Ai đang nhòm ngó "miếng bánh" MobiFone?

01/06/2016 13:24
01-06-2016 13:24:58+07:00

Ai đang nhòm ngó "miếng bánh" MobiFone?

Nhiều đối tác cũ của VNPT đang có tham vọng "ngày trở lại"...

* Thương hiệu Viettel, MobiFone , VinaPhone trị giá bao nhiêu?

* MobiFone chờ gì ở AVG?

* 2016 sẽ đón IPO lớn của Mobifone , Satra, Benthanh Group

Theo các quy định khi Việt Nam gia nhập WTO và các hiệp định thương mại tự do, các nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu tối đa 49% cổ phần của doanh nghiệp Nhà nước.

Nhiều nhà đầu tư ngoại đang mong ngóng được “rót vốn” vào Tổng công ty Viễn thông MobiFone – mạng di động sau “năm lần bẩy lượt lỡ hẹn” sẽ được tiến hành cổ phần hóa trong năm 2016.

Tham vọng “ngày trở lại”

Ít nhất trong số ba nhà đầu tư ngoại thời gian qua đã, đang có những hoạt động xúc tiến mong muốn đầu tư vào MobiFone gồm Telenor (Na Uy), Comvik (Thụy Điển) và Telstra (Australia) thì Telstra được xem là nhà đầu tư tỏ rõ những tham vọng và quyết tâm của mình.

Telstra không phải là cái tên xa lạ trên thị trường viễn thông Việt Nam, bởi tập đoàn viễn thông của Australia đã đến Việt Nam từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Năm 1988, Telstra đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) ký với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) – khi đó là Tổng công ty Viễn thông Việt Nam, đồng thời trở thành công ty nước ngoài đầu tiên được phép tham gia vào lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam.

Với hợp tác trên, ngay sau đó, Telstra đã bỏ hàng chục triệu USD để xây dựng trạm thu phát vệ tinh, tổng đài… cho VNPT. Năm 1990, Telstra đã ký lại hợp đồng với VNPT, tăng vốn đầu tư lên 67 triệu USD để nâng cấp các trạm thu phát vệ tinh.

Đến mùa hè năm 2003, sau khi hợp đồng BCC với VNPT kết thúc, Telstra công bố rút khỏi thị trường Việt Nam.

Tổng cộng Telstra đã bỏ khoảng gần 240 triệu USD vào hợp đồng hợp tác và đã góp sức tạo đà, đặt nền móng phát triển mạnh mẽ cho VNPT và ngành viễn thông trong nước.

Hiện tại, Telstra được xem là một trong những công ty viễn thông lớn trên thế giới. Doanh thu năm 2015 của hãng này đạt khoảng 26,6 tỷ USD.

Bẵng đi một thời gian dài không còn được nhắc đến, hơn một năm trước, khi kế hoạch cổ phần hóa MobiFone được khởi động lại mạnh mẽ với những lộ trình cụ thể, Telstra đã lập tức lên tiếng muốn trở lại thị trường Việt Nam trong cuộc tiếp xúc với nguyên Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son.

Và hôm 24/5/2016, lãnh đạo tập đoàn Telstra cùng đại sứ Australia tại Việt Nam, trong buổi gặp gỡ với Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, tiếp tục đề cập việc mong muốn trở thành đối tác, nhà đầu tư chiến lược của MobiFone.

Một đại diện của MobiFone cho VnEconomy biết, trong số các nhà đầu tư nước ngoài đang muốn mua cổ phần MobiFone khi thực hiện cổ phần hóa, thì Telstra có nhiều hoạt động gặp gỡ, xúc tiến và có vẻ tỏ rõ quyết tâm, tham vọng được đầu tư hơn. Tuy nhiên, về các đề xuất, nội dung cụ thể của Telstra thì vị này không tiết lộ.

Bên cạnh“sự trở lại” của Telstra, Comvik (Thụy Điển) - đối tác chiến lược với MobiFone trong hợp đồng hợp tác kinh doanh thời gian từ 1995-2005, cũng mong muốn được “trở lại” và trở thành đối tác chiến lược của MobiFone.

Một lãnh đạo của Comvik cho biết, Comvik đặc biệt quan tâm tới việc đầu tư vào MobiFone. Với quá trình hợp tác lâu dài trước đây, Comvik có cơ hội và khả năng thành công tốt hơn để đầu tư vào MobiFone so với các nhà đầu tư nước ngoài khác.

Muốn mua lượng cổ phần lớn

Tỷ lệ cổ phần được sở hữu tại MobiFone đang là vấn đề được các nhà đầu tư ngoại quan tâm.

Hiện chưa rõ cụ thể số cổ phần MobiFone khi cổ phần hóa được bán cho các nhà đầu tư chiến lược cũng như ra thị trường là bao nhiêu. Tuy nhiên, trước đây, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho biết, căn cứ trên các quy định khi Việt Nam gia nhập WTO và gia các hiệp định thương mại tự do, thì các nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu tối đa 49% cổ phần của doanh nghiệp Nhà nước.

