Tập đoàn Hoàng Long - Rủi ro vẫn còn gắn chặt với “người cũ”

08/06/2016 13:31
08-06-2016 13:31:00+07:00

Tập đoàn Hoàng Long - Rủi ro vẫn còn gắn chặt với “người cũ”

CTCP Tập đoàn Hoàng Long (HOSE: HLG) đã có sự chuyển mình tích cực sau tái cơ cấu. Tuy nhiên, rủi ro liên quan đến lĩnh vực hoạt động cũ vẫn đang đeo bám cổ phiếu này.

Hoạt động cơ cấu lĩnh vực kinh doanh đã giúp CTCP Tập đoàn Hoàng Long (HOSE: HLG) có sự cải thiện tích cực về kết quả kinh doanh. Nhờ đó, cổ phiếu HLG đã có những bước chuyển mình ấn tượng về thị giá trong năm 2016 từ mức 4,800 đồng/cp cuối năm 2015 lên mức 9,200 đồng/cp tại thời điểm hiện tại (06/06).

Năm 2015, HLG đã có sự thay đổi trong chiến lược hoạt động của mình khi thoái vốn khỏi lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thuỷ sản và tham gia vào lĩnh vực chế biến thức ăn thuỷ sản.

Cụ thể, HLG đã tiến hành chuyển nhượng khoản đầu tư tại Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy sản Hoàng Long. Hoạt động chế biến và nuôi trồng thuỷ sản đã gây thất vọng lớn khi liên tục chịu lỗ các năm gần đây. Đồng thời, HLG tham gia vào lĩnh vực mới là chế biến thức ăn thuỷ sản bằng việc mua lại toàn bộ vốn góp tại Công ty TNHH MTV Thức ăn Thuỷ sản Mekong.

Nhờ hoạt động tái cơ cấu, kết quả kinh doanh của HLG đã có những chuyển biến tích cực trong năm 2015 và Q1/2016.

Theo đó, doanh thu hợp nhất năm 2015 của HLG đạt 1,892 tỷ đồng, tăng trưởng 32.6% so với năm 2014. Đáng chú ý kết quả lợi nhuận của cổ đông công ty mẹ cũng đã tăng đột biến đạt 140 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái HLG lỗ hơn 42.8 tỷ đồng.Trong đó:

(i)  Doanh thu tăng trưởng mạnh nhờ đóng góp của mảng kinh doanh mới là hoạt động chế biến thức ăn với 433 tỷ đồng.

(ii)  Doanh thu tài chính tăng mạnh. Chuyển nhượng vốn góp giúp doanh thu tài chính HLG tăng đột biến trong năm 2015 đạt 166 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt gần 4 tỷ đồng. Đây cũng là yếu tố lớn nhất giúp kết quả kinh doanh HLG đột biến trong năm 2015.

Hoạt động tái cơ cấu được thể hiện rõ nét trong kết quả kinh doanh quý 1/2016 của HLG. Cụ thể, doanh thu của HLG đạt 624 tỷ đồng gấp đôi so với cùng kì năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt gần 27.6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 14.8 tỷ đồng.

Các điểm đáng chú ý trong hoạt động quý 1 đó là:

Tốc độ tăng trưởng doanh thu của HLG đến từ mảng chế biến thức ăn và thương mại. Cụ thể, hoạt động thương mại đạt 150 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt 54 tỷ đồng. Hoạt động chế biến thức ăn thuỷ sản đạt 273.7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chưa phát sinh. Phía đối lập là hoạt động chế biến và nuôi trồng thuỷ sản chỉ còn 173.8 tỷ đồng giảm 24.7% so với cùng kỳ.

Hoạt động chế biến thức ăn đã vươn lên dẫn đầu lĩnh vực đóng góp vào doanh thu khi chiếm đến 44% tổng doanh thu của HLG.

Doanh thu tài chính phát sinh thu nhập từ lãi vay với 38.4 tỷ đồng. Việc HLG chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại công ty con là Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy sản Hoàng Long đã giúp HLG được phép hạch toán lợi nhuận từ các khoản cho vay của HLG với công ty này. Điều này đã giúp HLG giảm được đáng kể áp lực chi phí tài chính của mình.

