Bài học đắt giá với xuất khẩu gạo

16/07/2016 08:53
16-07-2016 08:53:55+07:00

Bài học đắt giá với xuất khẩu gạo

Xuất khẩu gạo Việt Nam đã xuống mức thấp nhất trong vòng tám năm qua.

Chia sẻ với chúng tôi về tình hình xuất khẩu thời gian gần đây, ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng, cho biết không chỉ công ty của ông mà nhiều doanh nghiệp (DN)  khác đang rảnh rỗi, không có việc gì làm vì thị trường không có người mua. “Nhiều nhà máy chế biến, xuất khẩu gạo đang tạm ngừng hoạt động để chờ thời, chờ vào sự biến chuyển của thị trường” - ông Đôn nói.

Nhường sân cho đối thủ

Theo ông Đôn, xuất khẩu gạo trong nửa đầu năm nay giảm mạnh so với mọi năm. Những thị trường tập trung như Philippines, Malaysia, Indonesia… không có nhu cầu nhập khẩu nhiều gạo. Thị trường Trung Quốc cũng trầm lắng, nhu cầu giảm, không hỏi mua. Mặt khác, Trung Quốc siết lại việc nhập khẩu trong khi gạo Việt lại đang phụ thuộc rất lớn vào thị trường này, có thời điểm chiếm đến 50%.

Cũng rơi vào tình cảnh tương tự, ông Nguyễn Thanh Long, Giám đốc Công ty Gạo Việt, nêu thực tế giá gạo trắng 5%-15% tấm của Việt Nam hiện nay có thể nói là thấp nhất thế giới, thấp hơn các đối thủ xuất khẩu khoảng 5-10 USD/tấn nhưng vẫn không có người mua.

 “Ngoài nguyên nhân do nhu cầu giảm thì chúng ta gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ bán gạo khác. Thế nên ở thị trường châu Phi, gạo Việt đành nhường sân cho gạo Thái và Pakistan; ở châu Âu thì nhường sân cho Campuchia, Thái và Myanmar. Có thể nói các công ty xuất khẩu gạo đang bị bủa vây với nhiều khó khăn” - ông Long nói.

Nói thêm về vấn đề này, Tổng thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Huỳnh Minh Huệ thừa nhận giá gạo Việt hiện mềm nhất trong rổ gạo thế giới. Đáng buồn là từ đầu năm tới nay, Việt Nam chỉ giao hàng cho các hợp đồng cũ chứ chưa có hợp đồng tập trung mới.

Đóng gói gạo chất lượng cao để xuất khẩu tại một doanh nghiệp. Ảnh: QH

Bài học đắt giá

Một nghịch lý của xuất khẩu gạo Việt hiện nay được một số DN chỉ ra là khách hàng muốn mua gạo thơm nhưng Việt Nam hầu như không đủ nguồn cung, đành nhường miếng ngon lại cho các nước. Đây là hệ quả của việc lâu nay Việt Nam chỉ chú trọng vào số lượng, tập trung gạo trắng cấp thấp, trung bình và cạnh tranh bằng giá rẻ.

“Đây là bài học cho DN Việt Nam khi lên kế hoạch nguồn cung cho xuất khẩu, tức là cần tính toán cân đối sản lượng gạo xuất khẩu, tập trung vào chất lượng thay vì chỉ chạy theo số lượng. Ngoài ra, DN phải biết cách chăm sóc thị trường, chiều chuộng khách hàng như cách Thái Lan đã làm” - ông Nguyễn Văn Đôn nhấn mạnh.

Không chỉ vậy, nhiều DN cho rằng gạo Việt có nhiều thị trường đặt hàng nhưng do “con sâu làm rầu nồi canh” khiến khách hàng mất lòng tin và mất luôn thị trường.

Tại cuộc họp sơ kết sáu tháng đầu năm nay do VFA tổ chức mới đây, bà Đặng Thị Liên, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Long An, thẳng thắn: “Nhiều năm qua, Việt Nam không nâng giá các loại gạo thơm lên được do thường xuyên trộn gạo giống thơm nhẹ vào gạo thơm Jasmine nên rất khó bán. Chưa hết, các loại gạo Nàng Hoa, ST cũng được dùng để trộn vào gạo thơm chất lượng cao nên giá bán của gạo Việt luôn rất thấp. Đó cũng là lý do giải thích vì sao những thị trường châu Âu, Nhật, Mỹ vẫn mua rất ít gạo của chúng ta”.

Mở rộng thị trường Mỹ, EU

Qua cơ cấu chủng loại xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2010-2015 cho thấy lượng gạo trắng chất lượng cao đang có xu hướng giảm, từ tỉ lệ gần 36% vào năm 2010 và xuống còn gần 28% trong năm 2015. Thị trường EU, Mỹ vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu gạo nên vẫn còn nhiều cơ hội để gạo Việt Nam tăng số lượng xuất khẩu gạo sang những thị trường này.

Tổng Công ty Lương thực miền Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ xuất khẩu qua Mỹ mỗi năm ít nhất 100.000 tấn gạo thơm. Hiện một số DN đã xuất khẩu gạo qua Mỹ nhưng số lượng chưa nhiều.

Theo VFA, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong sáu tháng đầu năm nay chỉ đạt hơn 2,65 triệu tấn. Dự báo xuất khẩu cả năm chỉ đạt gần 5,7 triệu tấn, giảm 14% so với năm ngoái, tương đương giảm 800.000 tấn so với dự báo đưa ra từ đầu năm. Như vậy, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2009, xuất khẩu gạo của Việt Nam xuống dưới mức 6 triệu tấn.

Quang Huy

Pháp Luật TPHCM





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng 67% so với cùng kỳ

Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu USD cá tra sang UAE, tăng 62%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 7 triệu USD, tăng...

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98