Việt Nam cần một thập kỷ đánh vật nợ xấu

18/06/2016 08:17
18-06-2016 08:17:58+07:00

Việt Nam cần một thập kỷ đánh vật nợ xấu

Mới đây, khi được mời phản biện một đề tài nghiên cứu khoa học, có nội dung nợ xấu, một chuyên gia nói luôn bên lề với hội đồng bảo vệ: “Chúng ta có nghiên cứu bao nhiêu giải pháp thì cũng vậy. Xử lý nợ xấu thời gian qua bị “lỗi gen” rồi”.

Đã 5 năm qua, kể từ khi nợ xấu được công bố rõ mức độ. Lượng lớn đã được xử lý, nhưng mức độ lớn vẫn còn đó - Ảnh: ĐT.

“Khi đã bị “lỗi gen” thì sao xử lý triệt để được. Cắt cái u chỗ này thì nó lại mọc chỗ khác thôi”, chuyên gia trên nói thêm.

Cỡ chục phần trăm?

Thực tế của cách nói hình ảnh trên không mới. Tất cả đều biết, nợ xấu đã được cắt sâu trên báo cáo các ngân hàng thương mại, nhưng lại “mọc” dồn sang Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

Dù vậy, trong ba năm qua, một lượng rất lớn nợ xấu đã được xử lý. Từ trên 17% xác định lại vào tháng 9/2012, đến tháng 3/2016 chỉ còn 2,62%.

Theo Ngân hàng Nhà nước, một năm trở lại đây, tình trạng hai số liệu về nợ xấu đã không còn nhiều khác biệt: số các ngân hàng báo cáo và số liệu của cơ quan giám sát.

Nhưng, để nhận diện mức độ một cách xác thực, có lẽ vẫn phải tìm đến con số thứ hai bên cạnh mức 2,62% nói trên. Và con số thứ hai này có thể vẫn còn lên đến cỡ chục phần trăm?

Một tính toán đơn giản cho thấy, số nợ xấu còn nằm ở VAMC khoảng 220 nghìn tỷ đồng. Tổng dư nợ đến cuối tháng 3/2016 là 4,8 triệu tỷ đồng. Phần nợ xấu ở đây chiếm khoảng 4,6%. Cộng thêm con số 2,62% nói trên, tỷ lệ nợ xấu có thể tính tương đối được ở khoảng 7,2%.

Đó vẫn chưa phải là con số cuối cùng. Ẩn số hiện nay vẫn nằm trong lượng dư nợ lẽ ra đã là nợ xấu nhưng được cơ cấu lại mà không bị chuyển nhóm.

Quy mô dư nợ được cơ cấu lại nói trên, theo Quyết định 780 từ năm 2012, từng được đề cập tới khoảng 300 nghìn tỷ đồng. Chính sách cho cơ cấu lại mà không phải chuyển nhóm đã dừng, nhưng lượng được chuyển tiếp qua “ván cuối” trong Thông tư 09 vẫn là ẩn số.

Và không loại trừ một bộ phận nợ được cơ cấu lại mà không bị chuyển nhóm, trở thành nợ trung dài hạn đến nay chưa đến hạn để xác định cụ thể là nợ xấu hay không.

Vậy nên, ngay cả khi tính đến con số thứ hai, mức độ thực của nợ xấu vẫn chỉ là tương đối.

Sửa lại “lỗi gen”

Đã 5 năm qua, kể từ khi nợ xấu được công bố rõ mức độ. Lượng lớn đã được xử lý, nhưng mức độ lớn vẫn còn đó.

Ở yếu tố thời gian, không mới, nhưng vì sao đặt ra vấn đề nợ xấu lúc này?

Tại kỳ họp Quốc hội cuối 2015, cũng là điểm cuối (về mặt thời gian) đề án xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, không có chất vấn nào đặt ra với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Nhưng không vì vậy mà các yêu cầu đặt ra đã được xử lý rốt ráo.

Tháng 4/2016, qua phiên họp thường kỳ đầu tiên của Chính phủ mới, yêu cầu lại tiếp tục đặt ra. Theo đó, Việt Nam sẽ cần thêm 5 năm nữa để tiếp tục tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu.

Cụ thể, nghị quyết về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2016 nêu nhiệm vụ đối với Ngân hàng Nhà nước: đánh giá tình hình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu giai đoạn 2011-2015; xây dựng đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

Tức là, 5 năm qua vẫn chưa giải quyết được hết các nội dung trên. Việt Nam cần thêm 5 năm nữa (2016-2020) để xử lý. Tổng cộng, sẽ mất cả một thập kỷ để có thể hy vọng xử lý gọn vấn đề nợ xấu.

Vì sao phải kéo dài cả thập kỷ như vậy? Vì, theo góc nhìn của chuyên gia nói trên, giải pháp xử lý nợ xấu 5 năm qua và cho đến nay, cơ bản, bị “lỗi gen”.

Đó là phải theo nguyên tắc: xử lý nợ xấu không được dùng ngân sách Nhà nước. Nguồn tiền tự hệ thống ngân hàng xoay xở và đánh vật với nó.

Khả năng hệ thống tự xử lý có hạn, dù sử dụng nguồn trích lập dự phòng lớn trong những năm vừa qua. Lỗi gen ở đây là thiếu tiền, thiếu tiền để xử lý một cách thực chất, nên một lượng lớn vẫn đang gửi ở VAMC và lẩn khuất trong cơ cấu lại nợ mà không phải chuyển nhóm.