Cũng có thể con số 49% cổ phần trên là số cổ phần tối đa mà doanh nghiệp viễn thông Nhà nước bán ra khị trường khi cổ phần hóa.

Mặt lý thuyết là vậy. Trên thực tế, nếu chỉ bán 49% cổ phần thì nhà đầu tư ngoại gần như “không có cửa” để sở hữu số cổ phần tuyệt đối này, cho dù có thể và có tiềm lực. Vì, chưa kể các nhà đầu tư có tiềm lực khác trong nước cũng muốn tham gia, thì, tập đoàn “mẹ” trước đây của MobiFone là VNPT nhiều khả năng cũng sẽ sở hữu một lượng cổ phần tối đa cho phép tại MobiFone.

Bởi, theo biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước của MobiFone từ VNPT về về Bộ Thông tin và Truyền thông được, tháng 7/2014, khi cổ phần hoá, VNPT sẽ nắm giữ tối đa 20% cổ phần của MobiFone. Ông Mai Văn Bình, nguyên Chủ tịch MobiFone cho biết, theo quy định, VNPT đã sở hữu một mạng di động thì chỉ được sở hữu tối đa 20% cổ phần tại một doanh nghiệp viễn thông khác.

Chính lý do trên khiến cơ hội để sở hữu một lượng cổ phần lớn tại MobiFone của các nhà đầu tư ngoại ít nhiều cũng bị “bó hẹp” lại.

Đại diện tập đoàn viễn thông Telenor (Na Uy) trong lần gặp gỡ với lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông trước đây, cũng bày tỏ mong muốn tham gia vào việc cổ phần hóa MobiFone cũng như góp cổ phần chi phối.

Lãnh đạo Telstra, ông Han Kotterman, Tổng giám đốc điều hành, hoạt động đối ngoại của tập đoàn trong buổi gặp với Bộ trưởng Trương Minh Tuấn hôm 24/5, đã trực tiếp đề xuất tới lãnh đạo Bộ việc muốn được nâng tỷ lệ cổ phần trong quá trình cổ phần hóa.

“Cổ phần càng cao thì trách nhiệm càng cao, quan hệ hỗ trợ giữa đôi bên càng chặt chẽ”, ông Han Kotterman nói, đồng thời cũng đề xuất, riêng trong quá trình cổ phần hóa MobiFone, Telstra mong được đóng vai trò chính yếu để có thể hợp tác hiệu quả hơn.

Thủy Diệu

vneconomy





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thoái vốn tại VIMC, MobiFone, VRG: Có thể thu về 50.000 tỷ đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại 3 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

Sau IPO, Chứng khoán DNSE hướng tới mục tiêu vốn hóa 3 tỷ USD

Chiều ngày 18/01/2024, CTCP Chứng khoán DNSE đã tổ chức buổi Hội thảo (Roadshow) cơ hội đầu tư vào DNSE, nhằm cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về đợt IPO chào bán...

Thấy gì từ sự kiện IPO của công ty chứng khoán công nghệ đầu tiên?

Với những nền tảng được xây dựng vững chắc và độc đáo, DNSE một khi niêm yết thành công hứa hẹn sẽ là “tay chơi” có dư địa phát triển khổng lồ trên thị trường chứng...

Chứng khoán DNSE sẽ làm gì sau khi IPO?

IPO thành công sẽ góp phần gia tăng nhận diện thương hiệu, nâng cao giá trị công ty, đảm bảo lợi ích cho cổ đông, đồng thời mở ra cánh cửa huy động thêm những nguồn...

Chứng khoán DNSE khép lại 5 năm vắng bóng các công ty chứng khoán IPO

Chứng khoán DNSE vừa thông báo sẽ tiến hành chào bán 30 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng nhằm huy động 900 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán công nghệ đầu...

­Sáng nay, cổ phiếu BCR của BCG Land chính thức lên sàn UPCoM

Sáng ngày 8/12, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ diễn ra lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần BCG Land trên...

Cổ phiếu BCR của BCG Land sẽ giao dịch ngày đầu tiên trên UPCoM vào 8/12

Ngày 1/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo 460 triệu cổ phiếu mã BCR của Công ty Cổ phần BCG Land sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày...

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Giậm chân tại chỗ vì nhà đầu tư sợ rủi ro

Dù cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhưng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày càng chậm. Thực trạng này xuất phát từ tâm lý sợ sai của...

Đề xuất bảo vệ nhà đầu tư mua vốn cổ phần hóa

Một số nhà đầu tư phản ánh rất ngần ngại khi mua phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá do rủi ro pháp lý quá lớn. Vì vậy, VCCI đề nghị nghiên cứu bổ...

'Nhà đầu tư ngại mua doanh nghiệp cổ phần hóa vì rủi ro pháp lý lớn'

Một số nhà đầu tư mua phần vốn cổ phần hóa qua đấu giá nhưng khi có sai sót nội bộ từ bên bán lại phải hủy giao dịch, trả lại tài sản, theo VCCI.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98