Minh bạch quản lý tài sản nhà nước

20/07/2016 11:08
20-07-2016 11:08:59+07:00

Minh bạch quản lý tài sản nhà nước

Dự thảo Nghị định của Chính phủ về thực hiện các quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra lấy ý kiến. Đề xuất thành lập một cơ quan chuyên trách để quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ xóa bỏ những sơ hở, yếu kém trong công tác này.

Vốn và tài sản nhà nước chưa được sử dụng hiệu quả là do cơ chế quản lý, giám sát chủ sở hữu nhà nước còn nhiều sơ hở, yếu kém. Ảnh: Lê Tiên

Tài sản nhà nước chưa được sử dụng hiệu quả

Theo Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), hiện ở nước ta, giá trị vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh còn rất lớn. Theo Báo cáo của Bộ Tài chính năm 2015, tính riêng 781 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã có tổng giá trị tài sản là 3.105 nghìn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu nhà nước là 1.233 nghìn tỷ đồng. Còn theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2014, tổng giá trị tài sản của các DNNN và DN có trên 50% sở hữu nhà nước đạt 5.408,4 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các DN này thời gian qua chưa hiệu quả, trong đó có nguyên nhân quan trọng là thể chế, cơ chế quản lý, giám sát chủ sở hữu nhà nước có nhiều sơ hở, yếu kém.

Tờ trình Dự thảo Nghị định của Chính phủ về thực hiện các quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước do CIEM soạn thảo cũng chỉ rõ: Thực trạng quản lý và hoạt động của DNNN cho thấy, việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước một cách chia tách, phân tán làm cho Nhà nước, với tư cách là chủ sở hữu, chưa thực hiện đầy đủ, hiệu quả và hiệu lực tất cả các quyền chủ sở hữu của mình tại DN, đồng thời, không phải là người chịu trách nhiệm về kết quả và hiệu quả đầu tư, kinh doanh của DN. Vì vậy, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của chủ đầu tư nhà nước, của cơ quan và cá nhân được phân công thực hiện quyền chủ sở hữu tại DN rất thấp.

Thêm vào đó, ông Phạm Quốc Trung, Phó Trưởng ban Ban DN thuộc CIEM cho biết, Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào DN đã hết hiệu lực do không còn căn cứ pháp luật. “Việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này là cần thiết nhằm xác định rõ vai trò và trách nhiệm giải trình của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với tài sản và hiệu quả sử dụng vốn và tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh” – ông Trung nhấn mạnh. 

Thành lập một cơ quan chuyên trách

Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơ quan và cá nhân được phân công thực hiện quyền chủ sở hữu tại DN rất thấp

Trước yêu cầu của thực tiễn cũng như tham khảo kinh nghiệm của thế giới về vấn đề này, tại Dự thảo Nghị định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất thành lập Ủy ban Quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại DN nhằm xóa bỏ sơ hở, yếu kém trong công tác này thời gian qua.

Ủy ban sẽ giúp Chính phủ quản lý, giám sát có hiệu quả vốn và tài sản nhà nước tại các DN; tập trung nguồn vốn nhà nước đang đầu tư tại DN để đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực chiến lược, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế; thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về tái cơ cấu, thoái vốn, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN.

Với đề xuất này, ông Trung cho rằng, việc thành lập cơ quan chuyên trách sẽ tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước tập trung năng lực và nguồn lực của mình để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước ngày càng phức tạp và nặng nề trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Tán thành quan điểm trên, tại cuộc Đối thoại chính sách với chủ đề: “Những khó khăn, thách thức trong thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu nhà nước” do CIEM tổ chức mới đây, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng, cần thiết có một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu để tách bạch chức năng chủ sở hữu của Nhà nước ra khỏi chức năng quản lý hành chính nhà nước, giúp DN yên tâm sản xuất kinh doanh. “Có như vậy DN mới có thể tận dụng thời cơ phát triển sản xuất, kinh doanh và có trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về hiệu quả đầu tư của mình” - đại diện EVN nói.

Cho ý kiến về nội dung này, đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam bày tỏ: “Trên thực tế, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN gặp khó khăn do DN thường xuyên gặp phải các mệnh lệnh hành chính mà khó lòng không thực hiện”. Do đó, vị đại diện Tổng công ty Đường sắt bày tỏ mong muốn cần có cơ quan chuyên nghiệp điều hành lĩnh vực kinh doanh tách ra khỏi cơ quan hành chính, đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng cho tất cả các DN.

Trung Hiếu

Báo đấu thầu





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98