Xét xử vụ thất thoát hơn 9000 tỉ tại Ngân hàng Xây dựng

19/07/2016 08:45
19-07-2016 08:45:27+07:00

Xét xử vụ thất thoát hơn 9000 tỉ tại Ngân hàng Xây dựng

Sáng 19-7, HĐXX TAND TP.HCM đưa ra xét xử 36 bị cáo trong vụ án làm thất thoát hơn 9000 tỉ đồng tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) do Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB) chủ mưu.

Bị cáo Phạm Công Danh tại tòa - Ảnh: HOÀNG ĐIỆP

Triệu tập Ngân hàng Nhà nước ra tòa

Trong số 158 cá nhân, tổ chức được xác định là người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án gây thất thoát 9.000 tỉ đồng, HĐXX đã triệu tập đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến dự tòa.

Theo đó, ông Đào Văn Hiệp, giám đốc ngân hàng Nhà nước chi nhánh Long An đã có mặt tại phiên tòa.

Ngoài ra, còn có đại diện của Hội đồng định giá tài sản của các địa phương: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, theo thông báo từ thư ký phiên tòa thì chỉ có 98 người có quyền và nghĩa vụ liên quan có mặt tại phiên tòa sáng 19-7.

Hiện tại, HĐXX đang kiểm tra sự có mặt của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Gần 50 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo, bảo vệ quyền và nghĩa vụ cho những người liên quan. Theo đó, bị cáo Phạm Công Danh có 5 người bào chữa.

8 bị cáo bị tạm giam và 28 bị cáo được tại ngoại đều có mặt tại phiên tòa.

Qua phần xét căn cước cho thấy, ngoài ông Phạm Công Danh là Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh còn có nhiều người nguyên là nhân viên tập đoàn này (trong đó có những người chỉ là bảo vệ, rửa xe, nhân viên bình thường) nhưng được nhận lương để làm giám đốc các doanh nghiệp và trực tiếp ký hồ sơ vay tiền của VNCB, gây thất thoát hơn 2.000 tỉ đồng cho ngân hàng này.

Trước khi bắt đầu phiên xử, thẩm phán chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo Phạm Công Danh có đủ sức khỏe để dự phiên tòa hay không. Trước đó, sức khỏe của bị cáo bị suy giảm và phải vào bệnh viện cấp cứu.

Luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh đã có kiến nghị về vấn đề này nhưng với sự khẳng định của bác sĩ khám cho bị cáo, HĐXX cho rằng bị cáo này vẫn đủ sức khỏe để dự tòa.

Ngoài ra, trước khi phiên xét xử diễn ra, các luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh cũng gửi kiến nghị cho HĐXX đề nghị xem xét nhiều khía cạnh của vụ án, đánh giá lại hậu quả thiệt hại và vấn đề định giá tài sản đối với khối tài sản của Phạm Công Danh.

Sau khi nhận được các kiến nghị của luật sư, chủ tọa phiên tòa là ông Phạm Lương Toản, Chánh tòa hình sự, TAND TP.HCM đã có công văn trả lời các luật sư, khẳng định sẽ triệu tập đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đại diện các hội đồng định giá tài sản ra tòa để làm rõ một số tình tiết theo yêu cầu của luật sư.

2 năm, gây thiệt hại hơn 9.000 tỉ đồng

Theo cáo trạng, trước khi trở thành Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, Phạm Công Danh là Tổng giám đốc tập đoàn Thiên Thanh, một tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề. Phạm Công Danh nhận tái cấu trúc lại ngân hàng TrustBank khi đang làm ăn thua lỗ và đổi tên thành Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam (VNCB).

Tuy nhiên, sau khi tái cấu trúc ngân hàng, ngân hàng này lại từng bước đi xuống.

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, do hành vi phạm tội của Phạm Công Danh và đồng phạm, trong đó hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” khi Phạm Công Danh lập hồ sơ khống để thực hiện đề án nâng cấp hệ thống Corebanking để rút 63,2 tỉ đồng của VNCB; ký các hợp đồng khống để thuê mặt bằng tại đường Tô Hiến Thành và Sư Vạn Hạnh, sau đó lấy 581 tỉ đồng từ VNCB trả cho các hợp đồng khống này để trả lãi cho các công ty thuộc tập đoàn Thiên Thanh và một số khoản nợ khác.

Sau đó, Phạm Công Danh chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ phát hành 2.500 trái phiếu tập đoàn Thiên Thanh và bán 900 trái phiếu (trị giá 900 tỉ) này cho 3 công ty từ nguồn tiền của VNCB rồi chuyển tiền cho Danh sử dụng.

