Doanh nghiệp vận tải biển: Câu chuyện mới từ tỷ giá, thanh lý đầu tư

23/09/2016 13:31
23-09-2016 13:31:00+07:00

Doanh nghiệp vận tải biển: Câu chuyện mới từ tỷ giá, thanh lý đầu tư

Bức tranh ngành vận tải biển trong 6 tháng đầu năm 2016 vẫn còn phân hóa sâu sắc những phận chìm nổi tại các doanh nghiệp niêm yết. Tuy nhiên, câu chuyện mới từ tỷ giá và thanh lý đầu tư đã góp phần nâng tỷ lệ doanh nghiệp có lãi lên đến 75% toàn ngành.

Theo thống kê của Vietstock đối với 20 doanh nghiệp niêm yết ngành vận tải biển, có đến 15 doanh nghiệp ghi nhận lãi với tổng mức lợi nhuận sau thuế xấp xỉ 929 tỷ đồng, tuy nhiên đâu đó còn có những tên tuổi vẫn ngập chìm trong lỗ triền miên với tổng lỗ 480 tỷ đồng.

Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (HOSE: PVT) dẫn đầu ngành về mức lợi nhuận thu được trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt 248 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này nhờ sự cộng hưởng thành quả của cả hoạt động kinh doanh lẫn hoạt động tài chính. Ngoài việc tăng trưởng doanh thu 30% lên 2,530 tỷ đồng, kết quả tăng trưởng lợi nhuận của PVT còn có đóng góp đáng kể từ lãi chênh lệch tỷ giá 15 tỷ đồng ghi nhận vào doanh thu và lỗ chênh lệch tỷ giá giảm mạnh từ 49 tỷ xuống 4 tỷ ghi nhận vào chi phí.

Mặc dù đạt mức lợi nhuận đứng thứ hai toàn ngành về giá trị tuyệt đối, tuy nhiên nửa đầu năm 2016 hoạt động kinh doanh của “ông lớn” Gemadept (HOSE: GMD) có phần đi lùi, khi mà lãi ròng giảm 13 tỷ đồng, xấp xỉ 6% so với cùng kỳ. Được biết, trong kỳ GMD đạt lợi nhuận thuần 347 tỷ đồng, tương đương tăng 37%. Tuy nhiên nguyên nhân giảm sút kết quả lợi nhuận là do lỗ thanh lý tài sản cố định 48 tỷ và đầu tư không hiệu quả 53 tỷ đồng.

Biểu đồ lợi nhuận sau thuế 6T/2016 của doanh nghiệp vân tải biển
Đvt: tỷ đồng

Ở một khía cạnh khác, Vận tải sản phẩm khí Quốc tế (HOSE: GSP)Cảng Cam Ranh (UPCoM: CCR) tuy có doanh thu hay lãi thuần tăng trưởng nhưng kết quả lãi ròng trong kỳ lại sụt giảm lần lượt 9% và 20%. Với GSP là sự tăng đột biến của chi phí bán hàng và quản lý khiến lãi ròng chỉ còn 36 tỷ đồng; còn CCR bị hụt thu khoản lợi nhuận khác nên lợi nhuận sau thuế chưa đến 5 tỷ đồng.

Hưởng lợi từ tỷ giá và câu chuyện thanh lý đầu tư

Tình hình thị trường vận tải không tốt trong thời gian qua đã để lại nhiều hậu quả kéo dài tại một số doanh nghiệp, tuy nhiên năm 2016 với sự ổn định trở lại của tỷ giá cũng như hoạt động thanh lý đầu tư mang lại lợi nhuận đột biến cho một số đơn vị. Điển hình là Vận tải Hóa dầu VP (UPCoM: VPA) với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2016 cao nhất ngành, đạt 335%. Mặc dù doanh thu không đột biến, ghi nhận 73 tỷ đồng, nhưng nhờ hưởng lợi tỷ giá đã kéo giảm hơn 10 tỷ đồng chi phí tài chính, kết quả là lãi ròng của VPA đạt hơn 18 tỷ đồng, tăng đến 4.5 lần so với cùng kỳ.