Như vậy, nhờ đóng góp lợi nhuận từ mảng kinh doanh mới là chế biến thức ăn thuỷ sản, các khoản lỗ từ mảng chế biến và nuôi trồng thuỷ sản được thu hẹp do giảm bớt quy mô hoạt động, cùng việc được phép hạch toán doanh thu tài chính từ các khoản cho vay đã giúp kết quả lợi nhuận của HLG có sự chuyển biến tích cực trong Q1/2016.

Vẫn còn gắn chặt với “người cũ”

Việc chuyển qua hoạt động chế biến thức ăn đã giúp cho triển vọng kinh doanh của HLG sáng lên trong năm 2016.

Tuy vậy, HLG vẫn phải đối mặt với rủi ro do người cũ mang lại. Dù đã bán toàn bộ vốn góp tại Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy sản Hoàng Long cũng như vốn góp của Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy sản Hoàng Long tại CTCP Thuỷ sản Mekong và Công ty TNHH MTV Nuôi trồng Thuỷ sản Hoàng Long nhưng hoạt động của HLG vẫn đang có sự gắn kết chặt chẽ với Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy sản Hoàng Long. Cụ thể,

·         Cùng chung người quản lý. HLG và Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy sản Hoàng Long đều đang nằm dưới sự quản lý của ông Phạm Phúc Toại CT HĐQT của HLG và là Tổng giám đốc của Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy sản Hoàng Long.

·         Khách hàng trực tiếp của HLG. Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy sản Hoàng Long và Cadolimex 2 đang là khách hàng trực tiếp và lớn nhất của HLG trong lĩnh vực kinh doanh và chế biến thức ăn thuỷ sản.

·         Gắn liền với hàng loạt khoản phải thu. Khoản phải thu của HLG đã tăng mạnh kể từ thời điểm diễn ra tái cơ cấu hoạt động kinh doanh.

Kết thúc năm 2015, khoản phải thu khách hàng của HLG đã tăng mạnh lên 1,119 tỷ đồng, trong khi cuối năm 2014 chỉ ở mức 493 tỷ đồng.

Tính đến cuối quý 1/2016, khoản phải thu ngắn hạn đạt gần 1,201 tỷ đồng, chiếm 61% tổng tài sản của HLG. Trong đó các khoản phải thu liên quan đến các công ty con đã chuyển nhượng lên tới 751 tỷ đồng, chiếm 62% tổng khoản mục phải thu và 38.2% tổng tài sản của HLG

  

Nguồn: BCTC quý 1/2016 HLG (Đvt: Tỷ đồng)

Kết luận: Dù đã chia tay với lĩnh vực kinh doanh kém khả quan là chế biến và nuôi trồng thuỷ sản nhưng hoạt động kinh doanh của HLG vẫn có sự gắn kết chặt chẽ với lĩnh vực này. Do đó, khi đầu tư vào HLG vẫn cần chú ý đến rủi ro có thể mang lại từ Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy sản Hoàng Long.

Chỉ số tài chính quan trọng của HLG năm 2012-2015

 

Nguồn: VietstockFinance (Đvt: Triệu đồng)





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Pomina xin gia hạn báo cáo kiểm toán năm 2023, có nguy cơ bị hủy niêm yết?

CTCP Thép Pomina (HOSE: POM) một lần nữa chậm nộp báo cáo kiểm toán năm 2023, từ đó có thể dẫn tới nguy cơ hủy niêm yết với POM, vì cổ phiếu này đã nằm trong diện...

Theo dấu dòng tiền cá mập 29/03: Tự doanh và khối ngoại tiếp tục hành động trái chiều

Tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại có phiên thứ 2 liên tiếp hành động trái ngược nhau. Trong phiên 29/03, tự doanh mua ròng gần 75 tỷ đồng trong khi khối...

Doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị phạt gần 100 triệu đồng

Ngày 27 và 28/03, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với...

Vietstock LIVE: Chứng khoán đang đối mặt rủi ro nào lớn nhất?

Chiều 29/03, tại chương trình Vietstock LIVE  với chủ đề “Các rủi ro của thị trường”, các chuyên gia sẽ giúp nhà đầu tư nhận biết các rủi ro có thể tác động đến xu...

Quý 1/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 12%

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường. Quý 1/2024, vốn hóa thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98