Chứng khoán Đông Nam Á hút tiền từ nhà đầu tư

17/06/2016 13:05
17-06-2016 13:05:00+07:00

Chứng khoán Đông Nam Á hút tiền từ nhà đầu tư

Cổ phiếu Đông Nam Á tiếp tục tăng cao khi nhà đầu tư cho rằng đà leo dốc, từng giúp thị trường cổ phiếu từ Bangkok cho tới Manila leo lên mức cao nhất kể từ giữa năm 2015, sẽ tiếp tục trong tương lai, Bloomberg đưa tin.

Tính từ đầu tháng 6/2016 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã rót 596 triệu USD vào thị trường chứng khoán Philippines, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, qua đó xóa sạch đà sụt giảm trong tháng 4/2016 và đầu tháng 5/2016. Được biết, chính sự gia tăng của giá hàng hóa và đà giảm sút của xác suất nâng lãi suất vào tháng 7/2016 đã khiến thị trường toàn cầu lao dốc. Trong khi đó, sự xuất hiện của các nhà lãnh đạo mới cùng với việc cắt giảm lãi suất và số liệu thống kê về chi tiêu công đang góp phần mang lại tâm lý lạc quan cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, đà leo dốc này sẽ được kiểm chứng khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen đưa ra thông tin về lộ trình nâng lãi suất vào ngày thứ Tư, cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vào ngày thứ Năm và Anh sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 23/06/2016.

Tính từ đầu năm đến nay, chỉ số MSCI Đông Nam Á (MSCI South East Asia Index) vọt 5.3%, trong khi chỉ số MSCI Châu Á - Thái Bình Dương (MSCI AC Asia Pacific Index) lại lao dốc 3.4%. Đây là lý do tại sao nhiều nhà quản lý quỹ tin rằng thị trường ASEAN sẽ tiếp tục trở thành tâm điểm chú ý trong khu vực.

Philippines

Mới tuần trước, lời nói sáo rỗng từ Rodrigo Duterte, người đang dẫn đầu trong cuộc tranh cử Tổng thống Philippines đã khiến nhà đầu tư chao đảo và làm dấy lên mối lo ngại rằng sự thành công của Benigno Aquino trong việc cắt giảm thâm hụt ngân sách và nâng mức xếp hạng tín dụng có thể bị đe dọa. Tuy nhiên, những mối lo lắng này đã sớm được xoa dịu sau khi ông Duterte chính thức nhậm chức Tổng thống vào ngày 09/05/2016, qua đó nhấc bổng chỉ số thị trường chứng khoán Philippines và hướng nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào thị trường chứng khoán của quốc gia này.

Lời cam kết gia tăng chi tiêu vào cơ sở hạ tầng, hạn chế nạn quan liêu và đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực nông nghiệp của vị Tổng thống mới đắc cử đã khiến các nhà kinh tế tại Goldman Sachs Group kinh ngạc. Được biết, trong tuần trước, các nhà kinh tế này cho biết họ có thể đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Philippines, vốn đã cao nhất trong khu vực, tăng mạnh hơn. Hiện cổ phiếu Philippines đang là những cổ phiếu đắt giá nhất trong khu vực, qua đó làm dấy lên lo lắng khi thị trường này lao dốc 2.8% trong ngày thứ Năm và thứ Sáu.

Việt Nam

Cũng giống như Philippines, Việt Nam cũng vừa có một nhà lãnh đạo mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vừa nhậm chức trong tháng 4/2016. Ông Phúc đã trấn an nhà đầu tư bằng lời cam kết nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng 6.7% trong năm 2016, bằng với tốc độ tăng trưởng trong năm 2015.

Việt Nam đang mở cửa chào đón các khoản đầu tư nước ngoài khi quốc gia này phấn đấu trở thành thị trường mới nổi, qua đó khiến Việt Nam lọt vào tầm ngắm của các nhà quản lý tài sản toàn cầu. Tuy nhiên, trong tháng 4/2016, tổ chức MSCI cho biết Việt Nam vẫn chưa thể gia nhập vào nhóm các thị trường mới nổi.

Indonesia

Trong tháng 2/2016, Tổng thống Joko Widodo cho biết ông muốn lãi suất tiếp tục “giảm, giảm, giảm và giảm” để có thể gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế từ mức thấp nhất trong 6 năm. Ngân hàng Trung ương Indonesia đã nghe theo lời kêu gọi của ông Widodo với 3 lần hạ lãi suất trong quý 1/2016.

Cơ quan Dịch vụ Tài chính Indonesia (FSA) cũng hưởng lợi từ việc này, qua đó kìm hãm lãi suất tiền gửi của ngân hàng đồng thời buộc các ngân hàng phải hạ lãi suất cho vay nhằm cung cấp các khoản tín dụng giá rẻ cho nền kinh tế. Điều này đã khiến các nhà đầu tư phấn khích, nhưng vẫn còn phải chờ xem tác động của những nỗ lực này tới việc mở rộng nền kinh tế, vốn đã bị tổn thương từ đà sụt giảm của giá hàng hóa.