Một câu chuyện tương tự tại Vận tải Xăng dầu Vipco (HOSE: VIP), cũng với mức doanh thu giảm nhẹ trong khi lợi nhuận sau thuế đột biến. Cụ thể, doanh thu thuần 6 tháng đầu năm nay của VIP đạt 283 tỷ, giảm hơn 5% dẫn đến lợi nhuận gộp giảm hơn 16%. Tuy nhiên, hoạt động tài chính tăng trưởng vượt trội với doanh thu tăng hơn 10 lần để đạt 58 tỷ đồng trong khi giảm được 17 tỷ đồng chi phí tài chính, đem đến con số tăng hơn 170% về lợi nhuận sau thuế. Trong đó, gần 49 tỷ đồng của doanh thu tài chính phản ánh khoản lãi thu được từ việc chuyển nhượng toàn bộ khoản đầu tư tại CTCP Cảng xanh VIP.

Hay MHC (HOSE: MHC), doanh thu chỉ tương đương cùng kỳ khi đạt 33.5 tỷ đồng nhưng MHC vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng lợi nhuận nổi bật 167%; chủ yếu đến từ khoản lãi 78 tỷ đồng từ việc thoái hết 3.2 triệu cổ phiếu HAH của CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An và cổ tức được chia gần 9 tỷ đồng. Trong kỳ này, chi phí tài chính tuy tăng đột biến lên gần 23 tỷ đồng (chủ yếu do lỗ mua bán và dự phòng giảm giá cổ phiếu DDV) nhưng khoản lãi  thanh lý đầu tư HAH đã kéo lãi ròng MHC lên hơn 46 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2016, tăng gấp 3 lần cùng kỳ.

Lỗ vẫn hoàn lỗ

Con số 200 tỷ đồng là mức lỗ ghi nhận tại Vận tải Biển Bắc (UPCoM: NOS) trong 6 tháng đầu năm 2016 trước áp lực chi phí lãi vay và khấu hao đoàn tàu biển. Ngoài ra, theo giải trình của NOS thì sự sụt giảm đột ngột và kéo dài của thị trường vận tải biển bắt đầu từ cuối năm 2008 đã khiến giá cước rớt sâu đến 90%, hàng hóa khan hiếm, theo đó doanh thu nửa đầu năm nay giảm hơn 41% so với cùng kỳ năm trước, tương đương giảm 59 tỷ đồng.

Tính đến giữa năm 2016, vốn chủ sở hữu của NOS âm gần 3,000 tỷ đồng, lỗ lũy kế gần 3,260 tỷ đồng. Trước đó, NOS ngập chìm trong thua lỗ 5 năm liên từ 2011-2015. Kiểm toán đưa ra kết luận ngoại trừ về báo cáo tài chính bán niên nấm của NOS với khả năng hoạt động liên tục phụ thuộc khả năng sinh lời trong tương lai và tiếp tục đầu tư vốn của các chủ sở hữu. Cổ phiếu NOS được niêm yết trên UPCoM từ đầu năm 2011 và giá hiện nay chỉ còn 400 đồng/cp.

Một trường hợp hy hữu khác trên UPCoM là Vận tải biển & BĐS Việt Hải (UPCoM: VSP) đã công bố tạm dừng hoạt động kinh doanh vào cuối tháng 3/2016 và phải thực hiện phá sản. VSP chỉ cập nhật kết quả kinh doanh đến năm 2012 với lỗ lũy kế 2,857 tỷ và vốn chủ sở hữu âm 1,553 tỷ đồng (Công ty có công bố lỗ hơn 669 triệu đồng trong năm 2015 do các chi phí khấu hao và chi phí lãi vay).