Mua bằng tiền tươi?

Đặt ra vấn đề xử lý nợ xấu lúc này cũng để đi tìm câu trả lời: Ngân hàng Nhà nước sẽ xây dựng đề án “mới” như thế nào, nguồn tiền ở đâu để xử lý thực chất hơn nữa?

Thực chất cũng là điểm mà Chính phủ nhấn mạnh trong nghị quyết trên, cũng như tại buổi làm việc mới đây của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ với Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước đang hướng đến các biện pháp mới: một là, thực hiện cơ chế mua bán nợ xấu theo giá thị trường; hai là, VAMC sẽ mua bằng tiền tươi thóc thật.

Tiền, một phần từ nguồn được cấp khá hạn chế của VAMC; một phần từ xoay vòng trong kinh doanh theo giá thị trường của đầu mối này; và một phần được gợi mở bằng quyết định mới đây của Ngân hàng Nhà nước, có yếu tố hợp sức, kêu gọi hợp sức từ bên ngoài.

Cũng không nhất thiết phải có hàng trăm nghìn tỷ đồng để mua nợ xấu, qua đó xử lý thực chất hơn như Chính phủ giao. Điểm gợi mở là VAMC mua bằng tiền tươi, trước mắt được xem là vốn mồi. Tiếp đó là hợp sức với bên ngoài để tạo tiền mua nợ xấu.

Nhưng đó là triển vọng của một quá trình, không thể đẩy mạnh ngay trong năm nay, vài năm tới. Nên nói cả thập kỷ chật vật xử lý nợ xấu là vậy.

Chỉ có một điểm được khẳng định lúc này: nợ xấu từ nay bắt buộc phải xử lý thực chất hẳn, không còn được ký gửi chỗ này chỗ kia để lẩn khuất hoặc không nhận diện trực diện đầy đủ.

Tất nhiên, về nguồn tiền, khi không được dùng ngân sách và cơ chế trên cần thời gian để có thể khuếch đại, thì các nhà băng vẫn phải tự lực hùn lại. Đó là cơ chế trích lập dự phòng rủi ro sẽ vẫn phải chặt chẽ và đầy đủ, bên cạnh sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước về việc phân chia lợi nhuận của mỗi thành viên.

Đây cũng là nguồn tiền tự thân và thực chất để xử lý một phần (sẽ đáng kể) nợ xấu một cách thực chất thời gian tới mà không "mọc" sang chỗ khác./.

vneconomy





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bắt nữ Giám đốc Ngân hàng MSB chi nhánh Thanh Xuân lừa đảo 338 tỷ đồng

Theo lãnh đạo Công an TP Hà Nội, Giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân Bùi Thị Hoài Anh đã lừa đảo 8 bị hại với số tiền 338 tỷ đồng.

Thêm khách hàng tố tài khoản tại MSB 'bốc hơi' gần 28 tỷ đồng

Vụ việc một tài khoản tại Ngân hàng MSB bị "bốc hơi" hơn 58 tỷ đồng chưa hết ồn ào thì lại có thêm một khách hàng phản ánh cũng bị rút sạch số tiền 27,7 tỷ đồng.

Đang thi hành 4 bản án, ông Trần Phương Bình tiếp tục hầu tòa

Dù đang thi hành 4 bản án, với tổng hình phạt chung là tù chung thân nhưng ông Trần Phương Bình tiếp tục phải hầu tòa vì làm thất thoát của Ngân hàng Đông Á 981 tỷ...

Giá USD ngân hàng lập đỉnh mới

Giá USD tại các ngân hàng thương mại hôm nay lập đỉnh mới, có ngân hàng đưa giá bán vượt mốc 25.000 đồng/USD. Còn giá USD trên thị trường tự do lại hạ nhiệt.

Nam A Bank được Moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Nam A Bank (mã chứng khoán NAB - HOSE) vừa được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng.

Tiên phong xu hướng ngân hàng mở, OCB hướng đến giải pháp tài chính xanh 

Với chiến lược hướng đến mô hình quản trị  bền vững, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã và đang tiên phong trong cuộc đua triển khai Open API theo xu hướng ngân hàng mở...

SeABank - Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến

Trên hành trình 30 năm phát triển, kết nối giá trị cuộc sống của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) không thể thiếu những con người tận tâm gắn bó...

Eximbank vinh dự nhận giải thưởng thanh toán quốc tế xuất sắc từ Citibank

Ngày 26/3/2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) vinh dự được Citibank trao tặng giải thưởng “Chất lượng Thanh toán Quốc tế xuất sắc” (USD Payments...

MSB nói gì về việc khách hàng bị mất 58 tỷ trong tài khoản?

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) vừa có thông tin phản hồi về trường hợp một khách hàng tại Hà Nội phản ánh mất số tiền hơn 58 tỷ đồng trong tài khoản.

Vụ Trương Mỹ Lan: Cựu cục trưởng thanh tra 'xấu hổ' vì nhận hối lộ 5,2 triệu USD

Nhận hối lộ 5,2 triệu USD từ thuộc cấp của bà Trương Mỹ Lan, bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước) trình bày rất ân...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98