Vì sao nên mạnh dạn cắt lỗ?

24/05/2016 16:37
24-05-2016 16:37:46+07:00

Vì sao nên mạnh dạn cắt lỗ?

Cắt lỗ (cut loss) trong đầu tư chứng khoán không đơn giản chỉ là quyết định bán một cổ phiếu nào đóđang giảm giá trị trong danh mục của nhà đầu tư, mà đó là kết quả cuối cùng sau cuộc chiến với cái bẫy của sự nhất quán mà những doanh nhân thành công thường mắc phải.

Nếu là một nhà đầu tư cổ phiếu, chắc hẳn chúng ta từng ít nhất một lần rơi vào tình huống này: Mua một cổ phiếu tối ưu sau một loạt những phân tích tác động khác nhau từ nhiều phía. Rồi cổ phiếu này giảm từ 2 - 5% giá trị, chúng ta cho rằng đó chỉ là cú sốc nhẹ của thị trường. Khi giá trị cổ phiếu đó giảm tiếp 10 - 20%, chúng ta kết luận đây là đáy của cuộc khủng hoảng và sớm muộn gì thì chúng sẽ cất cánh trở lại. Khi giá cổ phiếu đó giảm tiếp 20 - 50%, chúng ta vẫn nghĩ đó chỉ là những điểm tối của việc đầu tư ngắn hạn.

Chỉ đến khi mức giảm vượt quá 50%, chúng ta mới vội đưa ra quyết định bán nhằm cắt lỗ. Có vẻ như thiệt hại bây giờ đã là quá lớn so với tưởng tượng của nhà đầu tư. Điều gì đã khiến những quyết định cắt lỗ lại trở nên khó khăn đến vậy?

Cắt lỗ, cái bẫy của sự nhất quán

Trong quyển Thuyết phục bằng tâm lý, Tiến sĩ tâm lý Robert B. Cialdini đã nhận định cái bẫy của sự nhất quán mà con người thường mắc phải thông qua nghiên cứu của 2 nhà tâm lý học Knox và Inkster tại các cuộc đua ngựa như sau: Tại những cuộc đua ngựa, 30 giây trước khi đặt tiền, 90% người chơi cảm thấy lưỡng lự và không chắc chắn; 30 giây sau khi đặt tiền, 80% những người này lại cảm thấy lạc quan và tin tưởng hơn rất nhiều. Hành động ra quyết định cuối cùng - trong trường hợp này là mua tấm vé đặt cược, theo Cialdini đã trở thành yếu tố quyết định.

Ngay khi một quan điểm hay hành động được đưa ra, nhu cầu về sự nhất quán đòi hỏi người ta phải hành động sao cho những điều họ tin tưởng và cảm nhận nhất quán với những điều mình đã làm. Họ tự thuyết phục rằng mình đã đưa ra lựa chọn đúng đắn và không có gì phải nghi ngờ, họ hoàn toàn cảm thấy thoải mái về lựa chọn đó.

Bằng một thí nghiệm khác, nhà kinh tế học hành vi Dan Ariely - tác giả quyển Phi lý trí, đã làm rõ hơn cái bẫy của sự nhất quán:

Tình huống một, những người tình nguyện được Ariely đưa cho một tờ vé số ngẫu nhiên, sau đó Ariely đề nghị đổi tờ vé số đó của họ để lấy một tờ vé số khác, thì chỉ 20% những người tham gia thí nghiệm đồng ý đổi. Tuy nhiên ở tình huống hai, khi những người tình nguyện được quyền chọn tờ vé số của mình, thì có đến 90% trong số họ không đồng ý với lời đề nghị đổi tờ vé số khác của Ariely, thậm chí khi mức đổi là 2:1 (hai tờ vé số khác để đổi lấy một tờ vé số họ đã chọn từ trước).

Rõ ràng, xác suất để những người này chọn được tờ vé số trúng thưởng ở tất cả tình huống trên là như nhau, với tỷ lệ 2:1, họ sẽ có gấp đôi cơ hội có được tờ vé số trúng thưởng, thế nhưng thật bất ngờ, 80% người tham gia nghiên cứu nói "Không" và giữ tờ vé số họ chọn ban đầu.

Robert B. Cialdini giải thích rằng, nhu cầu của sự nhất quán trong mỗi chúng ta được sinh ra từ việc chúng ta luôn có xu hướng đánh giá quá cao những gì mình có và luôn bị áp lực để trở thành một người “trước sau như một”. Mà mẫu người này thường gắn liền với thành công, đáng tin cậy, có trách nhiệm, vững vàng... và họ sẽ thể hiện điều đó xuyên suốt trong mọi hành động.

Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, bạn sẽ dễ đưa ra quyết định cắt lỗ chậm trễ nếu không có các phương pháp nền tảng cho sự nhất quán trong cách đầu tư của mình.

