Tháng 8, thị trường hàng hóa duy trì ổn định

27/08/2016 11:23
27-08-2016 11:23:00+07:00

Tháng 8, thị trường hàng hóa duy trì ổn định

Sáng ngày 26/08, Tổ Điều hành thị trường trong nước đã họp phiên thường kỳ tháng 8. Báo cáo của Tổ điều hành cho thấy, thị trường trong nước tháng 8 nhìn chung ổn định. 

Thị trường hàng hóa trong tháng 8/2016 duy trì ổn định

Bà Lê Thị Hồng - trưởng phòng điều tiết cung cầu hàng hóa - Vụ Thị trường trong nước, thành viên Tổ Điều hành cho biết, trong tháng 8, cơn bão số 2 và số 3 đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất, gây thiệt hại về người và tài sản tại một số tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, do công tác phòng chống bão lụt đã được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm, chỉ đạo kịp thời nên nguồn cung hàng hóa thiết yếu vẫn được bảo đảm, thị trường không xảy ra hiện tượng thiếu hàng sốt giá cục bộ.

Trong tháng, giá một số mặt hàng nhóm nhiên liệu, năng lượng có xu hướng giảm từ đầu tháng và dần tăng về cuối tháng; vật liệu xây dựng tăng; hàng hóa nhóm lương thực, thực phẩm giảm; các hàng hóa khác tương đối ổn định. Từ ngày 12/8, một số địa phương đã điều chỉnh tăng phí dịch vụ y tế theo lộ trình. Tuy nhiên, mức tăng không có tác động lớn đến mặt bằng giá hàng hóa.

Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tháng 8 đạt 292.821 tỷ đồng, giảm 0,31% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 2.307.725 tỷ đồng. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 8 tháng chỉ tăng 7,2%.

Cũng theo báo cáo của Tổ Điều hành thị trường trong nước, ước kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng hóa tháng 8 đạt 15,2 tỷ USD, tăng 2% so với tháng trước, đưa kim ngạch hàng hóa XK 8 tháng đầu năm đạt 112,2 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm. Hai nhóm hàng nông lâm thủy sản và công nghiệp chế biến tiếp tục có mức tăng trưởng kim ngạch XK lần lượt là 5,4% và 7,8% nhờ kim ngạch XK của nhóm hàng cà phê, hạt điều, rau quả, tiêu, xơ sợi, giày dép, điện thoại, máy tính… tăng. Nhóm nhiên liệu khoáng sản giảm mạnh (38,8%) do mặt hàng than đá, dầu thô, quặng và khoáng sản giảm.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8 là 15 tỷ USD, 8 tháng là 109,7 tỷ USD, giúp duy trì mức xuất siêu của cả nước là 2,46 tỷ USD. Con số này có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định thị trường tiền tệ.

Với những diễn biến thị trường như vậy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 đã tăng 0,1% so với tháng 7. CPI 8 tháng đầu năm đã tăng 2,58% so với tháng 12/2015. Trong đó đóng góp nhiều nhất vào mức tăng chung là nhóm thuốc và dịch vụ y tế (tăng 33,14%). Các nhóm khác tăng từ 0,7 - 2,75%. Riêng bưu chính viễn thông và giao thông tiếp tục giảm.

Tổ Điều hành thị trường trong nước cũng dự báo, trong thời gian tới, thị trường hàng hóa sẽ chịu tác động của nhiều yếu tố như giá các loại nhiên liệu, năng lượng có xu hướng tăng; nhu cầu một số loại hàng hóa có tính mùa vụ như nhu cầu vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, mùa khai giảng; tác động của mùa mưa bão… Tuy nhiên, do nguồn cung hàng hóa vẫn dồi dào, sự chủ động của các ngành, địa phương trong công tác phòng chống lụt bão… nên giá hàng hóa dù tăng nhưng không mạnh. Dự kiến, CPI tháng 9 sẽ tăng nhẹ so với tháng 8.

Mặc dù CPI dự báo chỉ tăng nhẹ nhưng ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Tổ phó Tổ Điều hành thị trường trong nước - nhận định, thị trường trong nước sẽ có những biến động nhất định trong tháng tới khi giá xăng dầu - một trong những mặt hàng quan trọng, có tác động mạnh nhất đến chỉ số CPI theo quy luật sẽ tăng. Do đó, dù còn cách chỉ số Quốc hội giao khá xa (tăng 5% so với tháng 12/2015) nhưng cần các giải pháp điều hành thận trọng trong những tháng cuối năm.

Đồng ý kiến với ông Võ Văn Quyền - ông Lê Quốc Phương, Phó giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương cho biết, thị trường trong nước năm nay có những dấu hiệu biến động khó lường. Đơn cử, 6 tháng đầu năm, theo quy luật, CPI thường ở mức thấp nhưng năm nay, CPI lại ở mức cao. 6 tháng cuối năm, CPI tăng cao nhưng năm nay, qua 2 tháng 7 và 8 lại có mức tăng thấp. Do đó, rất cần những giải pháp linh hoạt, thận trọng, chủ động trước tình trạng CPI có  biến động khó lường trong những tháng tiếp theo./.

công thương



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98