Yteco và nỗi lo chào sàn!

09/06/2016 09:29
09-06-2016 09:29:57+07:00

Yteco và nỗi lo chào sàn!

Trong năm 2016, CTCP XNK Y Tế Tp.HCM (Yteco) bắt buộc sẽ phải đưa cổ phiếu vào giao dịch trên thị trường UPCoM, đây là một nỗi lo lớn đối với Ban điều hành cũng như cổ đông bởi Yteco tuy hoạt động hiệu quả nhưng nợ quá lớn, gấp 10 lần vốn chủ sở hữu, điều này nhất định ảnh hưởng đến giá trị Công ty khi lên sàn.

Theo thông tư 180/2015/TT-BTC ngày 13/11/2015 hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết (hệ thống giao dịch UPCoM) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016, trong vòng 1 năm kể từ ngày Thông tư có hiệu lực các công ty đã là công ty đại chúng hay công ty đại chúng hủy niêm yết trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực phải hoàn tất thủ tục đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM. Chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2016, Ban lãnh đạo Yteco cũng cho biết vào tháng 7 tới đây, Công ty bắt buộc phải chuẩn bị hồ sơ và lộ trình để đưa cổ phiếu vào giao dịch trên thị trường UPCoM.

Thông thường, các cổ đông rất quan tâm, thậm chí đòi đưa cổ phiếu vào giao dịch trên thị trường tập trung bởi tính chất tăng minh bạch trong quản trị và thanh khoản cho cổ phiếu. Tuy nhiên, với trường hợp cổ phiếu Yteco thì cổ đông lại lo nhiều hơn vui!

Những cổ đông lâu năm và Ban điều hành của Yteco có một câu cửa miệng vui là “Yteco tay không bắt giặc bao năm vẫn hoạt động tốt” để chỉ hoạt động Công ty chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn vay. “Ngay cả việc xây dựng kho Thủ Đức (cuối quý 2/2016 hoàn thành) và chuỗi Yteco Pharmacy (hiện có 7 nhà thuốc) cũng là các ngân hàng bỏ tiền và Yteco thực hiện”, ông Trịnh Đào Cung – Chủ tịch HĐQT cho hay tại ĐHĐCĐ thường niên 2016.

Tính đến cuối năm 2015, trong tổng nguồn vốn 593 tỷ đồng thì Yteco có đến 536 tỷ đồng nợ phải trả. Nợ phải trả này gấp gần 10 lần vốn chủ sở hữu và gần 20 lần vốn điều lệ. Còn trong cơ cấu tài sản; phải thu ngắn hạn là 357 tỷ đồng, chiếm 60%; hàng tồn kho ở mức 136 tỷ, chiếm 23%; tiền và tương đương tiền 77 tỷ, chiếm 13% trong khi tài sản cố định chỉ khoảng 8 tỷ đồng, chiếm hơn 1%.

Đặc điểm nợ lớn, giá trị tài sản không cao chính là nhân tố sẽ khiến Công ty bị đánh giá thấp khi chào sàn dù cho hoạt động hiệu quả (ROE duy trì trên 20% nhưng ROA chỉ khoảng 2%), thương hiệu tạo dựng từ lâu và nổi tiếng với việc phân phối nhiều loại thuốc quý hiếm. Năm 2015, Yteco ghi nhận doanh thu thuần 510 tỷ đồng, tăng trưởng 14%; lãi ròng 11.8 tỷ đồng, tăng trưởng 5%. Hai khoản chi phí lớn ngốn nhiều lợi nhuận của Yteco là chi phí tài chính và chi phí bán hàng, năm vừa qua hai khoản này lần lượt 24.3 tỷ và 28 tỷ đồng, tăng 64% và 43% so với năm 2014.

Chính Ban điều hành cũng thừa nhận điểm yếu nợ lớn này của Công ty. Tại ĐHĐCĐ thường niên 2016, ông Cung đã trình bày hai dự án Yteco Tower ở 181 Nguyễn Đình Chiểu (1,500 m2) và Yteco Tower ở Sương Nguyệt Ánh (900 m2) để cổ đông xem xét chủ trương thực hiện. Cả hai khu đất này Yteco đang thuê từ UBND thành phố. Theo như chia sẻ tại Đại hội thì Yteco cần có dự án để nâng cao giá trị doanh nghiệp cũng như chuẩn bị cho phương án chào sàn UPCoM. Tuy nhiên, nguồn vốn nào để thực hiện một trong hai dự án trên là một thách thức không nhỏ với Yteco.

* ĐHĐCĐ Yteco: Nợ ngập đầu, tiền đâu xây cao ốc Yteco?

Kết quả kinh doanh Yteco nhiều năm qua (Đvt: Triệu đồng)

Vì sao mãi không tăng được vốn?

Điệp khúc tại mỗi ĐHĐCĐ thường niên của Yteco là những ý kiến của cổ đông thắc mắc tại sao không tăng vốn, còn Ban điều hành thì than rằng vốn quá nhỏ, làm bao nhiêu phải trả lãi vay bấy nhiêu. Vậy cớ gì bao năm vẫn không tăng vốn, vừa thỏa mãn cổ đông, vừa đỡ cực Ban điều hành?

