Cổ phiếu nào đáng để “chọn mặt gửi vàng”?

12/09/2016 10:03
12-09-2016 10:03:00+07:00

Cổ phiếu nào đáng để “chọn mặt gửi vàng”?

Với nhiều tiềm năng tăng trưởng mới trong tương lai, QTC, FPT, SCRNTP là những cổ phiếu được các Công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị nhà đầu tư nên mua hoặc tiếp tục nắm giữ trong thời gian này.

QTC: Mua với giá mục tiêu 38,880 đồng/cp

CTCK Bảo Việt (BVS) khuyến nghị mua cổ phiếu QTC của CTCP Công trình Giao thông Vận tải Quảng Nam với giá mục tiêu 38,880 đồng/cp.

BVS cho rằng hoạt động khai thác đá sẽ là động lực tăng trưởng chính cho QTC trong các năm tới với tổng trữ lượng mỏ đá của QTC hiện đạt khoảng 3 triệu m3. Đá xây dựng tại đây chất lượng tốt vì vậy đạt được mức giá bán cao. Tổng khối lượng đá QTC đã ký kết cung cấp cho khách hàng trong năm 2016 để phục vụ cho các dự án là 150,000 m3. Với tình hình tiêu thụ thuận lợi như hiện nay, lượng đá tiêu thụ trong năm 2016 của QTC có thể vượt kế hoạch khoảng 20% tức đạt 180,000 m3 tương ứng 40.68 tỷ doanh thu.

BVS dự báo tổng doanh thu của QTC trong năm 2016 có thể đạt 178.5 tỷ đồng, tăng 36% so với năm trước với đóng góp lớn từ hoạt động khai thác đá xây dựng. Biên lợi nhuận của công ty cũng được cải thiện nhờ hoạt động mới này. Lợi nhuận sau thuế QTC ước đạt 11.35 tỷ đồng, tăng trưởng 38% so với cùng kỳ. QTC hiện đang giao dịch với mức P/E forward 2016 là 6.68x, mức hấp dẫn với một cổ phiếu nhiều tiềm năng tăng trưởng như QTC.

Xem thêm tại đây

FPT: Mua với giá mục tiêu 58,000 đồng/cp

CTCK Rồng Việt (VDS) khuyến nghị mua cổ phiếu của CTCP FPT (HOSE: FPT) với giá mục tiêu 58,000 đồng/cp.

FPT đang trong lộ trình giảm tỷ trọng sở hữu tại mảng bán lẻ và bán sỉ thiết bị công nghệ (FPTRetail và FPTTrading) đồng thời thể hiện thiện chí muốn nâng cao nhất có thể mức sở hữu tại mảng viễn thông (mua lại phần vốn bán ra của SCIC tại FPTTelecom). Nếu các dự định này hoàn thành trong năm nay thì FPT từ năm 2017 sẽ có sự biến chuyển lớn về hoạt động cũng như các số liệu trên báo cáo tài chính. Theo VDS, những thay đổi này sẽ mang lại yếu tố tích cực đối với hoạt động trong dài hạn của FPT do mảng bán lẻ đang đối mặt với cạnh tranh mạnh trong ngành và phân khúc viễn thông có tiềm năng trong dài hạn khi lộ trình quang hóa hoàn tất.

Với việc chi phí khấu hao sẽ sụt giảm khi quá trình quang hóa hoàn tất kéo theo tăng trưởng lợi nhuận, đây là thời điểm tương đối thích hợp đối với FPT nhằm gia tăng tỉ trọng tại đây khi quá trình quang hóa đã hoàn thành giai đoạn 1 tại 5 tỉnh thành là Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai. Ngoài ra, chi phí khấu hao cho hoạt động quang hóa tại Hà Nội và Tp. HCM dự kiến sẽ ghi nhận hết trong 6 tháng cuối năm 2016, từ đó tạo tiền đề cho sự cải thiện kết quả kinh doanh của FPTTelecom.

Theo VDS, triển vọng kinh doanh của FPT đang dần trở nên tích cực, đi cùng với nhu cầu ngày càng cao về ứng dụng công nghệ. Mức doanh thu và lợi nhuận dự phóng vào khoảng 41,751 tỷ đồng và 2,154 tỷ đồng tương ứng mức EPS vào khoảng 4,220 đồng. Với P/E áp dụng cho FPT là 13.7x, mức giá hợp lý đối với cổ phiếu FPT vào khoảng 58,000 đồng/cp.

Xem thêm tại đây

SCR: Mua với giá mục tiêu 13,000 đồng/cp

CTCK Bảo Việt (BVS) khuyến nghị mua cổ phiếu SCR của CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín với giá mục tiêu 13,000 đồng/cp.

Theo BVS, Jamona Golden Silk là dự án tiềm năng nhất của SCR tính đến hiện tại với tổng mức đầu tư 1,400 tỷ và lợi nhuận trước thuế ước tính 800 - 850 tỷ đồng. Công ty đang đầu tư xây dựng 100 căn đầu tiên, thời gian hoàn tất từ 4 - 6 tháng. Theo đó, dự án Jamona Golden Silk có thể ghi nhận doanh thu vào cuối quý 4/2016 và kết thúc vào năm 2018. Đối với phần diện tích xây dựng căn hộ, SCR sẽ chuyển nhượng lại cho đơn vị khác để triển khai. Việc chuyển nhượng khu đất cao tầng dự kiến sẽ thực hiện trong quý 4 nếu thủ tục xin chuyển nhượng 1 phần dự án được chấp thuận. Lợi nhuận dự kiến theo ước tính của BVS khoảng 75 - 100 tỷ trước thuế.

