“Công ty Nhật có thể tháo chạy khỏi Anh vì Brexit”

05/09/2016 18:21
05-09-2016 18:21:05+07:00

“Công ty Nhật có thể tháo chạy khỏi Anh vì Brexit”

Nhật Bản đã nêu các đề nghị của doanh nghiệp nước này đối với nước Anh trong việc xử lý Brexit...

Nhật Bản đã lên tiếng cảnh báo Anh rằng việc nước này chọn rút khỏi Liên minh Châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, sẽ dẫn tới việc các công ty Nhật tháo chạy khỏi Anh.

Các công ty Nhật coi Anh là “một cửa ngõ đi vào châu Âu” khi quyết định rót vốn đầu tư, và giờ đây họ muốn Anh tìm cách hạn chế bất kỳ “ảnh hưởng tiêu cực nào” đối với hoạt động kinh doanh của họ tại Anh mà Brexit có thể gây ra.

Theo tin từ CNN Money, nhiều công ty Nhật Bản đã rót những khoản vốn đầu tư lớn vào Anh, bao gồm ngân hàng khổng lồ Nomura, hay các hãng ôtô hàng đầu như Toyota, Nissan và Honda.

Trong một bản ghi nhớ dài 15 trang được công bố vào ngày 4/9 tại hội nghị thượng đỉnh 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi lớn nhất thế giới (G20) đang diễn ra tại Hàng Châu, Trung Quốc, Nhật Bản đã nêu các đề nghị của doanh nghiệp nước này đối với nước Anh trong việc xử lý Brexit.

Các công ty Nhật coi Anh là “một cửa ngõ đi vào châu Âu” khi quyết định rót vốn đầu tư, và giờ đây họ muốn Anh tìm cách hạn chế bất kỳ “ảnh hưởng tiêu cực nào” đối với hoạt động kinh doanh của họ tại Anh mà Brexit có thể gây ra - theo bản ghi nhớ.

Tài liệu này cảnh báo rằng những công ty Nhật đặt trụ sở châu Âu tại Anh có thể rời trụ sở này tới một nơi khác ở châu Âu “nếu luật của EU không còn được áp dụng ở Anh sau khi Anh rời EU”.

Các ngân hàng quốc tế hoạt động tại Anh đặc biệt lo ngại về việc Brexit có thể khiến họ mất quyền được cung cấp sản phẩm tài chính tại tất cả 28 quốc gia thành viên EU - thường được gọi là quyền “hộ chiếu” tài chính EU.

Các công ty tài chính Nhật có thể rời Anh để chuyển sang các nước EU nhằm duy trì quyền trên, bản ghi nhớ cảnh báo.

Các hãng xe Nhật thì lo ngại Brexit có thể làm gia tăng chi phí và cản trở hoạt động của họ tại thị trường châu Âu thông qua thuế quan. Từ trước đến nay, các hãng này vẫn thường nhập linh kiện từ các nước EU để lắp ráp xe tại Anh.

Tại hội nghị thượng đỉnh G20 lần này, Thủ tướng Anh Theresa May đã nỗ lực quảng bá hình ảnh nước Anh như một quốc gia vẫn mở rộng cánh cửa cho thương mại và đầu tư, bất chấp quá trình rút khỏi EU của nước này vẫn là điều không thể đoán định.

“Chúng tôi sẽ thực hiện Brexit một cách thành công, và một cách để chúng tôi làm được điều này là sử dụng các thế mạnh của nước Anh với tư cách một quốc gia thương mại lớn và đạt các thỏa thuận thương mại mới với thế giới”, bà May nói trước khi diễn ra thượng đỉnh G20.

Tuy nhiên, trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin BBC, bà May cũng cảnh báo rằng “có thể có một vài thời điểm khó khăn phía trước”.

Cuộc gặp của bà May với Tổng thống Mỹ Barack Obama vào ngày 4/9 cho thấy một số thách thức do Brexit mang lại.

Từ trước khi cử tri Anh bỏ phiếu chọn ra khỏi EU, ông Obama đã cảnh báo rằng Brexit sẽ đặt nước Anh vào thế “phải xếp hàng sau” để đợi ký thỏa thuận tự do thương mại với Mỹ. Ngày 4/9, Obama nói Chính phủ Mỹ hiện đang đặt trọng tâm vào hai thỏa thuận thương mại mà nước này đã theo đuổi nhiều năm là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP).

Thăng Điệp

vneconomy



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.

Các ngân hàng trung ương châu Á chật vật 'chế ngự' đô la

Các ngân hàng trung ương châu Á đang chuẩn bị ứng phó nhiều bất ổn hơn từ sự trỗi dậy của đồng đô la Mỹ khi triển vọng giảm lãi suất không chắc chắn của Mỹ trong...

Đợt tăng vốn lớn nhất cho Ngân hàng Thế giới kể từ năm 2022

Phần lớn khoản cam kết tài trợ mới nhất, khoảng 9 tỷ USD, là của Mỹ dành cho Nền tảng bảo lãnh danh mục đầu tư mới, giúp hỗ trợ các khoản vay tư nhân và đầu tư vốn...

Doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường tích trữ đô la

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ đô la Mỹ khi họ dự đoán đồng nhân dân tệ (NDT) sẽ mất giá hơn nữa. Thực trạng này càng làm trầm trọng thêm đà...

Bê bối tài chính Wirecard: Kiểm toán EY rất cẩu thả

Theo các nguồn thạo tin liên quan tới cuộc điều tra, cơ quan giám sát kiểm toán Đức (Apas) nhận định hoạt động kiểm toán của EY đối với công ty thanh toán Wirecard...

Nội tệ mất giá, Hàn Quốc phát cảnh báo hiếm thấy

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra cảnh báo hiếm hoi đối với những người tham gia thị trường ngoại hối sau khi đồng won nhanh chóng chạm mốc 1,400 won đổi 1 USD lần đầu tiên...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98