Đại sứ Phạm Quang Vinh: Thông qua TPP rất phức tạp, khó khăn

22/08/2016 17:07
22-08-2016 17:07:21+07:00

Đại sứ Phạm Quang Vinh: Thông qua TPP rất phức tạp, khó khăn

Sáng 22-8, tại Hà Nội, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị ngoại giao lần 29 về triển vọng hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực: thương mại, an ninh quốc phòng.  

Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh trao đổi với báo chí sáng 22-8 tại Hà Nội về quan hệ Việt - Mỹ - Ảnh: Việt Dũng

Dựa trên tình hình chính trị bầu cử hiện nay ở Mỹ, Đại sứ Phạm Quang Vinh nhận định khả năng Quốc hội Mỹ xem xét thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một vấn đề phức tạp và khó khăn.

* Hiện ứng cử viên Tổng thống của hai Đảng Dân Chủ và Cộng Hòa là bà Hillary Clinton và ông Donald Trump đều công khai chống TPP? Ông nhận định như thế nào?  

Năm nay, người ta đánh giá cuộc bầu cử ở Mỹ có nhiều cái lạ. Thứ nhất là các ứng cử viên đưa ra các chương trình hướng nội và bảo thủ nhiều hơn, trong đó tập trung vào những nhu cầu của cử tri nước Mỹ và cũng có những ý kiến cho rằng cử tri nước Mỹ đang khá bất mãn với những chính sách và dòng chảy chính trị của nước Mỹ. Do đó để tranh thủ phiếu bầu của cử tri, ứng cử viên hai đảng đang hướng nội nhiều hơn.

Chúng ta phải thấy rằng giữa chính trị bầu cử và lợi ích quốc gia của nước Mỹ mà sau này dù ai là tổng thống cũng phải phải cân nhắc tới.

Chiến lược đối ngoại, an ninh, kinh tế của nước Mỹ cũng phải căn cứ vào lợi ích quốc gia. Nếu nhìn lại lịch sử của nước Mỹ, hầu hết các hiệp định thương mại tự do đều được thông qua với tỉ lệ sít sao vì nó liên quan trực tiếp đến kinh tế, điều kiện việc làm, tiền lương của người dân.

Quay trở lại vấn đề TPP, thực sự nước Mỹ có lợi ích trong việc xây dựng những khu vực mậu dịch tự do. TPP vừa có ý nghĩa kinh tế thương mại vừa có ý nghĩa chiến lược.

Hiện tại, TPP đang là vấn đề của tranh cử do vậy nó vấp phải nhiều ý kiến, hoặc là phản đối, hoặc là kém đồng tình. Chúng ta trông đợi rằng khi chính trị bầu cử ở Mỹ lắng đọng, người ta sẽ tính tới lợi ích của nước Mỹ nhiều hơn, trong đó có khả năng xem xét TPP. Chắc chắn đây là một vấn đề rất phức tạp và khó khăn.

* Còn triển vọng hợp tác thương mại Việt - Mỹ sắp tới?

Dự kiến năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều Việt - Mỹ đạt khoảng 50 tỉ USD. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trung bình hàng năm là 20%. Trong kim ngạch thương mại hai chiều, lượng xuất khẩu của Việt Nam luôn chiếm tỉ trọng lớn.

Ví dụ như năm 2015, kim ngạch thương mại hai chiều là 45 tỉ USD, thì xuất khẩu của Việt Nam chiếm đến 30 tỉ USD.

Những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ là dệt may, giày da, đồ gỗ, linh kiện điện thoại, điện tử, máy móc, các mặt hàng về nông sản, trong đó có thủy hải sản.

Trong quá trình trao đổi thương mại, VN đang chiếm thế mạnh, nhưng tiềm năng thị trường Hoa Kỳ còn rất nhiều. Có số liệu cho rằng con số xuất khẩu của VN chỉ chiếm 1,5 và 1,9% thị trường Mỹ, nên tiềm năng còn rất nhiều.

Dù giữa hai nước cùng là thành viên của Tổ chức thương  mại thế giới  (WTO) cùng nhau ký kết Hiệp định thương mại song phương (BTA), nhưng phía Mỹ chưa công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, do vậy vẫn áp dụng một số rào cản kỹ thuật, chống bán phá giá, quota, đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục đấu tranh với phía Mỹ.

Vì tiêu chuẩn của thị trường Mỹ rất cao nên các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải chú ý đến tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng sản phẩm.

Nếu hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực và Việt Nam tranh thủ được cơ hội và vượt qua những thách thức ban đầu, thì khả năng tiếp cận thị trường Mỹ sẽ tiếp tục rộng mở hơn.

* Nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama mới đây, Mỹ đã dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Ông nhận định gì về triển vọng hợp tác an ninh quốc phòng hai nước cũng như Việt Nam cân nhắc mua vũ khí gì của Mỹ?

Hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ không những mang lại lợi ích cho Việt Nam và cho cả khu vực, đồng thời phải phù hợp với bước đi phòng thủ của Việt Nam.

Trước hết, hai nước sẽ tiếp tục hợp tác về gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, hợp tác khắc phục chiến tranh Việt Nam, trong đó có tháo gỡ bom mìn, tẩy rửa chất độc da cam, giúp đỡ đối với người bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam. Ngoài ra, hợp tác về lĩnh vực an ninh hàng hải sẽ được tiếp tục trong đó Mỹ sẽ giúp đào tạo kỹ thuật chuyên môn.

Về việc mua vũ khí của Mỹ, Việt Nam đang tính xem nhu cầu của mình ra sao và phía Mỹ khả năng cung cấp đến đâu, có phù hợp với chiến lược quốc phòng của Việt Nam hay không? Các bên đang bàn việc nay còn cụ thể thế nào còn phải đợi thêm.

* Nhiều ý kiến cho rằng một trong những rào cản lớn nhất trong quan hệ Việt - Mỹ là thiếu niềm tin lẫn nhau. Đại sứ nhận định gì về điều này?

Quan hệ Việt - Mỹ có nhiều điều kiện chi phối, đó là điều kiện lịch sử, truyền thống văn hóa, chính trị xã hội rồi phong tục tập quán. Nếu tính quan hệ Việt - Mỹ trong 6 thập kỷ qua, có đến 2 thập kỷ chiến tranh, 2 thập kỷ thù địch và cấm vận và 2 thập kỷ bình thường hóa quan hệ, trở thành đối tác và đối tác toàn diện.

Trong khuôn khổ đối tác toàn diện, quan hệ hai nước dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng luật pháp quốc tế, và tôn trọng thể chế chính trị của nhau.

Phương châm phát triển quan hệ giữa hai nước là gác lại quá khứ, hướng đến tương lai nhưng Mỹ phải có trách nhiệm đối với các hành động quá khứ của mình trong việc hỗ trợ VN khắc phục hậu quả chiến tranh.

Theo tôi, nếu thực hiện được những nguyên tắc, phương châm trên có thể thúc đẩy lòng tin chiến lược giữa hai bên.

Quỳnh Trung

Tuổi trẻ



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98