NLG đang hiện thực hóa kế hoạch thành doanh nghiệp tỷ đô

01/08/2016 08:59
01-08-2016 08:59:45+07:00

NLG đang hiện thực hóa kế hoạch thành doanh nghiệp tỷ đô

Trong 5 năm tới, Tập đoàn Nam Long (HOSE: NLG) vẫn tiếp tục tập trung vào phân khúc bất động sản nhà ở vừa túi tiền khi mà nhu cầu đang rất lớn. Bên cạnh đó, NLG đang hiện thực hóa kế hoạch trở thành doanh nghiệp tỷ đô đến năm 2020.

Trong 5 năm tới, Tập đoàn Nam Long (HOSE: NLG) vẫn tiếp tục tập trung vào phân khúc bất động sản nhà ở vừa túi tiền khi mà nhu cầu đang rất lớn.

Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư tổ chức chiều ngày 26/07, Ban lãnh đạo NLG cho biết, trong nửa đầu năm 2016, NLG đã bán 1,103 sản phẩm, bao gồm hợp đồng mua bán giữ chỗ đặt cọc trên kế hoạch bán 1,175 sản phẩm. Doanh thu của Công ty đạt 1,068 tỷ đồng, vượt kế hoạch 914 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của NLG đạt 127 tỷ đồng, bằng 150% kế hoạch 6 tháng, tăng trưởng 110% so với năm ngoái.

Trong kế hoạch 6 tháng cuối năm, vào tháng 8, NLG sẽ mở bán giai đoạn 2 của Fuji Flora và block cuối cùng của EHome 3. Đến tháng 9, NLG sẽ mở bán FUJI Valora giai đoạn 2-3 và ra mắt Camelia Garden vào tháng 10. Dự kiến cả năm 2016, NLG sẽ bán 3,190 sản phẩm, với doanh thu 3,187 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế kỳ vọng đạt 360 tỷ đồng, tăng trưởng 75% và ROE đạt 16%. Dựa trên kết quả đạt được nửa đầu năm 2016, Ban lãnh đạo NLG tự tin đạt được mức kỳ vọng này cho cả năm.

Về phát triển Dự án Nguyên Sơn 37 ha tại quận Bình Chánh, TP.HCM, NLG đã có giấy chấp thuận giao đất và hiện tại đã hoàn thành san lấp và xây dựng hạ tầng kết nối chính. Công ty đang thương thảo với nhà đầu tư tiềm năng và chuẩn bị bung sản phẩm bán hàng vào năm 2017. Dự án Waterpoint 365 ha ở Long An cũng đang thương thảo với đối tác tiềm năng. Theo kế hoạch, dự án này sẽ được quy hoạch công viên, dự án nhà ở, logistic và vườn ươm tạo cây giống cung cấp cho dự án của NLG ở TP.HCM.

Trong 5 năm tới, NLG cho biết vẫn tập trung chủ lực vào phân khúc nhà ở vừa túi tiền khi mà nhu cầu trên thị trường hiện nay đang còn rất lớn. Cụ thể, năm 2016, NLG sẽ hoàn tất các dự án sẵn có như Ehome 3, 4, 5 và 6. Đến năm 2017 NLG sẽ ra mắt 7 dự án (4 dự án mới) gồm dự án Nguyên Sơn 37 ha với 5,000 sản phẩm, dự án Hoàng Nam 8ha với 5,000 sản phẩm, Phú Hữu 7ha tại quận 9, dự án Ehome 7 tại Thủ Đức, 14ha tại Cần Thơ cùng sự tiếp nối của dự án Fuji và Camelia. Số lượng dự án này sẽ giúp NLG duy trì hoạt động kinh doanh trong 3-5 năm tới tùy thuộc sự hấp thụ của thị trường.

Ngoài ra, với tốc độ bán hàng 3,000 sản phẩm/năm, NLG đang có kế hoạch mở rộng quỹ đất thêm tại TP.HCM và cả thị trường Hà Nội.

Nói về kế hoạch sẽ đạt doanh nghiệp tỷ đô vào năm 2020, ông Nguyễn Xuân Quang – Chủ tịch HĐQT NLG cho biết, mục tiêu này đã được Công ty đưa ra cách đây 3 năm và cho đến nay đang được hiện thực hóa. Cụ thể là mức tăng trưởng các chỉ số của NLG trong 2015-2016 đạt trên 60%. Theo tính toán dựa trên các sản phẩm, các dự án mới, NLG phải đảm bảo mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận từ 30-50% mỗi năm để đến năm 2020 có thể đạt được giá trị vốn hóa trên thị trường là 1 tỷ USD.

Ngoài ra, về sản phẩm NLG cũng phải đảm bảo tốc độ tăng trưởng 30-50%/năm. Ngoài lĩnh vực nhà ở, NLG còn phát triển các mảng tiếp theo là bất động sản thương mại. “Lợi thế của NLG là trong khi lập kế hoạch (3 năm) chưa tính tới việc hợp tác mạnh mẽ với các nhà đầu tư Nhật, Keppel Land và các nhà đầu tư khác. Điều đó có nghĩa là giờ không chỉ NLG làm mà là cùng 3, 5 hoặc 7 nhà đầu tư cùng thực hiện, do đó mà mức tăng trưởng cũng sẽ vượt mức mong đợi ban đầu”, ông Quang chia sẻ thêm.