BVS ước tính kết quả kinh doanh 2016 của SCR với doanh thu và lợi nhuận sau thuế ước tính lần lượt là 810 và 112 tỷ. Dự án Jamonay Golden Silk dù mở bán chậm hơn do với ước tính ban đầu nhưng BVS dự kiến 25 - 30% sản phẩm (60 - 65 căn) có thể ghi nhận trong 2016. Đối với dự án hiện hữu, ngoài Jamona Golden Silk đã mở bán, SCR sẽ triển khai 2 dự án Carrilon 5 và 6 trong quý 4 với tổng mức đầu tư 2 dự án là 800 tỷ và lợi nhuận kế hoạch trước thuế là 110 tỷ.

Xem thêm tại đây

NTP: Nắm giữ với giá mục tiêu 85,000 đồng/cp

CTCK MB (MBS) khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu NTP của CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong với giá mục tiêu 85,000 đồng/cp.

NTP sở hữu 4 nhà máy với năng lực sản xuất hơn 100,000 tấn sản phẩm nhựa/năm. Trong thời gian vừa qua NTP đã thực hiện di chuyển nhà máy tại Hải Phòng sang vị trí mới cũng tại Hải Phòng nhưng với diện tích lớn gấp 4 lần nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Dự kiến trong 3 năm tới công suất của NTP có thể tăng thêm 30% khi các kế hoạch mở rộng hoàn thành.

Hiện tại NTP đang nắm giữ 60% thị phần ống nhựa phía Bắc và chiếm 29% thị phần cả nước. Trong thời gian qua NTP đã dần thực hiện chiến lược mở rộng thị trường vào Miền Trung và Miền Nam với việc đưa vào vận hành nhà máy mới tại Nghệ An (100% vốn tại CT TNHH Nhựa Thiếu niên Tiền Phong Miền Trung và Bình Dương (37.8% CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong Miền Nam) và nhà máy Nhựa tại Lào (51% CT TNHH Liên doanh Nhựa Tiền Phong – SMP).

Theo MBS, NTP có thể đạt hơn 4,000 tỷ đồng doanh thu và 450 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế tương đương EPS forward 2016 dự kiến đạt 5,500 đồng, duy trì tốc độ tăng trưởng hơn 10%, giá hợp lý của NTP vào khoảng 85,000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với P/E là 15.45 lần.

Xem thêm tại đây

.......................................

Khuyến nghị mua bán cổ phiếu của các công ty chứng khoán được trích dẫn lại có giá trị như một nguồn thông tin để nhà đầu tư tham khảo cho các quyết định đầu tư. Các khuyến nghị này có thể có những xung đột lợi ích với nhà đầu tư.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (8)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 24/04: Duy trì ngưỡng 1,150-1,180?

TPS nhận định phiên giảm điểm ngày 23/04 không ảnh hưởng nhiều đến xu thế của VN-Index trong ngắn hạn. Thị trường được kỳ vọng có thể tạo vùng nền tích lũy quanh...

Góc nhìn 23/04: VN-Index có nhiều khả năng điều chỉnh ngắn hạn

Một số công ty chứng khoán (CTCK) đánh giá xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index theo chiều hướng tiêu cực, các nhà đầu tư nên cẩn trọng, chốt lời hoặc cơ cấu danh...

Có nên đầu tư PNJ, BWE và IDI?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan PNJ trên cơ sở chiếm lĩnh thị phần, cải thiện biên lợi nhuận gộp; tăng tỷ trọng BWE nhờ thúc đẩy tăng trưởng...

Góc nhìn tuần 22 - 26/04: Giằng co quanh 1,175

Các công ty chứng khoán dư báo VN-Index sẽ tiếp tục giằng co quanh ngưỡng 1,175. Trong trường hợp thủng ngưỡng này, chỉ số có thể giảm về ngưỡng hỗ trợ 1,150.

VN-Index chưa có dấu hiệu ngừng giảm?

Thị trường chứng khoán giảm điểm do phản ứng trước nhiều thông tin không mấy tích cực. Các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên tận dụng những nhịp hồi để hạ tỷ...

Góc nhìn 19/04: Phụ thuộc vào lực bắt đáy tại ngưỡng 1,190

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục điều chỉnh trong ngắn hạn trong bối cảnh tâm lý tiêu cực vẫn đang lấn át. Diễn biến của thị trường sẽ...

Chuyên gia Dragon Capital nhận định thị trường khó giảm tới 20%

Ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Khối đầu tư Dragon Capital đưa ra nhận định thị trường khó giảm tới 20% trong sự kiện Investor Day quý 1/2024 do Dragon Capital tổ chức...

Áp dụng IFRS tạo tiền đề để Việt Nam nâng hạng thị trường chứng khoán

Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế là một thông lệ tốt trên thế giới, việc áp dụng sẽ giúp Việt Nam cải thiện chất lượng báo cáo tài chính, nâng cao tính minh bạch...

Góc nhìn 16/04: Kỳ vọng vào nhịp hồi kỹ thuật?

Theo SSV, VN-Index đánh mất ngưỡng hỗ trợ MA50 và phát đi tín hiệu điều chỉnh trong trung hạn. Tuy nhiên với việc giảm sốc như phiên 15/04, VN-Index được kỳ vọng sẽ...

Tín hiệu nào dành cho SCS, BSR và QTP?

Công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan SCS với kỳ vọng sản lượng hàng hóa quốc tế thúc đẩy tăng trưởng; mua BSR do hưởng lợi ngắn và trung hạn từ cấu trúc...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98