* ĐHĐCĐ Yteco: Tập trung phát triển Yteco Pharmacy, cổ đông muốn tăng vốn

ĐHĐCĐ Yteco: Cổ đông tha thiết tăng vốn!

Theo tìm hiểu của người viết, Yteco tiến hành cổ phần hóa từ năm 2001 và từ đó đến nay cổ đông Nhà nước vẫn sở hữu 29% vốn. Vào năm 2005, ĐHĐCĐ nhiệm kỳ 2 đồng ý nâng tỷ lệ sở hữu của Nhà nước – Công ty Dược Sài Gòn từ 29% lên 51% nhưng từ đó đến nay chưa thực hiện được. Nguyên nhân được hé lộ vào ĐHĐCĐ thường niên 2010 là do cổ đông bên ngoài không đồng ý với phương án của Công ty Dược Sài Gòn là mua cổ phần theo giá thỏa thuận hoặc Yteco phát hành cổ phần và cho phép Dược Sài Gòn được ưu tiên mua theo giá trị sổ sách. Các cổ đông bên ngoài mong muốn Yteco phát hành bình đẳng hoặc niêm yết cổ phiếu để Dược Sài Gòn muốn nâng thì mua theo giá thị trường.

Có lẽ do không nhận được sự đồng thuận giữa các cổ đông mà Ban điều hành Yteco nhiều năm qua vẫn không thể trình một kế hoạch tăng vốn cụ thể. Điểm nhấn kỳ vọng sự thay đổi là tại ĐHĐCĐ thường niên 2014, HĐQT trình bày và đã được cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 10% để tăng vốn lên 30.8 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua năm 2015, hồ sơ phát hành cổ phiếu thưởng của Yteco chưa được UBCKNN chấp thuận do cần xử lý công nợ tồn đọng tại Công ty Dược Cần Giờ.

Được biết, khoản công nợ này xuất phát từ việc Yteco hợp tác với Dược Cần Giờ để sản xuất nước suối thương hiệu Yteco Water vào năm 2010. Tổng số nợ của Cần Giờ là 29 tỷ, đã thu hồi 5 tỷ đồng. Tiêu chí thu nợ của Yteco là nuôi nợ để đòi nợ, hiện nay Dược Cần Giờ đã hoạt động có lãi và trả dần cho Yteco (hàng tháng 200 triệu đến 300 triệu đồng)./.







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lỗ vượt vốn điều lệ, một cổ phiếu ngành nhựa có nguy cơ bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây thông báo về khả năng hủy bỏ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của CTCP Nhựa Đà Nẵng (HNX: DPC), sau 2 năm Công ty...

SPC vào diện cảnh báo, nối dài chuỗi ngày bị cắt margin

Ngày 20/03, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Bảo vệ Thực vật Sài Gòn (HNX: SPC) vào diện cảnh báo, đồng thời bổ sung lý do...

Từ 20/03, gần 15.7 triệu cp TKC giao dịch trở lại trên UPCoM, định giá chưa đến 19 tỷ đồng

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo gần 15.7 triệu cp của CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ (TKC) sẽ chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM...

Hơn 304 triệu cổ phiếu HPX thoát diện đình chỉ giao dịch

Ngày 14/03, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) ra khỏi diện đình chỉ giao dịch. Theo đó, hơn 304 triệu cp...

SD2 nối dài chuỗi ngày bị cảnh báo sau nhiều năm vướng ý kiến kiểm toán ngoại trừ

Ngày 13/03, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo duy trì diện cảnh báo với cổ phiếu của CTCP Sông Đà 2 (UPCoM: SD2) do có trên 3 năm vướng ý kiến kiểm...

Kiểm toán chấp thuận toàn phần và lợi nhuận dương trở lại, KDM thoát diện kiểm soát

Ngày 05/03, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu KDM của CTCP Tập đoàn GCL ra khỏi diện bị kiểm soát, hiệu lực từ ngày 07/03.

Hơn 1 tỷ cp NAB chính thức chào sàn HOSE, giá tăng 6% sau phiên sáng

Sáng ngày 08/03/2024, hơn 1 tỷ cp NAB của Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) chính thức chào sàn HOSE. 

Vốn chủ âm 9 năm liên tiếp, ngày rời diện hạn chế còn xa với một công ty con của Vinalines

Ngày 20/02/2024, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định duy trì diện hạn chế giao dịch với cổ phiếu của CTCP Đầu tư Cảng Cái Lân (UPCoM: CPI) - công ty...

Chứng khoán DSC đã nộp hồ sơ niêm yết cổ phiếu lên HOSE

Ngày 01/03, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết của CTCP Chứng khoán DSC (UPCoM: DSC).

Viettel Post được định giá gần 8 ngàn tỷ đồng trong ngày chào sàn HOSE

Ngày 12/03/2024 sẽ là ngày giao dịch đầu tiên của gần 121.8 triệu cp Viettel Post trên sàn HOSE, tại giá tham chiếu 65,400 đồng/cp, với mã chứng khoán VTP.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98