Vì sao cổ đông ngoại thoái vốn?

Trong thời gian qua, có 3 nhà đầu tư nước ngoài là ASPL, Mekong Capital và IFC đã bắt đầu kế hoạch thoái vốn khỏi NLG sau 8 năm đầu tư. Theo hai đại diện từ ASPL và Mekong Capital, nguyên nhân thoái vốn không có gì khác là do đến thời hạn phải đóng quỹ theo các yêu cầu từ phía nhà đầu tư các quỹ này.

Mặc dù thoái vốn nhưng các quỹ này vẫn cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ cho NLG trong thời gian tới. Chẳng hạn như ông Chad Ryan Ovel – đại diện phần vốn của Mekong Capital tại NLG sẽ vẫn giữ chức vụ HĐQT độc lập cho đến nửa năm 2017.

Do đó điều này là không quá lo ngại, đặc biệt khi mà từ đầu năm 2016 đến nay NLG đã đón nhận nhiều nhà đầu tư ngoại khác như Keppel Land (đầu tư vào 500 tỷ để mua trái phiếu chuyển đổi) hay hợp tác với hai nhà đầu tư Nhật để phát triển dự án Fuji Residence.

Tại buổi gặp mặt nhà đầu tư, ông Limson Lim – Chủ tịchKeppel Land (Việt Nam) cho biết nguyên nhân Tập đoàn này chọn Việt Nam là do hành lang pháp lý và môi trường kinh tế Việt Nam khá ổn định, đây là quốc gia của điểm đến dòng vốn đầu tư và có dân số trẻ. Đối với NLG, sau khi tìm hiểu thì phân khúc nhà ở vừa túi tiền được Công ty phát triển rất tốt, phù hợp với chiến lược của Keppel Land.

Sự lựa chọn đầu tư vào NLG là hiển nhiên trong phân khúc vừa túi tiền và nếu có cơ hội thì Keppel Land sẽ hợp tác ngay với NLG để làm dự án”, ông Limson Lim lý giải thêm về lý do đầu tư vào NLG.

Về phía hai nhà đầu tư Nhật là Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad, lý do họ chọn đầu tư vào NLG cũng là tin tưởng vào phân khúc nhà ở vừa túi tiền sẽ có nhu cầu tăng mạnh mẽ.

Đối với NLG, đại diện Công ty cho biết việc hợp tác với nhà đầu tư Nhật ở cấp độ dự án giúp Công ty không phải lo về tài chính, không cần đi vay nhiều và quan trọng là giúp đẩy mạnh thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp. Hiện tại, NLG vẫn đang tiếp tục đàm phán với nhà đầu tư nước ngoài về các dự án triển khai trong năm nay và đầu năm 2017./.



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phát Đạt lãi quý 1/2024 gấp đôi cùng kỳ nhờ đâu?

Nhờ giảm giá vốn hàng bán, chi phí tài chính bên cạnh lợi nhuận khác đột biến mà CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) đạt lợi nhuận ròng hợp nhất quý...

RTB có quý 1 lãi ròng cao nhất từ khi lên sàn

CTCP Cao su Tân Biên (Tabiruco, UPCoM: RTB) khép lại quý 1/2024 với các chỉ tiêu doanh thu thuần và lãi ròng đều cao nhất so với những quý cùng kỳ kể từ thời điểm...

Chủ tịch TTC Hospitality: Nâng cấp khách sạn từ 4 lên 5 sao để tập trung vào phân khúc cao cấp

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Du lịch Thành Thành Công (TTC Hospitality, HOSE: VNG) tổ chức chiều 24/04, lãnh đạo Công ty chia sẻ về chiến lược phát triển các...

Cổ đông đề xuất chia cổ tức tiền mặt, "zero fee", lãnh đạo Chứng khoán BSC trải lòng ưu tư

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Chứng khoán BIDV (BSC, HOSE: BSI) tổ chức ngày 23/04, cổ đông BSC dành nhiều sự quan tâm đến xu thế "zero fee" (miễn phí giao...

Công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn báo lãi tăng 26% trong quý 1, biên lãi gộp hơn 50%

CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO, UPCoM: SAS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, với lãi ròng tăng 26% so với cùng kỳ.

Quý 1 bứt tốc, KTC sáng cửa về đích lợi nhuận năm

CTCP Thương mại Kiên Giang (UPCoM: KTC) lãi ròng hơn 14 tỷ đồng trong quý 1/2024, hơn gấp đôi cùng kỳ. Đồng nghĩa, việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 16 tỷ đồng năm...

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong: Kế hoạch lãi tăng 26%, muốn tăng vốn gần gấp đôi

Tại ĐHĐCĐ thường niên CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS, HOSE: ORS) sáng ngày 24/04, cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024, phương án phát hành thêm cổ...

Ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa, OCB ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 1,214 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng cùng kỳ năm trước...

Trả thù lao cho cộng tác viên giới thiệu khách vay, PGBank giảm 24% lãi trước thuế quý 1

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, UPCoM: PGB) báo lãi trước thuế hơn 116 tỷ đồng trong quý 1/2024, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước, dù đã giảm...

ĐHĐCĐ Intresco: "Nóng" dự án 6A

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, lãnh đạo Intresco khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư vào mảng khách sạn sau khi ghi nhận kết quả tốt trong thời gian gần đây. Đại hội lần...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98