợi nhuận chưa bằng một nửa kết quả thực hiện năm 2014).

Về công tác dự án, dự kiến trong quý 4/2016, GMD sẽ bắt đầu đưa vào hoạt động Dự án Mekong Logistics tại khu công nghiệp Sông Hậu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Quy mô dự án này là 150,651m2, chiều dài dọc theo bến 275m. Tổng khu kho lạnh được thiết kế với diện tích 4.8 ha và có sức chứa lên đến 50,000 pallet. Đặc biệt, dự án đầu tư xây dựng luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào các cảng trên sông Hậu vừa được thông luồng kỹ thuật vào đầu năm 2016 vừa qua sẽ giúp hàng hóa trong khu vực được xuất khẩu trực tiếp đến các cảng lớn trên thế giới thông qua các tàu trọng tải lớn lên đến 20,000 DWT.

Sớm hơn là Dự án Trung tâm Logistics và Công nghiệp Nam Hải tại Khu công nghiệp MP Đình Vũ, quận Hải An, thành phố Hải Phòng có diện tích 217,332 m2 dự kiến giai đoạn 1 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng từ giữa năm 2016.

Trước đó, vào tháng 11/2015, GMD đã chính thức đưa vào vận hành Dự án DC3 tại Trung tâm Logistics Sóng Thần, Dĩ An, Bình Dương. Dự án có quy mô 11,000m2; độ cao 20m với 8 tầng kệ (mỗi kệ cao trung bình 1.9m), là một trong những kho cao nhất Việt Nam.

Lãi trước thuế 2015 vượt 53% kế hoạch, chia cổ tức 20% bằng tiền

Năm 2015, doanh thu cung cấp dịch vụ GMD đạt 3,586 tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với năm 2014 và vượt 12% kế hoạch đề ra. Trong đó, tỷ trọng doanh thu trong mảng khai thác cảng đạt 1,692 tỷ đồng, tăng trưởng 54% so với năm 2014. Lợi nhuận gộp mảng này đạt 706 tỷ đồng, đóng góp 74.5% tổng lợi nhuận gộp. Doanh thu và lợi nhuận của lĩnh vực khai thác cảng tăng do hoạt động kinh doanh của hầu hết các cảng thuộc hệ thống của Gemadept đều đạt tăng trưởng về sản lượng so với năm 2014, đặc biệt là sản lượng hàng RF tăng đột biến tại khu vực Hải Phòng.

Đối với lĩnh vực Logistics, doanh thu đóng góp 53% vào tổng doanh thu, đạt 1,893 tỷ đồng và tăng nhẹ so với năm 2014. Lợi nhuận gộp đạt 240 tỷ đồng, đóng góp 25% tổng lợi nhuận gộp, tăng 19% so với năm 2014.

Lĩnh vực cho thuê văn phòng, trong năm 2014, Công ty đã chuyển nhượng 85% cổ phần tại công ty con cho thuê văn phòng cho đối tác vì vậy năm 2015 doanh thu từ mảng này thấp chủ yếu từ việc cho công ty thành viên trong tập đoàn thuê lại.

Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận gộp GMD năm 2015

Mặc dù vậy, lợi nhuận trước thuế GMD năm 2015 đạt 506 tỷ đồng, giảm hơn 28% so với năm 2014. Nhưng so với kế hoạch đề ra chỉ 330 tỷ đồng thì lãi trước thuế của GMD đã vượt 53%. Theo GMD, lợi nhuận trước thuế thấp hơn so với năm 2014 là 28% mặc dù lợi nhuận gộp cao hơn 51% chủ yếu là do năm 2014 Công ty có thu nhập tài chính từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty con và công ty liên kết trong khi năm 2015 không phát sinh các khoản thu nhập này.

Với kết quả đạt được GMD dự kiến sẽ chia cổ tức 2015 ở mức 20% bằng tiền mặt./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán BIS đặt mục tiêu lãi đi lùi gần 90%, chuyển nhượng các khoản phải thu gần 40 tỷ đồng cho cổ đông cũ

CTCP Chứng khoán BIS (tên cũ là CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam - KVS) đặt mục tiêu lãi trước thuế 500 triệu đồng và doanh thu gần 28 tỷ đồng năm 2024, theo tài...

Tham vọng "Công ty tỷ đô" liệu có khả thi với DGW?

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa công bố, DGW đặt kế hoạch doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt tăng 22% và 38%, tiếp nối hành trình trở thành “Công ty tỷ...

Vicostone đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn ngàn tỷ trong 2024

Nhận định ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng như sản xuất đá nhân tạo còn đối mặt nhiều khó khăn, CTCP Vicostone (HNX: VCS) vẫn đặt kế hoạch lãi trước thuế...

LPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng 35%, tăng vốn lên gần 33,600 tỷ 

Kế hoạch tăng trưởng tài sản, tín dụng, lợi nhuận, vốn điều lệ và đổi tên mới là những nội dung quan trọng được Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE:...

Công ty chứng khoán của chủ sở hữu MoMo đặt kế hoạch tăng lỗ năm 2024

Sau khi về tay chủ sở hữu ví điện tử MoMo, CTCP Chứng khoán CV (CVS) có nhiều bước tái cơ cấu nhằm quay lại thị trường.

Giá cổ phiếu ở mức thấp trong các doanh nghiệp BĐS KCN, Chủ tịch KBC nói gì?

“KBC hoạt động nhờ vào niềm tin từ cổ đông và chứng khoán cũng sống nhờ niềm tin, khi niềm tin càng lớn thì giá cổ phiếu lên theo cách ổn định, bền vững sẽ tốt hơn...

Sợi Thế Kỷ ưu tiên giảm giá để lấy đơn hàng, ngôi sao hy vọng đặt vào nhà máy Unitex

"Chúng ta có những chính sách, chiến lược bán hàng để nhượng bộ khách hàng nhằm lấy được nhiều đơn hàng hơn. Thay vì chờ đạt được giá như mong muốn mới bán thì dùng...

Techcombank dự kiến tăng vốn điều lệ gấp đôi trong năm 2024, trả cổ tức tiền mặt 15% 

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức tiền mặt và tăng vốn điều lệ.

Lo ngành thép tiếp tục gặp khó, một công ty thép đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 24%

Trong báo cáo thường niên vừa công bố, CTCP Kim khí TPHCM (HOSE: HMC) đưa ra cái nhìn thận trọng về năm 2024, dự báo nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa hồi phục, nhất là...

ĐHĐCĐ GELEX 2024 thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1,921 tỷ đồng

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98