Thị trường cuối năm sẽ vẽ tiếp nét còn lại của chữ “V”

17/08/2016 10:15
17-08-2016 10:15:24+07:00

Thị trường cuối năm sẽ vẽ tiếp nét còn lại của chữ “V”

Với sự chuyển động theo mô hình “Trước thấp - Sau cao” trong biên độ 500-650, nếu so với mốc hiện tại thì dự kiến nửa cuối năm, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể sẽ bị điều chỉnh nhẹ trước khi bật tăng trở lại. Do các yếu tố tích cực và tiêu cực cùng tồn tại nên biên độ của chỉ số ít nhiều sẽ bị thu hẹp, tuy nhiên, bức tranh thị trường được đánh giá khá khả quan trong dài hạn.

Đó là nhận định của ông Yun Hang Jin, Giám đốc khối Thị trường mới nổi Công ty Korea Investment & Securities (Hàn Quốc) đưa ra tại buổi hội thảo “Triển vọng thị trường chứng khoán 2016” do Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS) tổ chức ngày 15/8 tại TPHCM.

Ông Yun Hang Jin (bên trái) - Giám đốc khối Thị trường mới nổi - chia sẻ tại Hội thảo

Năm 2015, VN-Index đã trải qua 5 năm liên tiếp tăng, thoát ngưỡng 510 – 640 của giai đoạn 2013 - 2015 và lập đỉnh trong vòng 8 năm. Tuy nhiên, mặt hạn chế do nguồn cung tăng mạnh khiến áp lực giá bị đẩy lên cao cộng với sự trì hoãn về các chính sách, dẫn đến chỉ số tăng trưởng nước ta thấp hơn so với các thị trường Đông Nam Á và Trung Quốc. Câu chuyện trên vẫn tiếp diễn cho đến năm nay, khi mà mức tăng trưởng vẫn thấp hơn so với các nước khác trong khu vực, mặc dù chỉ số VN-Index từ đầu năm đến cuối tháng 7 chuyển động theo hình chữ V và đạt mức tăng 12%.

Theo ông Yun Hang Jin, từ giữa năm 2015, VN-Index bắt đầu chuyển động cùng chiều với MSCI EM-Index là biểu hiện việc các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng mạnh tới Việt Nam. Trong đó, khối ngoại cho thấy một xu hướng bán ròng trong nửa đầu năm nay nhưng đã quay trở lại mua ròng 38 triệu USD trong tháng 7. Đáng chú ý, từ tháng 3, khối ngoại và dòng vốn cá nhân chính là điểm sáng đã chi phối và kéo thị trường tăng điểm.

Trong ngắn hạn, ông Yun Hang Jin dự báo thị trường sẽ xuất hiện nhiều rủi ro, tuy nhiên kỳ vọng sẽ giữ vững đà tăng về dài hạn với các yếu tố hỗ trợ từ chính sách, đặc biệt công tác đẩy mạnh mở cửa thị trường vốn sắp đến cũng như dự báo kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cuối năm nay sẽ được cải thiện. Theo đó, VN-Index dự kiến có thể chuyển động trong khoảng từ hơn 600 – 700 điểm, nhưng chủ yếu vẫn là xoay quanh mốc 650.

Biên độ dao động từ 600 – 700 điểm có quá lớn?

Khi đề cập đến vấn đề liệu rằng biên độ dao động của VN-Index từ 600 – 700 điểm liệu có quá lớn so với thị trường hiện nay, ông Vũ Xuân Thọ - Trưởng phòng Phân tích phụ trách các khu vực mới nổi tại Tập đoàn KIS Hàn Quốc cho biết, con số 700 điểm không phải quá thách thức với thị trường khi mà VN-Index đã có lúc lên đến 680 điểm, nguyên nhân do hầu hết các công ty chứng khoán đổ vốn cho margin cao trong thời gian gần đây.

Song song với đó, dòng vốn trực tiếp, đặc biệt tại Hàn Quốc đang rót vào Việt Nam, dự kiến sẽ kéo theo dòng vốn gián tiếp sau đó, tạo yếu tố thanh khoản tích cực cho thị trường. Cụ thể, ông Thọ có chia sẻ rằng Quỹ đầu tư của công ty mẹ của Tập đoàn KIS chủ yếu nhắm đến các mã vốn hóa lớn tại Việt Nam, hiện nay đang nắm từ 13 – 15 mã trong rổ VN30. Ngoài ra, còn có một quỹ khác từ Hàn Quốc dự định sẽ đầu tư vào Việt Nam trong năm nay với tỷ trọng dự kiến là 70% vào cổ phiếu và 30% vào trái phiếu.