Giải pháp?

Nhất quán trong cách chơi, không phải nhất quán trong quyết định.

Phù thủy đầu tư của phố Wall William J. O’neil luôn đưa ra quyết định cắt lỗ cho những cổ phiếu của ông quanh mức 8%.

Vì thế, dù bạn có theo trường phái đầu tư tăng trưởng như O’neil hay không, thì bạn vẫn nên chọn lựa giới hạn chịu đựng cho mình. Dựa vào tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thuế, hoa hồng môi giới,... hãy xây dựng một vòng tròn an toàn cá nhân, nơi bạn có thể dùng sự “nhất quán” cho những cổ phiếu có mức sụt giảm vượt quá ngưỡng cho phép của mình.

Hãy luôn nhớ rằng, chẳng có nhà đầu tư nào luôn đưa ra được những quyết định đầu tư chính xác. Thất bại là một phần của cuộc chơi và hầu hết những thất bại trong đầu tư chứng khoán xảy ra không phải do lỗi của chúng ta, vì vậy, hãy học cách làm cho những thất bại của mình vừa nhẹ nhàng cho tâm lý, vừa ít tốn kém nhất có thể cho túi tiền.

Đó cũng chính là 2 quy tắc mà huyền thoại đầu tư Warren Buffett từng hóm hỉnh chia sẻ: (1) đừng bao giờ để mất tiền và (2) hãy luôn nhớ quy tắc số 1. Bởi về cơ bản, “toàn bộ những bí mật của chuyện thành công trên thị trường chứng khoán chỉ đơn thuần nằm ở chỗ chúng ta thua lỗ ít nhất có thể khi chúng ta rơi vào tình huống xấu”.

Tuấn Thành

DNSG Online





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh nghiệm nào cho nhà đầu tư qua sự cố hệ thống VNDirect?

Rủi ro với VNDirect cũng có thể xảy ra đối với bất kỳ công ty chứng khoán nào trên thị trường, dù doanh nghiệp đều đầu tư bài bản vào hệ thống công nghệ thông tin...

Hội quán Chứng khoán sinh hoạt định kỳ tháng 3/2024 với chủ đề “Cơ hội đầu tư quý 2 qua góc nhìn FA và Fn”

Sau giai đoạn tăng tốt về cả thanh khoản lẫn điểm số, thị trường chứng khoán trong tháng 3 đã có những tuần rung lắc, đặc biệt  phiên 19/03, chỉ số VN-Index giảm 42...

Trăn trở của nhà đầu tư nhỏ lẻ mỗi khi mùa báo cáo tài chính đến

Kết thúc năm 2023 cũng là lúc hàng ngàn báo cáo tài chính của các công ty niêm yết công bố với nhiều thông tin tích cực lẫn tiêu cực. Là một nhà đầu tư nhỏ lẻ, việc...

Từ vụ 'đánh bạc' cổ phiếu họ FLC, rút bài học về nguyên tắc đầu tư

Qua vụ việc thao túng thị trường chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết – cựu Chủ tịch tập đoàn FLC, một bài học lần nữa được nhắc lại, đó là nguyên tắc đầu tư và...

Warren Buffett: Kỷ nguyên tăng trưởng ấn tượng của Berkshire Hathaway đã qua

Huyền thoại Warren Buffett cảnh báo rằng đế chế đa ngành 905 tỷ USD của ông “gần như không có khả năng tăng trưởng ấn tượng” trong vài năm tới. Điều này đặt ra...

Warren Buffett ca ngợi Charlie Munger là kiến trúc sư của Berkshire Hathaway

Warren Buffett vừa chia sẻ sự kính trọng với huyền thoại Charlie Munger quá cố trong lá thư gửi cổ đông, ca ngợi Charlie Munger là kiến trúc sư của Berkshire...

Luận Cổ Nhơn, đàm chứng khoán

Đầu xuân Giáp Thìn 2024, tôi được một người đồng nghiệp giới thiệu trò chơi dân gian ở quê anh - Cổ Nhơn.

Bài học đắt giá nhất từ những nhà đầu tư hàng đầu thế giới

Không ai có thể đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn mà không trả qua những sai lầm. Từ đó, họ rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc và tự điều chỉnh lại chiến...

Đầu tư hệ… ‘tâm linh’

Các thuật ngữ như “phong thủy”, “ngũ hành” hay “bát quái”… không còn xa lạ với cộng đồng nhà đầu tư chứng khoán…

Quyết định của một trader: Chọn con tim hay nghe lý trí?

Thị trường chứng khoán không chỉ là nơi các nhà đầu tư, trader muốn kiếm tiền mà cũng là nơi chứa nhiều cảm xúc thăng trầm, có cả hỉ nộ ái ố. Tuy nhiên, để có thể...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98