Ngoài ra, Phạm Công Danh còn rút 5.490 tỉ đồng từ tiền gửi của khách hàng vào VNCB mà không có chữ ký của khách hàng là bà Trần Ngọc Bích, gây thiệt hại cho VNCB.

Các bị cáo được đưa đến tòa lúc 7g45 - Ảnh: VĂN BÌNH

Rút tiền từ ngân hàng để trả nợ

Ngoài tội danh trên, Phạm Công Danh và đồng phạm còn bị truy tố về tội Vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Trong đó, vì cần tiền trả nợ, Phạm Công Danh đã ký các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu khống để rút 4.700 tỉ đồng của VNCB để trả nợ cho nhiều nhóm khác nhau.

Như vậy, theo quy kết của cáo trạng, chỉ trong 2 năm (từ năm 2012 đến 2014) tổng số tiền mà Phạm Công Danh gây thiệt hại cho VNCB đến thời điểm khởi tố vụ án là hơn 9.000 tỉ đồng.

Phiên tòa với hàng trăm người có quyền và nghĩa vụ liên quan

Dự kiến, phiên tòa sẽ được đưa ra xét xử từ 19-7, kéo dài đến 18-8 do ông Phạm Lương Toản, Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM làm thẩm phán chủ tọa.

Ngoài 36 bị cáo bị truy tố vì gây thiệt hại cho Ngân hàng Xây dựng, còn có 130 cá nhân, tổ chức là người có quyền và nghĩa vụ liên quan, trong đó có những doanh nhân: ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích, Trần Uyên Phương (tập đoàn Tân Hiệp Phát); bà Nguyễn Thị Như Loan; ông Nguyễn Quốc Cường (Công ty CP Nhà Quốc Cường)..

Tính đến thời điểm có quyết định đưa vụ án ra xét xử đã có 5 luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh và hàng chục luật sư khác bào chữa cho các bị cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Kiểm tra an ninh những người được triệu tập tham dự phiên tòa -Ảnh: HOÀNG ĐIỆP

tuổi trẻ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngân hàng SCB ‘đòi’ toàn bộ tài sản của bà Trương Mỹ Lan để khắc phục hậu quả

Khi phiên xét xử đang diễn ra, Ngân hàng SCB có kiến nghị tòa giao tòa nhà 127 Pasteur và toàn bộ tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan cho SCB toàn quyền sử dụng.

Ví điện tử còn sống khỏe giữa “rừng” Mobile Banking?

Không chỉ phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ cùng ngành, giờ đây các nhà phát triển ví điện tử còn “đau đầu” giải bài toán thu hút khách hàng khi các nhà băng...

VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) vừa công bố báo cáo kiểm toán năm 2023 với những điểm tích cực như huy động vốn, dư nợ, thu nhập từ chứng khoán đầu tư (TPCP) đều...

Người dân giảm gửi tiền vào ngân hàng

Xu hướng giảm lãi suất huy động tiếp tục được duy trì trong quý 1/2024 khiến người dân không còn mặn mà với việc gửi tiết kiệm vào ngân hàng.

Bắt nữ Giám đốc Ngân hàng MSB chi nhánh Thanh Xuân lừa đảo 338 tỷ đồng

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh, Giám đốc ngân hàng MSB...

Thêm khách hàng tố tài khoản tại MSB 'bốc hơi' gần 28 tỷ đồng

Vụ việc một tài khoản tại Ngân hàng MSB bị "bốc hơi" hơn 58 tỷ đồng chưa hết ồn ào thì lại có thêm một khách hàng phản ánh cũng bị rút sạch số tiền 27,7 tỷ đồng.

Đang thi hành 4 bản án, ông Trần Phương Bình tiếp tục hầu tòa

Dù đang thi hành 4 bản án, với tổng hình phạt chung là tù chung thân nhưng ông Trần Phương Bình tiếp tục phải hầu tòa vì làm thất thoát của Ngân hàng Đông Á 981 tỷ...

Giá USD ngân hàng lập đỉnh mới

Giá USD tại các ngân hàng thương mại hôm nay lập đỉnh mới, có ngân hàng đưa giá bán vượt mốc 25.000 đồng/USD. Còn giá USD trên thị trường tự do lại hạ nhiệt.

Nam A Bank được Moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Nam A Bank (mã chứng khoán NAB - HOSE) vừa được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng.

Tiên phong xu hướng ngân hàng mở, OCB hướng đến giải pháp tài chính xanh 

Với chiến lược hướng đến mô hình quản trị  bền vững, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã và đang tiên phong trong cuộc đua triển khai Open API theo xu hướng ngân hàng mở...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98