Mặt khác, còn một yếu tố cũng khá quan trọng đó là kế hoạch về thị trường phái sinh của Nhà nước Việt Nam, theo dự kiến thì cuối năm nay sẽ đi vào hoạt động nếu thuận lợi, tuy nhiên chắc chắc thời gian chậm nhất cũng chỉ trong năm 2017. Cùng với đó, kế hoạch nâng hạn mức nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước, rút ngắn thời gian giao dịch, … tuy vẫn còn khá bất cập về lộ trình nhưng cũng đã thể hiện điểm tích cực trong việc hoàn thiện hóa chính sách, giúp thị trường xoay vòng vốn nhanh đồng thời tăng thanh khoản để thu hút dòng tiền bên ngoài.

Bên cạnh những yếu tố hỗ trợ trên, thì vẫn tồn tại rất nhiều rủi ro phải kể đến như: áp lực thị giá lớn dần, áp lực tăng lãi suất, giá dầu hồi phục thấp hơn kỳ vọng, kinh tế suy giảm, áp lực tăng tỷ giá, bầu cử tổng thống Mỹ, Brexit cũng như khả năng TPP trì hoãn, … dự kiến sẽ tác động xấu đến thị trường trong ngắn hạn./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 29/03: Hạn chế mua mới?

VCBS đánh giá VN-Index sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận lại khu vực 1,290-1,300 điểm nên nhà đầu tư khuyến nghị các nhà đầu tư hạn chế mua mới tại thời điểm hiện tại.

Nhận diện cơ hội và rủi ro của thị trường chứng khoán Việt Nam 2024

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới sẽ có nhiều kỳ vọng nhưng cũng không thiếu rủi ro.

Chứng khoán Vietcap: Khoản lỗ của EVN là rủi ro với các doanh nghiệp xây lắp điện

Trong buổi hội thảo tổ chức chiều ngày 27/03 về triển vọng ngành điện và xây lắp điện, Chứng khoán Vietcap (HOSE: VCI) nhận định mảng xây lắp điện có triển vọng cao...

Góc nhìn 28/03: Dừng mua, cân nhắc chốt lời cổ phiếu?

Theo CTCK Beta, nhiều khả năng áp lực chốt lời sẽ duy trì ở mức cao khi VN-Index vẫn đang nằm trong vùng kháng cự mạnh 1,280-1,300 điểm. Vì vậy, nhà đầu tư nên thận...

SSI Research: Đường Quảng Ngãi có thể tăng cổ tức tiền mặt lên 45-50% trong 2025

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ, CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) dự kiến nâng tỷ lệ cổ tức 2023 lên 40% bằng tiền (4,000 đồng/cp). Với mức lợi nhuận cao, SSI Research dự...

Góc nhìn 27/03: Sớm tiến lên khu vực 1,300 - 1,310?

VCBS cho rằng thị trường đang có dấu hiệu sideway tích lũy và nếu thanh khoản vẫn gia tăng ổn định thì VN-Index sẽ sớm tiến lên khu vực 1,300-1,310 điểm.

Vietstock LIVE #7: Chuyên gia "điểm mặt" những rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán

Bên cạnh tối đa hóa lợi nhuận thì quản trị rủi ro danh mục đầu tư cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Chủ đề Vietstock LIVE #7: “Các Rủi Ro Của Thị Trường” sẽ...

Góc nhìn 26/03: VN-Index khả năng giảm điểm trong ngắn hạn

Nhiều công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index nhiều khả năng giảm điểm, nhà đầu tư được khuyên thận trọng.

Cổ phiếu GIL, LHG và TNH có tiềm năng?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua GIL với mảng bất động sản khu công nghiệp (KCN) sẽ là động lực tăng trưởng mới; mua LHG dựa trên triển vọng tích cực...

Góc nhìn tuần 25 - 29/03: Cẩn trọng trước áp lực chốt lời

Theo BSC, phiên giao dịch 22/03 cho thấy sự giằng co của VN-Index tại ngưỡng 1,280. Nhà đầu tư nên cẩn trọng trong những phiên giao dịch tới, chỉ số có thể tiếp tục...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98