Một cái tên quen thuộc khác về kinh doanh thua lỗ là Vận tải biển Việt Nam (HOSE: VOS) với mức lỗ 126 tỷ đồng trong nửa đầu năm. Doanh thu thuần sụt giảm trong khi các khoản chi phí giữ tại mức cao (lỗ gộp 24 tỷ, hoạt động tài chính có cải thiện nhưng vẫn lỗ 60 tỷ đồng). Tính đến thời điểm 30/06, nợ của VOS lên hơn 3,600 tỷ trong khi vốn chủ sở hữu chỉ 880 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối âm 572 tỷ đồng. Song song với tình trạng thua lỗ kéo dài, giá cổ phiếu VOS trên thị trường cũng giảm sâu, từ đỉnh 7,000 đồng/cp đầu năm 2015 đến nay xuống còn 1,600 đồng/cp. Mới đây VOS cũng đã quyết định đóng cửa chi nhánh công ty tại Nha Trang.

Vận tải biển Vinaship (HOSE: VNA) đồng cảnh ngộ với VOS, thua lỗ kéo dài làm rớt giá cổ phiếu xuống còn 2,000 đồng/cp (giảm 93% so với lúc niêm yết). VNA đã báo lỗ gần 30 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2016, lỗ lũy kế tăng lên mức 136 tỷ đồng. Theo giải trình của VNA, một phần trước tình hình giá cước giảm sâu, chỉ số BDI biến động và duy trì ở mức thấp, cùng với tình trạng tắc nghẽn tại hai cảng truyền thống Philippines và Indonesia dẫn đến doanh thu giảm 47 tỷ đồng. Mặt khác, việc sửa chữa hai tàu lớn Vinaship Gold và Vinaship Pearl bị kéo dài do thời tiết xấu cũng như hạn chế về năng lực các nhà máy đã ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động của công ty./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (12)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phát Đạt lãi quý 1/2024 gấp đôi cùng kỳ nhờ đâu?

Nhờ giảm giá vốn hàng bán, chi phí tài chính bên cạnh lợi nhuận khác đột biến mà CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) đạt lợi nhuận ròng hợp nhất quý...

RTB có quý 1 lãi ròng cao nhất từ khi lên sàn

CTCP Cao su Tân Biên (Tabiruco, UPCoM: RTB) khép lại quý 1/2024 với các chỉ tiêu doanh thu thuần và lãi ròng đều cao nhất so với những quý cùng kỳ kể từ thời điểm...

Chủ tịch TTC Hospitality: Nâng cấp khách sạn từ 4 lên 5 sao để tập trung vào phân khúc cao cấp

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Du lịch Thành Thành Công (TTC Hospitality, HOSE: VNG) tổ chức chiều 24/04, lãnh đạo Công ty chia sẻ về chiến lược phát triển các...

Cổ đông đề xuất chia cổ tức tiền mặt, "zero fee", lãnh đạo Chứng khoán BSC trải lòng ưu tư

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Chứng khoán BIDV (BSC, HOSE: BSI) tổ chức ngày 23/04, cổ đông BSC dành nhiều sự quan tâm đến xu thế "zero fee" (miễn phí giao...

Công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn báo lãi tăng 26% trong quý 1, biên lãi gộp hơn 50%

CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO, UPCoM: SAS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, với lãi ròng tăng 26% so với cùng kỳ.

Quý 1 bứt tốc, KTC sáng cửa về đích lợi nhuận năm

CTCP Thương mại Kiên Giang (UPCoM: KTC) lãi ròng hơn 14 tỷ đồng trong quý 1/2024, hơn gấp đôi cùng kỳ. Đồng nghĩa, việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 16 tỷ đồng năm...

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong: Kế hoạch lãi tăng 26%, muốn tăng vốn gần gấp đôi

Tại ĐHĐCĐ thường niên CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS, HOSE: ORS) sáng ngày 24/04, cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024, phương án phát hành thêm cổ...

Ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa, OCB ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 1,214 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng cùng kỳ năm trước...

Trả thù lao cho cộng tác viên giới thiệu khách vay, PGBank giảm 24% lãi trước thuế quý 1

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, UPCoM: PGB) báo lãi trước thuế hơn 116 tỷ đồng trong quý 1/2024, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước, dù đã giảm...

ĐHĐCĐ Intresco: "Nóng" dự án 6A

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, lãnh đạo Intresco khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư vào mảng khách sạn sau khi ghi nhận kết quả tốt trong thời gian gần đây. Đại hội lần...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98