Khi quảng cáo dõi theo người sử dụng di động

26/08/2016 11:13
26-08-2016 11:13:38+07:00

Khi quảng cáo dõi theo người sử dụng di động

Tỷ lệ người sử dụng điện thoại thông minh tăng vọt đã biến châu Á-Thái Bình Dương trở thành thị trường di động lớn nhất thế giới. Người sử dụng đang dần dịch chuyển sang các thiết bị di động xuyên suốt hành trình mua sắm của mình, đây thực sự là tin tức tốt lành đối với các doanh nghiệp.

Trên thực tế, một khi nắm bắt được thói quen và hành vi của người sử dụng thiết bị di động trong khu vực, các thương hiệu có thể đáp ứng tức thời nhu cầu mua sắm nảy sinh ngay trong khoảnh khắc người ta sử dụng các thiết bị này.

APAC – thị trường mới nổi

Trong nhiều thập kỷ, các chuyên viên tiếp thị ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APAC) đã xem Mỹ như một thị trường quảng cáo trực tuyến kiểu mẫu của thế giới để noi theo. Nhưng giờ đây mọi thứ đang dần thay đổi. Mới đây, Ấn Độ vượt Mỹ để trở thành quốc gia có tỷ lệ dân số lên mạng trực tuyến (online) lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc (theo cuộc nghiên cứu mang tên Internet Trends 2016 – Code Conference). APAC cũng trở thành khu vực dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng ngân sách cho quảng cáo số trong những năm sắp tới, theo dự báo của hãng eMarketer. Những số liệu nói trên đã phần nào phản ánh thực tế rằng APAC đang trở thành tâm điểm của mọi chuyển động liên quan đến thế giới kỹ thuật số, mà động lực đằng sau sự chuyển biến này chính là sự bùng nổ của các nền tảng di động (mobile).

Hãng Google đã hợp tác với công ty nghiên cứu thị trường IPSOS để tìm hiểu sâu hơn về micro-moment – những nhu cầu nảy sinh tức thời – của người sử dụng thiết bị di động tại APAC với hy vọng nó sẽ tiết lộ những thông tin quý giá liên quan đến dự định của người tiêu dùng khi họ tham khảo và ra quyết định mua sắm ngay trên các thiết bị thông minh (smartphone).

Những kết luận đầu tiên cho thấy tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh (smartphone penetration) cao vượt trội đã tạo nên sự khác biệt giữa thị trường quảng cáo số APAC và các khu vực còn lại. APAC có tới bốn trong tổng số 10 nền kinh tế có tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao nhất thế giới, trong đó Singapore và Hàn Quốc cùng xếp thứ 4 với tỷ lệ 91%. Bảy nền kinh tế khác trong khu vực (gồm Đài Loan, Malaysia, Úc, Hồng Kông, Trung Quốc, New Zealand và Việt Nam) cũng có tỷ lệ người sở hữu điện thoại thông minh ở mức bằng hoặc cao hơn thị trường Mỹ (72%).

Bằng cách tận dụng những sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng tại một thị trường ưu tiên cho di động (mobile-first) như APAC, các thương hiệu có thể tạo nên một sự khởi đầu mới cho sự phát triển của ngành quảng cáo số trong khu vực, thậm chí còn có thể gây ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn thế giới.

Một trong những yếu tố làm thay đổi cuộc chơi kèm theo các bài học hữu ích đối với những thương hiệu muốn tiếp cận thành công người sử dụng di động tại thị trường châu Á-Thái Bình Dương có thể kể đến là việc khai thác dữ liệu ra sao trong các kế hoạch quảng cáo số.

Quyết định mua hàng nhanh chóng và bị ảnh hưởng bởi thông tin

Người tiêu dùng châu Á hiện nay có xu hướng ra quyết định mua sắm khá chóng vánh. Ở Việt Nam và Thái Lan, 97% số người sử dụng điện thoại thông minh cho biết các kết quả tìm kiếm trực tuyến đã thúc đẩy quyết định mua hàng của họ nhanh hơn so với trước đây.

Không những nhanh hơn mà các quyết định này còn được hỗ trợ bởi nhiều nguồn thông tin hữu ích hơn. Trên 90% số người sử dụng điện thoại thông minh tại hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc APAC cho hay họ ra quyết định mua hàng nhờ vào các thông tin có tính hữu dụng hơn đến từ các cuộc tìm kiếm và tham khảo trực tuyến. Trong khi con số này ở Mỹ khá khiêm tốn, với 59%.

Chính vì vậy mọi bí kíp thành công đều gói gọn trong những khoảnh khắc tưởng như đơn giản micro-moment – khi người tiêu dùng sử dụng điện thoại để tìm hiểu thông tin chính là lúc thương hiệu có thể tạo được những ảnh hưởng mang tính quyết định. 77% số người sử dụng tại Indonesia đã ghé đến cửa hàng hoặc trang web có liên quan sau khi thực hiện một cuộc tìm kiếm trên mạng, và 69% đã cân nhắc mua hàng từ những thương hiệu họ thấy trong quá trình tìm hiểu thông tin về sản phẩm trên máy điện thoại. Ở những thị trường lâu năm như Anh, các tỷ lệ này thấp hơn với mức tương ứng là 64% và 54%.

Xem thêm tại đây...

Đinh Lê Đạt / Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Giải pháp quảng cáo trực tuyến ANTS

tbktsg



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.

Tín chỉ carbon rừng: Nên bán hay để dành?

Có chuyên gia cho rằng nên bán tín chỉ carbon thay vì dự trữ bởi có thời hạn sử dụng, nhưng cũng có ý kiến đề xuất nên thành lập quỹ để có thể mua sớm những tín chỉ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98