Cổ phiếu Jakarta đã tăng cao trong vài tuần gần đây khi các dấu hiệu cho thấy việc miễn thuế sắp được thực hiện, cụ thể các ước tính của Ngân hàng Trung ương có thể thu hút 560,000 tỷ rupiah thu nhập (chưa khai báo) từ nước ngoài.

Thái Lan

Thái Lan là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong các nước Đông Nam Á ngoại trừ Singapore, thế nhưng chỉ số SET của quốc gia này lại leo dốc mạnh nhất trong các nước châu Á trong năm 2016. Lãi suất và lợi suất trái phiếu thấp đã gia tăng tính hấp dẫn của các cổ phiếu Thái Lan và những gói kích thích kinh tế, bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng do Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đưa ra kể từ tháng 9/2015, đã góp phần hỗ trợ thị trường chứng khoán của quốc gia này.

Malaysia và Singapore

Trong khi các thị trường chứng khoán Đông Nam Á đồng loạt leo dốc thì thị trường Singapore và Malaysia lại sụt giảm.

Bernard Aw, nhà hoạch định chiến lược tại IG Asia Pte, cho biết chính nền kinh tế thiếu sức sống và các báo cáo tài chính ảm đạm từ các doanh nghiệp, đặc biệt là Tập đoàn Keppel và Công ty Sembcorp Marine, đã tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư.

Malaysia không thể thoát khỏi hậu quả từ vụ bê bối tham nhũng của Công ty 1Malaysia Development Bhd khi Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang tiến hành mở rộng điều tra quỹ đầu tư này. Các nghi vấn xoay quanh vai trò của Thủ tướng Najib Razak, người đứng đầu ban cố vấn công ty này, và cuộc đàn áp nhằm vào các phe chính trị đối lập đã gây tổn hại đến thương hiệu của quốc gia và khiến nhà đầu tư rút 5.1 tỷ ringgit ra khỏi thị trường chứng khoán Kuala Lumpur trong vòng 6 tuần./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sở giao dịch chứng khoán New York lấy ý kiến về phương án giao dịch xuyên ngày đêm

Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đang thăm dò ý kiến của những người tham gia thị trường về phương án cho phép giao dịch cổ phiếu suốt ngày đêm khi các cơ...

Phố Wall khởi sắc, S&P 500 đứt mạch 6 phiên giảm liên tiếp

Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Hai (22/04), phục hồi vị thế sau một tuần khó khăn, khi các cổ phiếu công nghệ phục hồi và căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt...

Tata muốn mua lại hoạt động sản xuất iPhone của Pegatron

Tata đang mở rộng nhanh chóng với tư cách là đối tác lắp ráp của Apple tại Ấn Độ, giúp công ty công nghệ hàng đầu này giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nasdaq Composite mất hơn 2%, giảm 6 phiên liên tiếp

Chỉ số Nasdaq Composite giảm phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày thứ Sáu (19/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất trong hơn 1 năm. Xu hướng giảm đến khi cổ phiếu Nvidia...

Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo, Dow Jones tương lai giảm hơn 1%, Nikkei 225 sụt hơn 1,200 điểm

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo sau thông tin xảy ra một vụ nổ ở Iran, nhưng chưa biết nguyên nhân.

Giảm 5 phiên liên tiếp, S&P 500 ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày thứ Năm (18/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023.

Các chỉ số chứng khoán châu Á phục hồi sau chuỗi ngày liên tiếp mất điểm

Phiên 18/4, các nhà đầu tư đã “phớt lờ” đợt bán tháo trong phiên trước ở Phố Wall, nơi các cổ phiếu công nghệ chìm trong sắc đỏ do lo ngại rằng Fed sẽ duy trì lãi...

Thế giới ngày càng rời xa các chính sách thương mại tự do

Ngày càng có nhiều nước ủng hộ các biện pháp tăng cường tính độc lập và an ninh chuỗi cung ứng của họ, một xu hướng mà các nhà kinh tế cảnh báo sẽ hạn chế thương...

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm 4 phiên liên tiếp

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 4 liên tiếp vào ngày thứ Tư (17/04), khi cổ phiếu Nvidia và các cổ phiếu công nghệ đang gặp khó khăn khác gây áp lực suy giảm cho thị...

Chứng khoán châu Á sắp xóa sạch đà tăng của năm 2024

Chứng khoán châu Á sắp trở lại điểm khởi đầu của năm 2024, khi nỗi lo về lãi suất cao và căng thẳng địa chính trị đeo bám tâm trí nhà đầu tư.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98